ĐỐI ÂM ĐƠN THUẦN HAI BÈ KIỂU 5
61. Như chúng ta đã thấy đối âm kiểu 4 rất quan trọng, vì kiểu đối âm đó tạo nên nhiềiu hợp âm mà quan niệm cổ điển cho là nghịch, những hợp âm này thêm nhiều hương vị cho bản hòa âm. Hơn nữa nhờ kiểu ngoại nhịp, đối âm kiểu 4 đã giúp tạo nên những nhip điệu rất uyển chuyển, không phải thứ nhịp điệu theo thứ công thức như FOxx trot, Manurka.... mà là thứ nhịp điệu vượt ra ngoài sự gò bó của ô nhịp, của nhịp mạnh nhịp yếu... Đối âm kiểu 5 là tổng hợp của các kiểu đối âm trước, nhất là kiểu 4 vậy.
62. Trong kiểu đối âm này, đề gồm nguyên dấu nhạc trọn, còn bè đối âm có thể dùng tất cả các loại dấu nhạc như: dấu trọn, dấu phân nửa, dấu phần tư, dấu phần tám, dấu nhạc có chấm, với mục đích trang trí dòng ca luôn thay đổi và thêm phần mỹ lệ. Do đó chúng ta gọi kiểu đối âm này là: kiểu hoa mỹ.
63. Trong những bài đối âm để hát, chúng ta chỉ nên dùng dấu nhạc phần mười sáu để ngân. Nhưng trong loại ca tôn giáo, chúng ta không nên dùng dấu nhạc phần mười sáu, vì quá nhanh không đủ đọc một vần. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc ở nhịp nhanh chậm của bài ca.
64. Trong trường hợp dùng dấu ngoại nhịp, thì dấu ngoại nhịp chỉ được dài bằng hoặc vắn hơn dấu gốc của nó, chứ không bao giờ được dài hơn.
(ví dụ bổ sung sau 57)
Tuy nhiên nếu dấu ngoại nhịp đó là dấu nghịch thì không được quá vắn.
(ví dụ bổ sung sau 58)
65. Trong trường hợp dùng dấu ngoại nhịp, nhất là dấu ngoại nhịp nghịch, thì dấu ngoại nhịp đó trước khi giải nghịch sang dấu thuận, nên chuyển sang một hoặc hai dấu của HT của dấu nhạc thuận.
Dấu rê (1) là dấu ngoại nhịp, dấu đô theo sau là dấu giải nghịch. Bởi nó là dấu giải nghịch nên bao giờ cũng là dấu thuận. Dấu giải nghịch Đô có thể thuộc thành phần HT Đô-mi-son, hoặc HT La-đô-mi. Vậy dấu rê ngoại nhịp. Trước khi giải nghịch sang dấu đô, nên chuyển qua dấu mi hoặc la hoặc son.
(ví dụ bổ sung sau 59)
Hoặc trước khi giải nghịch, dấu ngoại nhịp cũng có thể và cũng nên chuyển sang một dấu nhạc phụ ở ngay bên dưới dấu giải nghịch.
(ví dụ bổ sung sau 60)
Hoặc sang trước dấu đô một nhịp, đoạn lặp lại dấu đô một lần nữa, theo kỹ thuật mà hòa âm gọi là vào trước.
(ví dụ bổ sung sau 61)
66. Không được cho dấu ngoại nhịp lượn lên hoặc lượn xuống. Đó là điều đã học trong hòa âm về dấu lượn.
(ví dụ bổ sung sau 62)
Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện những công thức sau đây:
(ví dụ bổ sung sau 63)
67.Trong kiểu đối âm này, với mục đích tạo được một dòng ca lưu loát, uyển chuyển và hấp dẫn, những mẹo luật khắt khe từ trước tới giờ có thể được nới rộng đôi chút.
Thí dụ:
a/ Được dùng quãng 4 hòa điệu trong công thức sau đây:
(ví dụ bổ sung sau 64)
b/ Trong trường hợp bất đắc dĩ có thể được dùng quãng "9" hoặc quãng "11" hòa điệu.
