ĐỐI ÂM ĐƠN THUẦN HAI BÈ KIỂU I
22. Đề gồm nguyên dấu nhạc trọn, chúng ta sẽ làm một bè đối âm ở bên trên hoặc bên dưới đề và cũng gồm nguyên những dấu nhạc trọn.
23/ Quãng hòa điệu.
a/ Nên bắt đầu bằng quãng 1 hoặc quãng 8 và đôi khi bằng quãng 5.
-Phải kết bài bằng quãng 1 hoặc quãng 8.
-Nếu kết bắt đầu bằng quãng 5, thì phải để dấu định âm ở bè dưới.
-Nếu kết bắt đầu bằng quãng 1 thì phải có quãng 3 đi trước.
-Nếu kết bằng quãng 8 thì phải có quãng 6 hoặc quãng 10 đi trước.
(ví dụ bổ sung sau 13)
b/ Giữa bài: Trong đối âm kiểu 1, chỉ được dùng nguyên quãng thuận.
-Nên dùng quãng 3 và quãng 6 là hai quãng hòa điệu rất êm tai đầy đặn. Tuy nhiên không nên dùng quá ba quãng 6 hoặc quãng quá ba quãng 3 đi theo liền nhau.
-Không nên dùng quãng 8 hoặc quãng 1 là những quãng hòa điệu hoàn bị, nên hơi rỗng, không đầy đặn mấy. Quãng 5 là quãng hoàn bị thuận, nhưng đầy đặn hơn hai quãng 1 và 8 nên cũng có thể được sử dụng.
24. Tránh lặp lại một dấu nhạc nhiều lần liền nhau. Tuy nhiên có thể được lặp lại một lần. Cũng không nên lặp lại cùng một công thức dòng ca nhiều lần.
(ví dụ bổ sung sau 14)
25. Chúng ta nên nhớ: mỗi bè đối âm càng đi liền bậc thì dòng ca càng phong phú, càng đậm đà.
26. Trong bai đối âm 2 bè, nên tránh chéo bè, trừ khi là hai bè cùng loại.
27. Trong bài đối âm 2 bè, không nên dùng hai be cách nhau quá xa như bè soprano với basso. Chỉ nên dùng hai bè đồng loại hay hai bè kế cận.
(ví dụ bổ sung sau 15)
Hai bè chỉ nên cách nhau quá lắm là quãng 8 hoặc quãng 10. Tuy nhiên nếu là hai tiếng khác loại có thể cách xa hơn, miễn là không ra ngoài tầm cữ tiếng.
(ví dụ bổ sung sau 16)
Bài mẫu:
(ví dụ bổ sung sau 17)
Chú thích:
-Chúng ta nhớ đánh số các quãng nhạc để dễ bề kiểm soát.
-Với một đề bài cho sẵn, chúng ta thường phải làm hai bài đối âm, một bài làm bè đối âm bên trên đề, một bài làm bè đối âm bên dưới đề. Do đó có khi chúng ta phải chuyển đề lên, hoặc xuống một quãng 8 để các bè đối âm khỏi ra ngoài tầm cữ tiếng.
Bài tập số 1: Với mỗi đề sau đây, bạn làm hai bài đối âm hai bè kiểu 1.
(ví dụ bổ sung sau 18)
Để rút tỉa kinh nghiệm, bạn hãy phân tách mấy bài đối âm sau đây bằng cách đánh số các quãng nhạc. Đoạn bạn lấy đề của các bài đó làm thành những bài đối âm khác.
(ví dụ bổ sung sau 19)
Chú thích:
a/ Như chúng ta đã thấy, mục đích đối âm là giúp chúng ta tạo những dòng ca hay, những bè hát uyển chuyển. Như vậy có thể nói được rằng đối âm là lối đưa chúng ta vào con đường sáng tác âm nhạc. Do đó mỗi khi làm xong bè đối âm cho đúng các quãng chúng ta còn phải hát đi hát lại, hoặc đàn đi đàn lại bè đối âm chúng ta vừa làm xem có xuôi chảy lưu loát không. Nếu không chúng ta dẹp đi, làm lại bài hát hay hơn.
Chúng ta xem bài đối âm sau đây, các quãng nhạc đều đúng nhưng bè đối âm hát lên, không nghe ra sao cả.
