Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng
#4
ĐỐI ÂM ĐƠN THUẦN HAI BÈ KIỂU 3

33/ Đề gồm nguyên những dấu nhạc trọn, bè đối âm gồm nguyên những dấu nhạc phần tư.

34/ Bắt đầu bằng quãng 1, 8 hoặc 5. Như đã nói ở số 29, bè đối âm phải vào sau, bởi vì đơn vị nhịp điệu là dấu phân nửa, nên bè đối âm vào sau một nửa nhịp.

35/ Kết ở quãng 1 hoặc quãng 8. Trong loại đối âm đơn thuần hai bè kiểu 3, còn có thể kết ở quãng 3 hoặc quãng 6. Nếu kết ở quãng 3, dấu định âm phải ở bè dưới. Nếu kết ở quãng 6, dấu định âm phải ở bè trên.
(ví dụ bổ sung sau 29)

Chú thích về các giải kết.
1/ Muốn đi đúng với nguyên tắc số 13 thì chúng ta phải liệu sao cho công thức giải kết đối âm kiểu này thể hiện được công thức hòa âm V-I hoặc VII-I
a, b: (ví dụ bổ sung sau 30)
c:
-Do đó chúng ta không phải nhận GK 9 vì nó thực hiện công thức hòa âm III-I
-Và tạm chấp nhận GK 11 vì nó thực hiện công thức hòa âm: VII7-I
(ví dụ bổ sung sau 31)

2/ Những dấu lượn nghịch trong GK 6.7.18 cũng được chấp nhận dễ dàng.

36. Trong giữa bài đối âm, như chúng ta đã thấy trong kiểu 3, cứ 4 dấu nhạc của bè đối âm lại đối chọi với một dấu nhạc đề. Vậy trong 4 dấu nhạc đó, dấu đầu bao giờ cũng phải tạo nên quãng hòa điệu thuận, 3 dấu tiếp theo sẽ thay đổi nhau tạo nên quãng thuận hay quãng nghịch. Nghĩa là không bao giờ được dùng hai quãng nghịch đi theo liền nhau. Đó là trường hợp các dấu nhạc đi liền bậc, còn trường hợp các đấu nhạc này đi cách bậc, thì phải dùng nguyên quãng thuận.

37/ Không được dùng đồng âm ở nhịp thứ nhất. Nhưng có thể được dùng ở nhịp yếu. Tránh đi tới đồng âm bằng nửa cung.
(ví dụ bổ sung sau 32) Nhưng có thể rời khỏi đồng âm bằng nửa cung

38. Nếu phải dùng quãng 8, chỉ nên dùng ở nhịp yếu. Nên nhớ là không được dùng nhiều quãng I, hoặc nhiều quãng 8 ở những nhịp yếu gần nhau.

39. Cũng không được dùng quãng 5 ở nhiều nhịp mạnh gần nhau, hoặc ở nhịp yếu gần nhau.
(ví dụ bổ sung sau 33)
Trong trường hợp dấu lượn, thì được dùng quãng 5 ở những nhịp yếu, hoặc nhịp mạnh gần nhau.
Vậy để khỏi sai luật về việc dùng nhiều quãng 1 hoặc nhiều quãng 8 hay nhiều quãng 5 đi theo liền nhau, chúng ta cứ để cách 4 dấu nhạc ở giữa hai quãng 5. hoặc ở giữa hai quãng 8 hoặc ở giữa 2 quãng 1 là chắc ăn.
(ví dụ bổ sung sau 34)

40. Phải tránh việc trải dấu. Như đã trình bày trong sách hòa âm: nếu chúng ta cử tất cả các dấu nhạc của một HT trong cùng một lúc, khi đó gọi là HT rạp dấu. Trái lại nếu chúng ta lần lượt cử từng dấu nhạc của HT dấu nọ sau dấu kia, lần lần như trải chiếu. Lúc đó gọi là HT trải dấu.
(ví dụ bổ sung sau 35)

41. Chúng ta không nên đổi HT trong thời gian một nhịp. Trong thí dụ bên đây, quãng 5 pha đô thuộc về HT pha-la-đô. Còn quãng 6 mi-đô thuộc về HT đô-mi-son.
(ví dụ bổ sung sau 36)

42. Khi hai bè đứng cách nhau quang 3 ở cuối ô trước, thì 2 bè cũng không nên bước quãng 3 sang đầu ô sau. Vì như vậy là chúng ta dùng một HT ở cuối ô trước và đầu ô sau, là điều chúng ta đã không được làm trong hòa âm.
Cũng vì lý do đó, khi hai bè đứng cách nhau quãng 6 ở cuối ô trước, thì chúng ta nên tránh cho cả hai bè chuyển hành quãng 3 sang đầu ô sau.
(ví dụ bổ sung sau 37)

43. Trong trường hợp ngoại lệ, cũng chỉ vì muốn tạo nên dòng ca hay uyển chuyển, nên chúng ta có thể dùng dấu thoát, và chỉ nên dùng ở bè trên. Dấu thoát là dấu nhạc tạo nên quãng nghịch, trước dấu nghịch đó thì đi liền bậc, còn sau đó lại đi cách bậc.

