Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
#91
Em gì ơi.
Lỗ định âm: 2 lỗ 8mm, khoan 2 phía , tâm của chúng là 16.52mm.
Em đo từ mép cuối ống lại là 16.52mm, em khoan 2 lỗ 8mm sang 2 bên đối xứng. (Không phải 2 lỗ dọc theo thân sáo đâu, mà đối xứng qua đường tâm sáo). Em thổi thử xem có được 391.995436Hz không. Thông tin cho anh xem F cao, hay thấp. Không được thì phải dừng lại ngay đừng khoan tiếp nhé. Thông tin lại cho anh.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#92
Thế này thì cũng mệt mỏi thật nhi!
#93
Các bạn yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn thân mến !
Hôm nay Hùng tôi xin chia sẻ một số quan điểm nhìn nhận về phương pháp tính toán làm sáo từ trước đến nay. Bài viết này với tôi rất quan trọng, nó sẽ huỷ bỏ những tư duy cũ về việc khoét ra cây sáo. Bạn nào quan tâm thì đọc. Bạn nào không quan tâm thì thôi. Tôi chỉ cần trong 2 triệu người yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn có 1 bạn x duy nhất nào đó thay đổi được cách tư duy nhìn nhận là tốt rồi.
Bình thường thì chúng ta áp dụng định luật Bernuli và hệ số bán âm 8/9 và hệ số nguyên âm 15/16 để tính ra lỗ thứ i từ lỗ i - 1.
Theo quan điểm của tôi thì việc này chúng ta áp dụng không đúng.
1. Sai lầm thứ nhất: Sai về bản chất:
- Định luật Bernuli: nói về sự tương quan giữa Áp suất (P) và Tiết diện (S).
p1 +(pv1^2/2) +pgS1 = p2 +(pv2^2/2) +pgS2.
Trong đó (pv^2/2): Là áp suất tĩnh.
Như vậy: Muốn tạo ra tần số mới (F) ta phải đi tìm sự quan hệ giữa P và F , giữa S và F. Thì mới có thể phát biểu là với P = a (atmotphe) thì F = b (Hec). Từ đó ta mới truy ra được tần số cần cao lên .
Việc này tương đối khó. Bởi lẽ S của cây sáo khác nhau, S lỗ chúng ta khoan ra cũng khác nhau.
Chúng ta khoan ra 8 lỗ, vậy phải mua 9 cái máy đo áp suất để xác định P tại từng lỗ, tại từng thời điểm.
1 ví dụ:
Với ống Ls = 450mm
ds = 13mm
Ss =132.7322896mm2
ta cần làm cây sáo F=C5 = 523.2511306Hz với chuẩn 440Hz chẳng hạn.

Trường hợp 1:
Lỗ định âm C (tròn):
F = 523.2511306Hz
dl= 8mm
Sl = 50.26548246mm2
LỗD (elip):
F =587.3295358Hz
dl = 6 x 7mm
Sl = 32.98672286mm2
Giờ ta xác định áp suất sao đây?

Trường hợp 2:
Lỗ định âm C (tròn x 3 lỗ):
F = 523.2511306Hz
dl= 5mm
Sl = 58.90486225mm2
LỗD (elip):
F =587.3295358Hz
dl = 9 x 7mm
Sl = 49.48008429mm2
Giờ ta xác định áp suất sao đây?

Trường hợp 3
-v..v....
Như trên đã nói, con đường này quá gian nan. Chúng ta phải xác định chính xác áp suất của từng lỗ tương ứng với Sl, rồi truy tìm mối quan hệ giữa áp suất và tần số tương ứng mới xác định được chính xác vị trí của lỗ thứ i.
Như vậy: Nếu có thể áp dụng Định luật Bernuli thì nên chăng chúng ta áp dụng cho việc xác định hệ số ống sáo. Với ds là thế này mm, với Ls là thế này mm thì chúng ta sẽ có F gốc tương ứng là thế này Hz. Tần số này phù hợp với vận tốc thổi của con người bình thường.
Nếu muốn đúng, thì chúng ta phải xác định tỉ mỉ với từng Sl, với từng tần số cần phát âm, với từng ds , với từng Ls, ta mới tìm ra được quy luật được. Ở Việt Nam ta khó áp dụng được điều này. Khối lượng máy móc thiết bị đo đạc các thông số đo áp suất, đo nhiệt độ, đo độ ẩm không khí, đo vận, máy nén khí, máy hút chân không..v...v...như vậy giá thành bán ra của 1 cây sáo quá cao.
B. Sai lầm số 2:
Sai lầm về nhìn nhận sự biến đổi của tần số (Hz)
1 minh chứng rõ ràng là trong chúng ta khi khoét sáo không bạn khoét sáo chuyên nghiệp nào lại sử dụng hàm logarit. Nhưng thực chất sự biến thiên của tần số là hàm Logarit cơ số 12. Như vậy sự thật là ở đâu????
Tôi lấy ví dụ với tần số gốc là A = 440 Hz. (Bạn có thể thay thành 448 hoặc 435 hoặc v..v..Hz)
Mọi người quan niệm là hệ số nguyên âm là 8/9 và hệ số bán âm là 15/16
Theo tôi là không đúng.
Theo thang âm 12 bán cung chia đều (gam điều hoà) thì tất cả các bán âm ( bao gồm Siđô, MiFa và #,b) đều phải cùng tỉ lệ. Nhưng 2 cái hệ số chúng ta sử dụng từ trước đến nay là chưa đúng.
Chứng minh:
La x với cho hệ số nguyên âm = Son
440Hz x (8/9 ) = 391.1111111Hz.
Đây không phải Son. Mà Son là: 391.995436Hz
Chênh lệch:-0.884324871Hz

La / cho hệ số nguyên âm = Si
440 / (8/9) = 495.000Hz.
Đây không phải Si. Mà Si là: 493.8833013Hz.
Chênh lệch: 1.117Hz.
Chúng ta tiếp tục thử với hệ số 15/16 cũng đều cho ra chênh lệch.
Như vậy chúng ta chưa cầm dao mổ mà đã phải tính toán sai mất tần số rồi. Chúng ta bị sai ngay trong tư duy đầu tiên các bạn ạ. Chưa khoét đã bị sai rồi các bạn ạ.
Tôi đăng lên hàm Logarit này , tôi đổi thành công thức số mũ cho dễ hiểu:
Hệ số n
Bán âm = 0.5^1/12 = n
Nguyên âm = n^2.

C. Sai lầm số 3: Sự sai lầm này là quan trọng nhất.
Chúng ta tính ra lỗ C xong, thi công xong, kêu là C rồi, giờ tính tiếp ra lỗ D. Chúng ta lấy chiều dài ống sáo đến lỗ C để tính ra lỗ kế tiếp với cách tính nhân với hệ số bán âm để ra lỗ C# hoặc nguyên âm để ra lỗ D. Tôi cho rằng việc này rất sai lầm nghiêm trọng. Nhận định sai lầm của lịch sử Tiêu Sáo Khèn Kèn từ các bậc tiền bối cho đến nay chúng ta vẫn đi theo.
1. Khi chúng ta mở 1 ngón thổi ra D, thì C không còn là C nữa.
2. Khi chúng ta mở 2 ngón thổi ra E thì C và D không còn là chúng nữa.
3. Khi chúng ta mở 3 ngón thổi ra F thì E và D và C không còn là chúng nữa.
4. Khi chúng ta mở 4 ngón thổi ra G thì F và E và D và C không còn là chúng nữa.
5. Khi chúng ta mở 5 ngón thổi ra A thì G và F và E và D và C không còn là chúng nữa.
4. Khi chúng ta mỏ 6 ngón thổi ra B thì A và G và F và E và D và C không còn là chúng nữa.
Như vậy: Chúng ta không thể nào lấy lỗ thứ i-1 để tính tiếp ra lỗ i được.
Cho dù chúng ta có áp dụng đúng hệ số logarit của việc tăng giảm tần số thì cũng không đúng được. Bởi lẽ Tôi không còn là Tôi nữa khi thổi ra Anh thì làm sao mà lấy Tôi tính ra Anh được ? mà Tôi lúc đó chỉ là 1 thành phần cùng với các thành phần khác để làm ra Anh mà thôi.