(ví dụ bổ sung sau 65)
c/ Hoặc dấu nghịch chuyển hành cách bậc, miễn là dấu đó phải thuộc về cùng một HT và có một bè đứng yên trong khi dấu nghịch chuyển hành, sau đó dấu nghịch phải giải nghịch bằng cách đi xuống liền bậc.
(ví dụ bổ sung sau 66)
d/ Có thể lặp lại dấu nhạc vài ba lần cách dễ dàng.
e/ Khi dùng dấu ngoại nhịp ở giữa ô nhịp mà tạo nên những quãng nghịch. Lúc đó chúng ta cũng phải đối xử phù hợp với nguyên tắc số 54 và 67a.
(ví dụ bổ sung sau 67)
Những điểm trên đây là những điểm miễn trừ ngoại lệ, không nên lạm dụng để giữ cho đối âm cái tính cách nghiêm khắc và tinh tuyền.
68. Trong kiểu này, đối âm nên bắt đầu chậm rồi nhanh dần, và tới cuối bài đối âm chậm lại dần dần. Nghĩa là nên bắt đầu bè đối âm bằng dấu trọn, rồi đến dấu phân nửa, đến dấu phần tư, phần tám. Đến cuối lại từ dấu phần 8, đến dấu phần tư, dấu phân nửa và kết bài ở dấu trọn. Quan điểm nghệ thuật này rất phù hợp với luật chuyển động tự nhiên. Một động cơ, một cánh quạt.... bắt đầu quay chậm rồi nhanh dần, muốn ngừng cũng chậm lại dần dần.
(ví dụ bổ sung sau 68)
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể băt đầu bài đối âm như sau:
(ví dụ bổ sung sau 69)
Nhưng không nên bắt đầu như:
(ví dụ bổ sung sau 70)
69.Theo nguyên tắc vừa kể trên, thì các giải kết phải đơn sơ hết sức, không léo lắt hoa hòe. Bởi lẽ cuối bài là lúc bài ca phải chậm lại, phải nhẫn nha, thư thái... Sau đây là mấy công thức để giải kết:
(ví dụ bổ sung sau 71)
70. Chúng ta cũng có thể trang trí cả đề bài đã ra sẵn, với mấy tiêu chuẩn sau:
a/ Tránh không cho hai bè cùng một lúc có những hình dáng dấu nhạc như nhau, nghĩa là tránh không cho hai bè cùng lúc có nhịp điệu y nhu nhau. Thí dụ:
(ví dụ bổ sung sau 72)
b/ Không bao giờ được thay thế dấu nhạc ở nhịp thứ nhất bằng 1 dấu nhạc khác. Tuy nhiên chúng ta có thể được giảm bớt giá trị dài, vắn của những dấu nhạc ở nhịp thứ nhất, để có thời gian dành cho các dấu nhạc trang trí.
(ví dụ bổ sung sau 73)
c/ Tuy nhiên chúng ta có thể di chuyển dấu nhạc ở nhịp mạnh qua nhịp tiếp theo sau bằng dấu ngoại nhịp từ cuối ô trước kéo sang.
(ví dụ bổ sung sau 74)
Trong bài tập đối âm, chúng tôi không đòi hỏi học viên trang trí đề. Bởi lẽ không cần thiết. Khi làm bài đối âm ba be, bốn bè trở lên, chúng ta sẽ có cơ hội trang trí nhiều bè trong 1 lúc.
CHÚ THÍCH:
a/ Như đã trình bày trước đây, khi muốn thực hiện bài đối âm theo kiểu 5, trước hết thực hiện bài đó theo kiểu 4, đoạn bạn thêm những dấu hoa mỹ. Đoạn nào viết theo kiểu 4 phải theo quy luật kiểu 4, viết theo kiểu 3 phải theo quy luật kiểu 3.
-Khi áp dục kiểu 4, phải chú ý tới những quãng hào điệu nghịch như quãng 2, 4, 7, 9, 11... trong khi bè đối âm nghĩa là bè ngoại nhịp ở trên hay ở dưới.
-Khi dùng ngoại nhịp thì quãng hòa điệu ở nhịp yếu bao giờ cũng là quãng thuận.
-Khi áp dụng kiểu 3, nếu đi liền bậc thì có thể dùng một quãng nghịch rồi một quãng thuận.
b/ Hai bè không được đi tới một quãng nghịch, dù đi liền bậc và ngược chiều.
(ví dụ bổ sung sau 75)
c/ Có sách giáo khoa chủ trương: không nên dùng quá hai dấu phần tám trong một ô nhịp, và chỉ nên dùng ở nhịp yếu.
(ví dụ bổ sung sau 76)
Hoặc nếu khi cần phải dùng 4 dấu phần tám trong một ô nhịp thì nên phân chia, chứ không nên để 4 dấu phần tám liền nhau.
(ví dụ bổ sung sau 77)
Chúng tôi không đồng ý với chủ trương trên, vì như vậy nhịp điệu sẽ mất phần linh động, uyển chuyển, mà trở thành công thức, là điều trái với tính cách của đối âm.
d/ Chúng ta không nên nhảy cách bậc sau dấu phần tám vì mất tính cách nghiêm chỉnh của đối âm.
(ví dụ bổ sung sau 78)
e/ Khi có tám dấu phần tư đi theo nhau, chúng ta không nên đóng khung tám dấu đó trong 2 ô nhịp.
(ví dụ bổ sung sau 79)
Nhưng chúng ta nên phân phối tám dấu phần tư đi liền nhau trong 3 ô nhịp như:
(ví dụ bổ sung sau 78)
Điều can hệ là chúng ta phải liệu cho bài đối âm có một nhịp điệu uyển chuyển sống động. Tránh công thức nhịp điệu. Thí dụ:
(ví dụ bổ sung sau 79)
-Nhịp điệu c, d giống đ, e
-Nhịp điệu g giống nhịp điệu b
-Không có ngoại nhịp
BÀI MẪU:
(ví dụ bổ sung sau 80)
BÀI TẬP SỐ 5:
1/ Trước hết bạn lấy những đề văn vắn sau đây để thực hiện bè đối âm hoa mỹ.
(ví dụ bổ sung sau 81)
2/ Đoạn bạn phân tách những bài sau đây bằng cách đánh số và diễn đi diễn lại những bài đó trên đàn dương cầm.
(ví dụ bổ sung sau 82)
3/ Sau cùng, bạn lấy đề của mỗi một bài tập số 1 dể làm hai bài đối âm hao mỹ.
61. Như chúng ta đã thấy đối âm kiểu 4 rất quan trọng, vì kiểu đối âm đó tạo nên nhiềiu hợp âm mà quan niệm cổ điển cho là nghịch, những hợp âm này thêm nhiều hương vị cho bản hòa âm. Hơn nữa nhờ kiểu ngoại nhịp, đối âm kiểu 4 đã giúp tạo nên những nhip điệu rất uyển chuyển, không phải thứ nhịp điệu theo thứ công thức như FOxx trot, Manurka.... mà là thứ nhịp điệu vượt ra ngoài sự gò bó của ô nhịp, của nhịp mạnh nhịp yếu... Đối âm kiểu 5 là tổng hợp của các kiểu đối âm trước, nhất là kiểu 4 vậy.
62. Trong kiểu đối âm này, đề gồm nguyên dấu nhạc trọn, còn bè đối âm có thể dùng tất cả các loại dấu nhạc như: dấu trọn, dấu phân nửa, dấu phần tư, dấu phần tám, dấu nhạc có chấm, với mục đích trang trí dòng ca luôn thay đổi và thêm phần mỹ lệ. Do đó chúng ta gọi kiểu đối âm này là: kiểu hoa mỹ.
63. Trong những bài đối âm để hát, chúng ta chỉ nên dùng dấu nhạc phần mười sáu để ngân. Nhưng trong loại ca tôn giáo, chúng ta không nên dùng dấu nhạc phần mười sáu, vì quá nhanh không đủ đọc một vần. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc ở nhịp nhanh chậm của bài ca.
64. Trong trường hợp dùng dấu ngoại nhịp, thì dấu ngoại nhịp chỉ được dài bằng hoặc vắn hơn dấu gốc của nó, chứ không bao giờ được dài hơn.
(ví dụ bổ sung sau 57)
Tuy nhiên nếu dấu ngoại nhịp đó là dấu nghịch thì không được quá vắn.