(ví dụ bổ sung sau 38)

44. Về vấn đề chéo bè, chúng ta thực hiện như đã nói về đối âm kiểu 1 và kiểu 2. Trong kiểu này, nếu bè đối âm chuyển hành quãng 8, chúng ta càng có lý do để chéo bè.
(ví dụ bổ sung sau 39)

45. Trong bài đối âm kiểu này, bè hát đã bắt đầu chạy nhanh hơn, do đó càng nên tránh chuyển hành quãng 6, dù là quãng 6 thứ.

46. Được lặp lại dấu nhạc một lần. Nhưng tránh lặp lại nhiều lần nhất là tránh lặp lại công thức dòng ca.

47. Ba cung nhạc đi lên hoặc đi xuống liền nhau mà không có dấu nào đi liền trước hoặc sau ba cung đó, thường tạo nên một dòng ca cứng cỏi khó nghe. Chúng ta nên tránh kiểu đó.
Nên tránh:
(ví dụ bổ sung sau 40)
Hay hơn:
(ví dụ bổ sung sau 41)

48. Đôi khi chúng ta cũng được dùng dấu hóa, nhất là để tránh ba cung đi liền nhau như vừa trình bày, hoặc để tránh những quãng bị cấm, như quãng tăng, quãng giảm:
(ví dụ bổ sung sau 42)-Quãng 5 đúng thay vì quãng 5 giảm

Nhưng không được dùng dấu hóa có thể làm cho dòng ca đi trật ra ngoài thang âm hoặc tạo nên sự chuyển thể vô lý. Thí dụ:

(ví dụ bổ sung sau 43)

Những dấu Sib.Pha#.Mib ở các điểm a,b,c chủ đích để tránh quãng 4 tăng, quãng 5 giảm và quãng 2 thứ thì lại cho chúng ta cảm giác của thang âm son thứ, trong lúc đề ở thang âm La thứ. Hơn nữa Sib và Pha# nghịch hẳn với Si và Pha của đề ở sát ngay bên nhau.

49. Dấu nhạc đi lên rồi đi xuống liền bậc, hoặc đi xuống rồi đi lên liền bậc, gọi là dấu lượn.
a/ Được dùng dấu lượn, nếu dấu đó tạo nên quãng thuận.
b/ Nên tránh khi dấu lượn tạo nên quãng nghịch.
c/ Dùng đồng âm, nghĩa là quãng 1, lại càng không được dùng dấu lượn.

(ví dụ bổ sung sau 44)

50. Những công thức dòng ca sau đây thường được dùng trong đối âm kiểu 3:

(ví dụ bổ sung sau 45)

BÀI TẬP SỐ 3:
1/ Bạn có biết tại sao hai giải kết (a) và (b) sau đây không được chỉnh và như vậy không được dùng. Và bạn có biết tại sao giải kết © sau đây chỉ được làm thinh cho sử dụng thôi không?
2/Bạn phân tách những bài đối âm sau đây bằng cách đánh số các quãng. Đoạn bạn lấy đề các bài đó làm bài đối âm mới.
3/Sau cùng bạn lấy đề bài tập số 1, mỗi đề làm hai bài đối âm mới kiểu 3. Trong kiểu đối âm này học viên nhớ học kỹ các GK mẫu và đừng bịa những GK kỳ cục.
Chú thích:

(ví dụ bổ sung sau 46)















Các bài viết trong chủ đề này
Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng - bởi saomuc - 03-09-2013, 12:17 PM
RE: Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng - bởi saomuc - 03-11-2013, 12:25 PM

Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
Music Tổng Hợp Ebook Tự Học Guitar Cơ Bản, Nâng Cao, Nhạc Lý, Hòa Âm Hay Nhất kimdinhbom 0 5,908 09-08-2016, 11:22 AM
Bài mới nhất: kimdinhbom
  trường độ và các ký hiệu thường dùng shimofour 1 7,821 03-25-2013, 01:01 PM
Bài mới nhất: kevin

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách