Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng
#1
Quyển sách "Đối âm" của tác giả Tiến Dũng là một tài liệu quý, riêng saomuc chỉ có bản photo đã cũ của sách, chất lượng hình ảnh rất kém, sau này có gì bất trắc thì mất đi một tài liệu quý, nên có dụng ý gõ lại cuốn sách này tại đây. Cũng là một cơ hội để lưu trữ, và hơn nữa, là để cho anh em tham khảo và tìm hiểu sâu hơn về thế giới muôn màu âm nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển.
-------------------------------------------
Xin lỗi anh em vì khả năng gõ nốt nhạc trên máy tính kém và dạo gần đây do bận việc gia đình và học hành nên mỗi ngày chỉ cố gắng được một chút. Hi vọng sẽ hoàn thành cuốn đối âm tập 1 của nhạc sĩ Tiến Dũng trong thời gian gần nhất.


ĐỐI ÂM

1/ Đối âm là do chữ La tinh "Contrapunctum". Contra là đối chọi, punctum là cái chấm. Tiếng La-tinh gọi dấu nhạc là cái chấm. Vậy contrapunctum có nghĩa là đối chọi từng dấu nhạc. Hoa ngữ dịch là đối vị, hoặc đối điểm. Chúng ta thường dịch là đối âm, có nghĩa là đối chọi âm thanh nọ với âm thanh kia. Nhưng sự thực, contrapunctum không phải là chỉ đối chọi từng dấu nhạc, từng âm thanh với nhau, mà là nhiều bè hát nhiều dòng ca đối chọi với nhau và tương phản với nhau, trong lúc chuyển về cùng một chiều hướng, một ý tưởng nào đó. Hiểu như vậy chúng ta có thể tạm định nghĩa đối âm như sau:

2/ Đối âm là liên hiệp nhiều dòng ca đối chọi, nhưng những dòng ca này vẫn phải tạo được một bản hòa âm hay, nghĩa là: một bản nhạc một bài ca có nhiều bè, bè trên, bè giữa, bè dưới.... đều phải là những dòng ca hay, uyển chuyển. Những dòng ca này phải khác nhau về nhịp điệu, về những khúc uốn lên, lượn xuống. Nhưng các bè đó vẫn hòa hợp với nhau thành một bản hòa âm đúng luật.

3/ Vậy hòa âm khác đối âm ở chỗ: mỗi một dấu nhạc của một hài thanh chuyển sang hài thanh sau cho đúng luật móc nối thế là đủ. Do đó nhiều khi chúng ta thấy có bè hòa âm, thường là bè 2 bè 3, nghĩa là bè ở giữa, đứng yên trên một dấu nhạc qua nhiều ô nhịp, trong móc nối đó gọi là móc nối hòa điệu.

4/ Trong những bài tập đối âm ở nhà trường, đã có một dòng ca cho sẵn gọi là ĐỀ. Học viên sẽ tạo nên một hay nhiều dòng ca khác bên trên hoặc bên dưới đề. Những dòng ca học viên tạo nên gọi là BÈ ĐỐI ÂM.

5/ Như đã nói ở trên, những bè đối âm này phải đối chọi, phải tương phản với nhau và với đề, nghĩa là phải khác nhau về nhịp điệu và những khúc uốn lên lượn xuống. Nhưng đối chọi không có nghĩa là đối nghịch, không có nghĩa là chắp nối những yếu tố khác biệt hẳn nhau, ở đây mỗi bè đối âm phải có một ý nhạc rõ rệt, ý nhạc này là ý nhạc phỏng diễn từ ý đề mà ra. Như vậy chúng ta có thể sánh đề như một ngọn đền mà những bè đối âm như những tia sáng do một ngọn đèn tỏa ra tứ phía. Những bè đối âm là những ý nhạc được phỏng diễn từ ý đề ra. nhưng không phỏng diễn theo chiều liên tiếp, mà phỏng diễn đồng thời, phỏng diễn cùng một lúc để tạo nên một vẻ đẹp đa diện, nghĩa là đối chọi ở nhiều bình diện khác nhau, chứ không ô hợp nhiều yếu tố phức tạp, khó hiểu. Để rõ ràng hơn nữa, chúng ta có thể so sánh bài đối âm như một bầy chim đang bay, mỗi con bay lượn lên xuống một kiểu, nhưng cùng nhau bay chung về một hướng.

6/ Thực tế đối âm không phải là đối chọi từng dấu nhạc, mà là đối chọi nhiều dòng ca, nên có sách giáo khoa đã đề nghị gọi đối âm là contramelodia.