(ví dụ bổ sung sau 20)
b/ Khi phải dùng những dấu hóa tạm thời trong bè đối âm, chúng ta nhớ áp dụng những điều đã học ở hòa âm.
(ví dụ bổ sung sau 21)
ĐỐI ÂM ĐƠN THUẦN HAI BÈ KIỂU 2
28. Đề gồm nguyên những dấu nhạc trọn. Chúng ta làm một bè đối âm gồm nguyên dấu nhạc phân nửa.
29. Từ kiểu này trở đi, bè đối âm thường vào sau. Sự việc các bè vào trước vào sau là yếu tố đầu tiên để gây nên sự đối chọi và tương phản. Về vấn đề các bè vào trước vào sau, có tác giả cho rằng: mỗi khi một bè nào vào thì phải vào ở nhịp yếu. Chúng tôi nghĩ rằng các bè đối âm có thể lần lượt vào ở nhịp yếu hoặc nhịp mạnh có khi bắt buộc phải vào ở nhịp mạnh như ở những bài luân khúc, bởi vì đến lượt bè nào vào thì bè đó vào, bất chấp ở nhịp yếu hay nhịp mạnh. Vấn đề chia thành ô nhịp và phân ra nhịp mạnh, nhịp yếu là vấn đề mới, có tính cách thực hành, chủ đích giúp cử hành bài ca, bản đàn nhiều bè cho dễ hòa hợp với nhau. Nếu chúng ta nhấn mạnh tới vấn đề nhịp mạnh yếu, thì vấn đề trở nên phản nghệ thuật. Những bản nhạc ngày xưa có chia thành ô nhịp đâu. Các tác giả hiện đại nhiều khi viết nhạc, không chia thành ô nhịp để nói lên tính cách uyển chuyển, linh động của nhịp điệu trong bài đối âm kiểu này, bè đối âm vào sau một nhịp.
30. Quãng hòa điệu:
a/ Nên bắt đầu bằng quãng 1 hoặc quãng 8, hoặc đôi khi bằng quãng 5 như đối âm đơn thuần kiểu 1.
b/ Ở giữa bài:
- Ở nhịp mạnh thì dùng quãng thuận.
- Ở nhịp yếu có thể dùng quãng nghịch, miễn là phải đi liền bậc trước và sau dấu nghịch đó. Dấu nhạc nghịch này phải là dấu nối chứ không được là dấu lượn. Còn nếu ở nhịp yếu mà đi cách bậc lúc đó phải dùng quãng thuận.
-Được dùng quãng 8 ở nhịp yếu, và không được dùng ở nhịp mạnh. Tuy nhiên không được dùng quãng 8 ở nhiều nhịp yếu gần nhau. Cũng như không được dùng quãng 5 ở nhiều nhịp mạnh gần nhau, hoặc ở nhiều nhịp yếu gần nhau.
c/ Kết bài: ở quãng 1 hoặc ở quãng 8, như mấy công thức sau:
(ví dụ bổ sung sau 22)
31. Được lặp lại dấu nhạc một lần, nhưng không được lặp từ ô này qua ô kia
32. Tránh lặp lại công thức dòng ca, như đã nói ở số 24. Cũng tránh chéo bè như đã nói ở số 26.
Bài mẫu:
(ví dụ bổ sung sau 23)
Chú thích:
Trong bài mẫu trên đây chúng ta đã thấy quãng 5 ở hai nhịp yếu gần nhau. Đó là trường hợp ngoại lệ. Cũng như trường hợp ngoại lệ trong bài đối âm của Cherubini chúng tôi ghi chép sau đây. Trong bài đối âm đó, Cherubini đã dùng quãng nghịch và cả quãng 8 ở nhịp mạnh và dùng cả dấu lượn. Những trường hợp ngoại lệ chỉ xảy ra vì lý do đặc biệt. Lý do đặc biệt số một trong đối âm là: chúng ta đôi khi có thể vượt ra ngoài một vài điều cấm đoán để dễ thực hiện một bè hát hay, lưu loát uyển chuyển. Như chúng tôi đã trình bày trong số 27: chúng ta không nên thực hiện bài đối âm hai bè ở hai bè xa nhau quá như bè soprano và basso. Tuy nhiên bài đối âm sau đây của Cherubini lại dành cho soprano và basso. Đứng về phương diễn xướng hát thì hơi loãng nhưng về phương diện làm bài tập đối âm thì lại dễ, vì hai bè xa nhau chúng ta dễ xoay sở.