(ví dụ bổ sung sau 58)
65. Trong trường hợp dùng dấu ngoại nhịp, nhất là dấu ngoại nhịp nghịch, thì dấu ngoại nhịp đó trước khi giải nghịch sang dấu thuận, nên chuyển sang một hoặc hai dấu của HT của dấu nhạc thuận.
Dấu rê (1) là dấu ngoại nhịp, dấu đô theo sau là dấu giải nghịch. Bởi nó là dấu giải nghịch nên bao giờ cũng là dấu thuận. Dấu giải nghịch Đô có thể thuộc thành phần HT Đô-mi-son, hoặc HT La-đô-mi. Vậy dấu rê ngoại nhịp. Trước khi giải nghịch sang dấu đô, nên chuyển qua dấu mi hoặc la hoặc son.
(ví dụ bổ sung sau 59)
Hoặc trước khi giải nghịch, dấu ngoại nhịp cũng có thể và cũng nên chuyển sang một dấu nhạc phụ ở ngay bên dưới dấu giải nghịch.
(ví dụ bổ sung sau 60)
Hoặc sang trước dấu đô một nhịp, đoạn lặp lại dấu đô một lần nữa, theo kỹ thuật mà hòa âm gọi là vào trước.
(ví dụ bổ sung sau 61)
66. Không được cho dấu ngoại nhịp lượn lên hoặc lượn xuống. Đó là điều đã học trong hòa âm về dấu lượn.
(ví dụ bổ sung sau 62)
Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện những công thức sau đây:
(ví dụ bổ sung sau 63)
67.Trong kiểu đối âm này, với mục đích tạo được một dòng ca lưu loát, uyển chuyển và hấp dẫn, những mẹo luật khắt khe từ trước tới giờ có thể được nới rộng đôi chút.
Thí dụ:
a/ Được dùng quãng 4 hòa điệu trong công thức sau đây:
(ví dụ bổ sung sau 64)
b/ Trong trường hợp bất đắc dĩ có thể được dùng quãng "9" hoặc quãng "11" hòa điệu.
(ví dụ bổ sung sau 65)
c/ Hoặc dấu nghịch chuyển hành cách bậc, miễn là dấu đó phải thuộc về cùng một HT và có một bè đứng yên trong khi dấu nghịch chuyển hành, sau đó dấu nghịch phải giải nghịch bằng cách đi xuống liền bậc.
(ví dụ bổ sung sau 66)
d/ Có thể lặp lại dấu nhạc vài ba lần cách dễ dàng.
e/ Khi dùng dấu ngoại nhịp ở giữa ô nhịp mà tạo nên những quãng nghịch. Lúc đó chúng ta cũng phải đối xử phù hợp với nguyên tắc số 54 và 67a.
(ví dụ bổ sung sau 67)
Những điểm trên đây là những điểm miễn trừ ngoại lệ, không nên lạm dụng để giữ cho đối âm cái tính cách nghiêm khắc và tinh tuyền.
68. Trong kiểu này, đối âm nên bắt đầu chậm rồi nhanh dần, và tới cuối bài đối âm chậm lại dần dần. Nghĩa là nên bắt đầu bè đối âm bằng dấu trọn, rồi đến dấu phân nửa, đến dấu phần tư, phần tám. Đến cuối lại từ dấu phần 8, đến dấu phần tư, dấu phân nửa và kết bài ở dấu trọn. Quan điểm nghệ thuật này rất phù hợp với luật chuyển động tự nhiên. Một động cơ, một cánh quạt.... bắt đầu quay chậm rồi nhanh dần, muốn ngừng cũng chậm lại dần dần.
(ví dụ bổ sung sau 68)
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể băt đầu bài đối âm như sau:
(ví dụ bổ sung sau 69)
Nhưng không nên bắt đầu như:
(ví dụ bổ sung sau 70)
69.Theo nguyên tắc vừa kể trên, thì các giải kết phải đơn sơ hết sức, không léo lắt hoa hòe. Bởi lẽ cuối bài là lúc bài ca phải chậm lại, phải nhẫn nha, thư thái... Sau đây là mấy công thức để giải kết:
(ví dụ bổ sung sau 71)
70. Chúng ta cũng có thể trang trí cả đề bài đã ra sẵn, với mấy tiêu chuẩn sau:
a/ Tránh không cho hai bè cùng một lúc có những hình dáng dấu nhạc như nhau, nghĩa là tránh không cho hai bè cùng lúc có nhịp điệu y nhu nhau. Thí dụ:
(ví dụ bổ sung sau 72)
b/ Không bao giờ được thay thế dấu nhạc ở nhịp thứ nhất bằng 1 dấu nhạc khác. Tuy nhiên chúng ta có thể được giảm bớt giá trị dài, vắn của những dấu nhạc ở nhịp thứ nhất, để có thời gian dành cho các dấu nhạc trang trí.