7/ a. Đối âm cổ truyền là lối đối âm chúng ta thấy ở những bài thánh ca thế kỷ 13. Trong lối thánh ca này, các bè đối âm biệt lập nhau về nhịp điệu và cả về phương diện thang dấu, nghĩa là có khi bè I thuộc về một thang dấu, bè 2 bè 3 thuộc về thang dấu khác nhau. Dĩ nhiên đây là thang dấu thánh ca mà tiếng La tinh gọi là modus (cung cách) nên việc sắp xếp và chồng chất các thang dấu đó lên nhau càng dễ và càng tạo thêm vẻ phong phú.
b. Đối âm cổ điển là thứ đối âm duy nhất đã được xếp đặt thành hệ thống giáo khoa. Đối âm này được xây dựng trên quãng 3. Trong sách nhạc lý chúng tôi đã chứng minh quãng 3 bao gồm tất cả các quãng khác như màu trắng bao gồm các màu xanh đỏ vàng tím... loại đối âm này là loại đối âm viết cho tiếng hát, cho ca đoàn và đã tiến tới tuyệt đỉnh của nghệ thuật đối âm trong các bài đa âm của thế kỷ 15 và 16.
c. Đối âm hiện đại mệnh danh là đối âm đa âm thể. Theo ý chúng tôi đây chẳng qua là lối trở về nguồn. ĐỐi âm cổ điển đã khai thác kỹ lưỡng thang dấu trưởng và thứ và khai thác qua loa vài thang dấu thánh ca, nay hết chất liệu lại muốn quay về khai thác đối âm cổ truyền, ngày xưa đã khởi công khai thác nhưng bỏ dở.
d. Đối âm Việt Nam. Chúng tôi hy vọng học viên sau khi đã thu lượm được kỹ thuật Âu Châu, sẽ cố gắng đem những kỹ thuật đó khai triển những nét độc đáo, những tinh hoa của nhạc cổ truyền Việt Nam. Thí dụ nhạc cổ truyền Việt Nam ưa dùng quãng 7 thứ, hoặc đi một bước (rê, đô), hoặc đi 2 bước (như son, đô, la) hoặc ưa trải dấu hài thanh 7 thứ như : rê- pha- la-đô. Có khi dùng thang dấu đặc biệt, như thang dấu thiếu nửa cung như mi-pha hay si-đô hoặc dòng ca tiềm ẩn những hài thanh rất lạ.

8/Trong kinh nghiệm dạy đối âm cho những học viên Việt Nam, tôi nhận thấy rằng: bởi lẽ người Việt mình ít nghe và ít hát những bài đối âm nên đối với các học viên Việt Nam, đối âm hơi xa lạ hoặc quá xa lạ, do đó học viên lĩnh hội chậm và ít kết quả (có một số tu sĩ Công giáo đã hát nhiều bài thánh ca đa âm La tinh nên hiểu đối âm dễ dàng hơn). Để chuẩn bị học đối âm, chúng tôi khuyên học viên tham gia những lớp hợp ca hoặc chơi những bản nhạc của Bach, hay ít nhất là nghe đĩa hát về các bài đa âm, những bản Cantata của Bach.

9/Chúng ta phải học toàn bộ hòa âm, hoặc một phần hòa âm mới bắt tay được vào việc học đối âm. Đang ở lãnh vực hòa âm bước sang lãnh vực đối âm, chúng ta sẽ gặp những phản ứng đột ngột, bởi lẽ đối âm là một thứ nghệ thuật tinh tuyền, gột rửa khỏi những bụi bặm, những điều nham nhở như:
- dòng ca quá thôi thúc với những dấu nhấn mạnh.
- thể đảo 2 của hài thanh hoàn bị hoặc hài thanh 5 giảm. Thể đảo hai của hài thanh thường đưa tới công thức giải kết phức tạp kiểu hai. Công thức giải kết này có vẻ nghi lễ, nghĩa là thiếu thành thực, không phù hợp với nhạc ngữ chân thành của đối âm.
- Quãng 6, nhất là quãng 6 trưởng, bước lẹ, thường gây nên cảm giác phóng túng trong dòng ca v.v....
Phản ứng nữa là khi mới bước sang đối âm, ít thấy nói tới thang dấu trưởng, thứ, bởi lẽ trong giữa bài đối âm, đôi khi có dính dấp tới thang dấu thánh ca, hoặc thang dấu thứ nhân tạo không có dấu chuyển âm, nên không thể nói đến những hòa thanh bậc I, bậc IV, bậc V.... Hơn nữa, lúc ban đầu chỉ có đối âm 2 bè, nên mình chỉ cần dùng những quãng hòa điệu cho đúng quy luật ban đầu của đối âm là được.

10/Phân loại:
a/ Đối âm đơn thuần (contrapuncto semplice) từ 2 tới 8 bè. Là khi bè nào là bè 1, 2 ,3, 4 .... thì cứ là bè 1, 2, 3 ,4.... mãi mới đúng luật hòa âm và đối âm. Có 5 kiểu.
b/ Đối âm đảo lộn (contrapuncto reversibila: dopple, tripple, quadruple) là khi đảo bè trên xuống bè dưới và bè dưới lên bè trên, mà bài đối âm vẫn đúng luật hòa âm và đối âm. Có đối âm đảo lộn 2, 3, 4 bè và đảo lộn ở quãng 8, 9, 10, 11, 12....


Các bài viết trong chủ đề này
Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng - bởi saomuc - 03-09-2013, 12:17 PM

Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
Music Tổng Hợp Ebook Tự Học Guitar Cơ Bản, Nâng Cao, Nhạc Lý, Hòa Âm Hay Nhất kimdinhbom 0 5,908 09-08-2016, 11:22 AM
Bài mới nhất: kimdinhbom
  trường độ và các ký hiệu thường dùng shimofour 1 7,822 03-25-2013, 01:01 PM
Bài mới nhất: kevin

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 2 khách