(ví dụ bổ sung sau 24)
BÀI TẬP SỐ 2
-Trước hết bạn phân tách các bài sau đây bằng cách đánh số các quãng nhạc và nói lên nhận xét.
-Đoạn bạn lấy đề của các bài đối âm đó để làm những bài đối âm mới hai bè kiểu 2.
-Sau cùng bạn lấy mỗi một đề của bài tập số một để làm hai bài đối âm hai bè kiểu hai.
(ví dụ bổ sung sau 25)
Sau khi đã phân tích 8 bài mẫu, chúng ta nhận thấy bè đối âm:
1/ cố gắng đi liền bậc
2/ cố gắng tránh trải dấu
3/ cố tránh đi quãng 6
4/ cố tránh đi quãng 7 bằng hai bước
5/ tránh lặp lại dấu nhạc, khia nào cần phải lặp lại thì lặp lại ở giải kết.
6/ tránh quá nhiều quang 6 hòa điệu theo nhau như:
(ví dụ bổ sung sau 26)
7/ tránh nhiều quãng 3 và quãng 2 theo nhau như:
(ví dụ bổ sung sau 27)
8/ nhớ luôn quãng 5 giảm là quãng nghịch chỉ được dùng ở nhịp yếu và phải đi liền bậc trước sau.
+Tập làm bài ca hai bè:
- Sau khi đã làm những bài tập đối âm kiểu 2, 3, 4, 5 bạn thử đặt lời ca Việt ngữ vào bè đối âm.
-Bạn nhớ đặt dấu bằng, trắc, huyền, hỏi, lên xuống cho thật đúng với dấu nhạc, để khi hát lên sẽ nghe rõ từng chữ chứ không nghe lớ lớ, hoặc dấu sắc nghe ra dấu huyền.
-Bạn nhờ mấy anh em bạn hát: phần đề đối âm thì ngân theo chữ ô, u, a gì đó. Phần đối âm thì hát theo lời ca bạn đã đặt.
-Bạn nghe đi nghe lại bài hát đối âm đã sáng tác. Đó là phương cách huấn luyện phương cách sáng tác của bạn
+Tìm khuyết điểm trong những bài đối âm sau:
(ví dụ bổ sung sau 28)
22. Đề gồm nguyên dấu nhạc trọn, chúng ta sẽ làm một bè đối âm ở bên trên hoặc bên dưới đề và cũng gồm nguyên những dấu nhạc trọn.
23/ Quãng hòa điệu.
a/ Nên bắt đầu bằng quãng 1 hoặc quãng 8 và đôi khi bằng quãng 5.
-Phải kết bài bằng quãng 1 hoặc quãng 8.
-Nếu kết bắt đầu bằng quãng 5, thì phải để dấu định âm ở bè dưới.
-Nếu kết bắt đầu bằng quãng 1 thì phải có quãng 3 đi trước.
-Nếu kết bằng quãng 8 thì phải có quãng 6 hoặc quãng 10 đi trước.
(ví dụ bổ sung sau 13)
b/ Giữa bài: Trong đối âm kiểu 1, chỉ được dùng nguyên quãng thuận.
-Nên dùng quãng 3 và quãng 6 là hai quãng hòa điệu rất êm tai đầy đặn. Tuy nhiên không nên dùng quá ba quãng 6 hoặc quãng quá ba quãng 3 đi theo liền nhau.
-Không nên dùng quãng 8 hoặc quãng 1 là những quãng hòa điệu hoàn bị, nên hơi rỗng, không đầy đặn mấy. Quãng 5 là quãng hoàn bị thuận, nhưng đầy đặn hơn hai quãng 1 và 8 nên cũng có thể được sử dụng.
24. Tránh lặp lại một dấu nhạc nhiều lần liền nhau. Tuy nhiên có thể được lặp lại một lần. Cũng không nên lặp lại cùng một công thức dòng ca nhiều lần.
(ví dụ bổ sung sau 14)
25. Chúng ta nên nhớ: mỗi bè đối âm càng đi liền bậc thì dòng ca càng phong phú, càng đậm đà.
26. Trong bai đối âm 2 bè, nên tránh chéo bè, trừ khi là hai bè cùng loại.
27. Trong bài đối âm 2 bè, không nên dùng hai be cách nhau quá xa như bè soprano với basso. Chỉ nên dùng hai bè đồng loại hay hai bè kế cận.
(ví dụ bổ sung sau 15)
Hai bè chỉ nên cách nhau quá lắm là quãng 8 hoặc quãng 10. Tuy nhiên nếu là hai tiếng khác loại có thể cách xa hơn, miễn là không ra ngoài tầm cữ tiếng.
(ví dụ bổ sung sau 16)
Bài mẫu:
(ví dụ bổ sung sau 17)
Chú thích:
-Chúng ta nhớ đánh số các quãng nhạc để dễ bề kiểm soát.
-Với một đề bài cho sẵn, chúng ta thường phải làm hai bài đối âm, một bài làm bè đối âm bên trên đề, một bài làm bè đối âm bên dưới đề. Do đó có khi chúng ta phải chuyển đề lên, hoặc xuống một quãng 8 để các bè đối âm khỏi ra ngoài tầm cữ tiếng.
Bài tập số 1: Với mỗi đề sau đây, bạn làm hai bài đối âm hai bè kiểu 1.
(ví dụ bổ sung sau 18)
Để rút tỉa kinh nghiệm, bạn hãy phân tách mấy bài đối âm sau đây bằng cách đánh số các quãng nhạc. Đoạn bạn lấy đề của các bài đó làm thành những bài đối âm khác.
(ví dụ bổ sung sau 19)
Chú thích:
a/ Như chúng ta đã thấy, mục đích đối âm là giúp chúng ta tạo những dòng ca hay, những bè hát uyển chuyển. Như vậy có thể nói được rằng đối âm là lối đưa chúng ta vào con đường sáng tác âm nhạc. Do đó mỗi khi làm xong bè đối âm cho đúng các quãng chúng ta còn phải hát đi hát lại, hoặc đàn đi đàn lại bè đối âm chúng ta vừa làm xem có xuôi chảy lưu loát không. Nếu không chúng ta dẹp đi, làm lại bài hát hay hơn.
Chúng ta xem bài đối âm sau đây, các quãng nhạc đều đúng nhưng bè đối âm hát lên, không nghe ra sao cả.
(ví dụ bổ sung sau 20)
b/ Khi phải dùng những dấu hóa tạm thời trong bè đối âm, chúng ta nhớ áp dụng những điều đã học ở hòa âm.
(ví dụ bổ sung sau 21)
ĐỐI ÂM ĐƠN THUẦN HAI BÈ KIỂU 2
28. Đề gồm nguyên những dấu nhạc trọn. Chúng ta làm một bè đối âm gồm nguyên dấu nhạc phân nửa.
29. Từ kiểu này trở đi, bè đối âm thường vào sau. Sự việc các bè vào trước vào sau là yếu tố đầu tiên để gây nên sự đối chọi và tương phản. Về vấn đề các bè vào trước vào sau, có tác giả cho rằng: mỗi khi một bè nào vào thì phải vào ở nhịp yếu. Chúng tôi nghĩ rằng các bè đối âm có thể lần lượt vào ở nhịp yếu hoặc nhịp mạnh có khi bắt buộc phải vào ở nhịp mạnh như ở những bài luân khúc, bởi vì đến lượt bè nào vào thì bè đó vào, bất chấp ở nhịp yếu hay nhịp mạnh. Vấn đề chia thành ô nhịp và phân ra nhịp mạnh, nhịp yếu là vấn đề mới, có tính cách thực hành, chủ đích giúp cử hành bài ca, bản đàn nhiều bè cho dễ hòa hợp với nhau. Nếu chúng ta nhấn mạnh tới vấn đề nhịp mạnh yếu, thì vấn đề trở nên phản nghệ thuật. Những bản nhạc ngày xưa có chia thành ô nhịp đâu. Các tác giả hiện đại nhiều khi viết nhạc, không chia thành ô nhịp để nói lên tính cách uyển chuyển, linh động của nhịp điệu trong bài đối âm kiểu này, bè đối âm vào sau một nhịp.
30. Quãng hòa điệu:
a/ Nên bắt đầu bằng quãng 1 hoặc quãng 8, hoặc đôi khi bằng quãng 5 như đối âm đơn thuần kiểu 1.
b/ Ở giữa bài:
- Ở nhịp mạnh thì dùng quãng thuận.
- Ở nhịp yếu có thể dùng quãng nghịch, miễn là phải đi liền bậc trước và sau dấu nghịch đó. Dấu nhạc nghịch này phải là dấu nối chứ không được là dấu lượn. Còn nếu ở nhịp yếu mà đi cách bậc lúc đó phải dùng quãng thuận.
-Được dùng quãng 8 ở nhịp yếu, và không được dùng ở nhịp mạnh. Tuy nhiên không được dùng quãng 8 ở nhiều nhịp yếu gần nhau. Cũng như không được dùng quãng 5 ở nhiều nhịp mạnh gần nhau, hoặc ở nhiều nhịp yếu gần nhau.
c/ Kết bài: ở quãng 1 hoặc ở quãng 8, như mấy công thức sau:
(ví dụ bổ sung sau 22)
31. Được lặp lại dấu nhạc một lần, nhưng không được lặp từ ô này qua ô kia
32. Tránh lặp lại công thức dòng ca, như đã nói ở số 24. Cũng tránh chéo bè như đã nói ở số 26.
Bài mẫu:
(ví dụ bổ sung sau 23)
Chú thích:
Trong bài mẫu trên đây chúng ta đã thấy quãng 5 ở hai nhịp yếu gần nhau. Đó là trường hợp ngoại lệ. Cũng như trường hợp ngoại lệ trong bài đối âm của Cherubini chúng tôi ghi chép sau đây. Trong bài đối âm đó, Cherubini đã dùng quãng nghịch và cả quãng 8 ở nhịp mạnh và dùng cả dấu lượn. Những trường hợp ngoại lệ chỉ xảy ra vì lý do đặc biệt. Lý do đặc biệt số một trong đối âm là: chúng ta đôi khi có thể vượt ra ngoài một vài điều cấm đoán để dễ thực hiện một bè hát hay, lưu loát uyển chuyển. Như chúng tôi đã trình bày trong số 27: chúng ta không nên thực hiện bài đối âm hai bè ở hai bè xa nhau quá như bè soprano và basso. Tuy nhiên bài đối âm sau đây của Cherubini lại dành cho soprano và basso. Đứng về phương diễn xướng hát thì hơi loãng nhưng về phương diện làm bài tập đối âm thì lại dễ, vì hai bè xa nhau chúng ta dễ xoay sở.
(ví dụ bổ sung sau 24)
BÀI TẬP SỐ 2
-Trước hết bạn phân tách các bài sau đây bằng cách đánh số các quãng nhạc và nói lên nhận xét.
-Đoạn bạn lấy đề của các bài đối âm đó để làm những bài đối âm mới hai bè kiểu 2.
-Sau cùng bạn lấy mỗi một đề của bài tập số một để làm hai bài đối âm hai bè kiểu hai.
(ví dụ bổ sung sau 25)
Sau khi đã phân tích 8 bài mẫu, chúng ta nhận thấy bè đối âm:
1/ cố gắng đi liền bậc
2/ cố gắng tránh trải dấu
3/ cố tránh đi quãng 6
4/ cố tránh đi quãng 7 bằng hai bước
5/ tránh lặp lại dấu nhạc, khia nào cần phải lặp lại thì lặp lại ở giải kết.
6/ tránh quá nhiều quang 6 hòa điệu theo nhau như:
(ví dụ bổ sung sau 26)
7/ tránh nhiều quãng 3 và quãng 2 theo nhau như:
(ví dụ bổ sung sau 27)
8/ nhớ luôn quãng 5 giảm là quãng nghịch chỉ được dùng ở nhịp yếu và phải đi liền bậc trước sau.
+Tập làm bài ca hai bè:
- Sau khi đã làm những bài tập đối âm kiểu 2, 3, 4, 5 bạn thử đặt lời ca Việt ngữ vào bè đối âm.
-Bạn nhớ đặt dấu bằng, trắc, huyền, hỏi, lên xuống cho thật đúng với dấu nhạc, để khi hát lên sẽ nghe rõ từng chữ chứ không nghe lớ lớ, hoặc dấu sắc nghe ra dấu huyền.
-Bạn nhờ mấy anh em bạn hát: phần đề đối âm thì ngân theo chữ ô, u, a gì đó. Phần đối âm thì hát theo lời ca bạn đã đặt.
-Bạn nghe đi nghe lại bài hát đối âm đã sáng tác. Đó là phương cách huấn luyện phương cách sáng tác của bạn
+Tìm khuyết điểm trong những bài đối âm sau:
(ví dụ bổ sung sau 28)