(ví dụ bổ sung sau 73)
c/ Tuy nhiên chúng ta có thể di chuyển dấu nhạc ở nhịp mạnh qua nhịp tiếp theo sau bằng dấu ngoại nhịp từ cuối ô trước kéo sang.
(ví dụ bổ sung sau 74)
Trong bài tập đối âm, chúng tôi không đòi hỏi học viên trang trí đề. Bởi lẽ không cần thiết. Khi làm bài đối âm ba be, bốn bè trở lên, chúng ta sẽ có cơ hội trang trí nhiều bè trong 1 lúc.
CHÚ THÍCH:
a/ Như đã trình bày trước đây, khi muốn thực hiện bài đối âm theo kiểu 5, trước hết thực hiện bài đó theo kiểu 4, đoạn bạn thêm những dấu hoa mỹ. Đoạn nào viết theo kiểu 4 phải theo quy luật kiểu 4, viết theo kiểu 3 phải theo quy luật kiểu 3.
-Khi áp dục kiểu 4, phải chú ý tới những quãng hào điệu nghịch như quãng 2, 4, 7, 9, 11... trong khi bè đối âm nghĩa là bè ngoại nhịp ở trên hay ở dưới.
-Khi dùng ngoại nhịp thì quãng hòa điệu ở nhịp yếu bao giờ cũng là quãng thuận.
-Khi áp dụng kiểu 3, nếu đi liền bậc thì có thể dùng một quãng nghịch rồi một quãng thuận.
b/ Hai bè không được đi tới một quãng nghịch, dù đi liền bậc và ngược chiều.
(ví dụ bổ sung sau 75)
c/ Có sách giáo khoa chủ trương: không nên dùng quá hai dấu phần tám trong một ô nhịp, và chỉ nên dùng ở nhịp yếu.
(ví dụ bổ sung sau 76)
Hoặc nếu khi cần phải dùng 4 dấu phần tám trong một ô nhịp thì nên phân chia, chứ không nên để 4 dấu phần tám liền nhau.
(ví dụ bổ sung sau 77)
Chúng tôi không đồng ý với chủ trương trên, vì như vậy nhịp điệu sẽ mất phần linh động, uyển chuyển, mà trở thành công thức, là điều trái với tính cách của đối âm.
d/ Chúng ta không nên nhảy cách bậc sau dấu phần tám vì mất tính cách nghiêm chỉnh của đối âm.
(ví dụ bổ sung sau 78)
e/ Khi có tám dấu phần tư đi theo nhau, chúng ta không nên đóng khung tám dấu đó trong 2 ô nhịp.
(ví dụ bổ sung sau 79)
Nhưng chúng ta nên phân phối tám dấu phần tư đi liền nhau trong 3 ô nhịp như:
(ví dụ bổ sung sau 78)
Điều can hệ là chúng ta phải liệu cho bài đối âm có một nhịp điệu uyển chuyển sống động. Tránh công thức nhịp điệu. Thí dụ:
(ví dụ bổ sung sau 79)
-Nhịp điệu c, d giống đ, e
-Nhịp điệu g giống nhịp điệu b
-Không có ngoại nhịp
BÀI MẪU:
(ví dụ bổ sung sau 80)
BÀI TẬP SỐ 5:
1/ Trước hết bạn lấy những đề văn vắn sau đây để thực hiện bè đối âm hoa mỹ.
(ví dụ bổ sung sau 81)
2/ Đoạn bạn phân tách những bài sau đây bằng cách đánh số và diễn đi diễn lại những bài đó trên đàn dương cầm.
(ví dụ bổ sung sau 82)
3/ Sau cùng, bạn lấy đề của mỗi một bài tập số 1 dể làm hai bài đối âm hao mỹ.