Thế nên: Lấy Đô tính ra Rê là chưa đúng vì Đô không còn là Đô nữa.
Lấy Rê tính ra Mi là chưa đúng vì Đô và Rê không còn là Đô và Rê nữa.
v..v...Quan niệm đó ngày nay không còn đúng nữa. Do tồn tại của lịch sử, chúng ta trân trọng những công sức của các bậc cao nhân tiền bối viết ra phương pháp khoét sáo nhưng không áp dụng được.
Muốn tính được trúng thì chúng ta khá cực nhọc khi xác định sự suy giảm tần số của các lỗ i -1, i-2, i-3 v..v....thì mới tóm trúng cái lỗ i nằm ở đâu.
Giống như một sự nhân bản vô tính vậy. Gần đây mới xuất hiện con cừu Dolly như sự minh chứng cho tiến bộ khoa học trong sinh học.
Mà trên cây sáo cũng vậy:
1 Ví dụ nhỏ: Làm ra tần số Fa là do : lỗ Fa , lỗ Mi, lỗ Rê, lỗ Đô , lỗ cuối ống sáo cùng làm ra tần số Fa chứ đâu có phải 1 lỗ Fa đâu ??????.
Tôi biết nhận định này rất quan trọng. Nó phá huỷ các tư duy từ trước đến nay của chúng ta. Nhưng biết làm sao được. Khi các bạn đọc đến những dòng này của Hùng, các bạn có thể thí nghiệm ngay trên cây sáo của chính các bạn bằng một số thực nghiệm vui sau đây:

1. Khi bạn thổi Rê , bạn thử bịt lỗ Đô . Rê không còn là Rê nữa.
2. Khi bạn thổi Mi , bạn thử bịt lỗ Đô. Mi không còn là Mi nữa.
3. Khi bạn thổi La, bạn thử bịt lỗ Fa và và lỗ Mi. La không còn là La nữa.

V..v....
4. Khi bạn mở hết 6 ngón tay để thổi Si, bạn thử bịt lỗ Đô, Si vẫn là Si.
v..v..v

các bạn cứ thử ngắm cây sáo và thử 1 vài thực nghiệm nhỏ các bạn sẽ nhận ra ngay nhận định trên đây. Lúc đó bạn đã nhận ra chính mình là Nguyễn Văn A hoặc Trần Thị B gì đó chớ không phải chính bạn của ngày trước nữa đâu. Và tự tay bạn đã cởi bỏ chiếc áo oan sai cho ông Becnuli rồi đó. Và chúng ta xem lại chính bài viết của chúng ta trong Damsan cũ mà xem, bạn sẽ có 1 sự tư duy thay đổi hẳn so với chính bạn ngày trước đấy.
Tôi phát hiện ra sự sai lầm này từ năm 2009, nhưng tại sao tôi không nói cho mọi người ? Bởi nhiều lẽ, nhưng quan trọng nhất là tôi phát hiện ra cái sai nhưng lại không tìm ra cái đúng.
Bây giờ chúng ta tư duy như thế này sẽ trúng, xin tư vấn cho mọi người:

Cây sáo có các thông số ta đã biết: Ls, ds, Ds, Ss, Vs, FTồ.
Như vậy ta khoét ra lỗ mới để cây sáo kêu ra tần số trùng trong bảng tần số là ta lấy của Tồ ra 1 lượng (mm, hoặc mm2, hoặc mm3) để kêu thành tần số mới.
Kêu là C :
Nhận định: Khi sáo ta kêu là C thì không khí đi qua lỗ C và lỗ cuối ống sáo.
Cách tính: Ta tính lỗ C đã lấy ra (mm, hoặc mm2 hoặc mm3) là bao nhiêu, lấy thông số tương ứng ban đầu (Ls, Ss, hoặc Vs) trừ đi rồi nhân với hệ số FTồ/Fđô.

Kêu là D :
Nhận định: Khi sáo ta kêu là D thì không khí đi qua lỗ D, lỗ C và lỗ cuối ống sáo.
Cách tính: Ta tính lỗ D và lỗ C cùng lấy ra (mm, hoặc mm2 hoặc mm3) là bao nhiêu, lấy thông số tương ứng ban đầu (Ls, Ss, hoặc Vs) trừ đi rồi nhân với hệ số FTồ/FRê.

Kêu là E :
Nhận định: Khi sáo ta kêu là E thì không khí đi qua lỗ E, lỗ D, lỗ C và lỗ cuối ống sáo.
Cách tính: Ta tính lỗ E, lỗ D và lỗ C đã lấy ra (mm, hoặc mm2 hoặc mm3) là bao nhiêu, lấy thông số tương ứng ban đầu (Ls, Ss, hoặc Vs) trừ đi rồi nhân với hệ số FTồ/FMi.
v..v....

Ta cứ lấy ra mãi như thế đến khi hết khả năng phát âm của sáo thì thôi.
Còn khi ta bịt ngón tay vào 1 lỗ bất kỳ nào do ta quy ước trước để thổi ra 1 tần số mới thì ta không trừ (mm, hoặc mm2, hoặc mm3) của lỗ đó nữa.
Cách nhìn nhận của mình là:
1. Luôn so F cần lấy ra với F Tồ. Ta lấy F tồ chia cho F của lỗ ta cần khoét ra các bạn nhé.
Nếu Tồ trùng trong bảng tần số (Là đồ rê mi fa, b,# gì đó): Chúng ta lấy chính tỉ tần trong âm nhạc để tính.
Nếu Tồ không trùng trong bảng tần số: Ta vẫn tính bình thường là lấy F tồ chia cho đúng cái F của lỗ ta cần khoét ra. Vì theo quy luật bắc cầu:
Đô đúng với Tồ
Rê đúng với Tồ
Suy ra: Đô và Rê đúng với nhau.
v..v...
2. F (hoặc S, hoặc L, hoặc V) của lỗ thứ i không phải được tính từ lỗ i -1. Mà tính từ F Tồ.
Như vậy:
Đồ Rê Mi....#,b..v..v..là anh em, đều là con của Tồ. Chúng lần lượt lấy ra khỏi ống sáo một đại lượng (mm hoặc mm2 hoặc mm3) theo quy luật biến đổi tần số của âm nhạc.
Cụ thể đại lượng ấy là:
Trong cái Rê lấy ra có chứa cái Đồ đã lấy ra khỏi Tồ
Trong cái Mi lấy ra có chứa cái Rê và Đồ đã lấy ra khỏi Tồ
Trong cái Fa lấy ra có chứa cái Mi cái Rê và cái Đồ đã lấy ra khỏi Tồ
...v...v....

Qua bài viết này tôi muốn gửi tới 2 triệu người yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn một thông điệp nhỏ trên đây cũng như tâm huyết của tôi vậy.




Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#94
Em nghĩ anh Hùng nên khoét 1 cây sáo rồi cho anh em được biết kết quả là thiết thực nhất .Cool
Đào Hoa Ảnh Lạc Phi Thần Kiếm
Bích Hải Triều Sinh Trỗi Ngọc Tiêu
#95

Vấn đề là anh Hùng mới làm quen với sáo, thổi còn chưa rành nói gì đến khoét, với lại công việc ngập đầu nữa. Mọi người cố gắng giúp anh ấy với. Mình nghĩ đù sao đây cũng là một đề tài khoa học rất hay, nhất là cho những người luôn hô rằng sáo mình làm là "sáo chuẩn" ấy, về mặt tần số thì cái này là tuyệt vời nhất rồi còn gì
Em có một vấn đề thắc mắc thế này: theo như anh nói thì anh tính toán làm sao để khi khoét một lỗ bất kì, thổi ra thì nó sẽ ra chính xác âm mình cần, và k ảnh hưởng bởi các lỗ khác. Nhưng có lẽ anh đã nhầm ở chỗ trong thế bấm của sáo, người ta sẽ mở hết các lỗ bên dưới lỗ cần phát âm chứ không phải là bịt các lỗ đó lại. Em chưa làm thử nên cũng không biết chắc lắm, đề nghị các bạn đã làm rồi thử lại xem sao
#96
Đúng rồi em ơi. Khi ta thổi lỗ i thì tay ta mở hết các lỗ i -1 , i-2, i-3...và lỗ cuối ống sáo mà. Đây đây em ơi, ý anh muốn nói là:
"Cụ thể đại lượng ấy là:
Trong cái Rê lấy ra có chứa cái Đồ đã lấy ra khỏi Tồ
Trong cái Mi lấy ra có chứa cái Rê và Đồ đã lấy ra khỏi Tồ
Trong cái Fa lấy ra có chứa cái Mi cái Rê và cái Đồ đã lấy ra khỏi Tồ"
Anh kêu mọi người thử thí nghiệm khi đang thổi thử 1 tần số , ta bịt một trong những lỗ còn lại thì sẽ ảnh hưởng đến tần số đang thổi. Như vậy tần số ta đang thổi được tạo ra từ những lỗ đã mở chứ không phải được tạo ra từ lỗ i-1. Có nghĩa là tất cả bọn chúng mở ra để làm ra cái tần số ta đang thổi, ta bịt một anh nào đó vào là tần số đó bị thấp đi.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#97
Gửi tặng các bạn cây sáo Đô 5 mình vừa thiết kế xong.
Các thông tin:
Ls: Tính từ mép nút chặn đến mép cuối ống: 320mm
ds: 12mm
Ds:19.5mm (không quan trọng lắm)
Các bạn khoét lỗ thổi elip 8 x9mm. Tâm lỗ thổi cách mép nút chặn = 8mm.
7 lỗ khoét là dl=7mm như hình dưới đây. Các bạn nên khoan mũi khoan là 6mm rồi chà giấy nhám thành dl=7mm cho an toàn. Các bạn làm xong thông tin cho mình biết kết quả với nhé.

[Hình: Ls320mmds12mmDs195mmdl7mmFtoBtonC5.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#98
vậy thì em hiểu hết rồi, vấn đề ở đây người làm sáo k dùng Bernoulli anh ạ, làm rồi đo thẳng luôn nên k sợ sai, nhưng anh cứ phát triển tiếp đề tài của mình đi, mình sẽ đi theo một đường khác!!!
#99
nói chung là các bác phải hướng tới tiêu chí đơn giản mà làm ra sáo chuẩn mới được, chứ nói vòng vo rắc rối thế kia, mấy mem mới vào thấy là nản rồi huống gì làm
YH!: tanlatan_17@yahoo.com.vn
Facebook
MCN - Bến Tre - VN
Đang thảo luận vấn đề khoa học mà bạn, thực ra cái nguyên lí của nó thì đơn giản thôi, tại dùng mấy công thức thì dài dòng thế đấy. cái công thức Bernoulli cũng có mấy từ chứ mấy. Từ những cái này nếu có thể sẽ phát triển lên thành phần mềm nhập kích thước ống sáo vào là khoét thôi, chứ k phải đo tính gì nữa. Như vậy có thể giúp các bạn không có đk, chẳng hạn k có máy tính, k có tuner, hai cái đó mà thiếu thì bạn làm sáo chuẩn kiểu gì


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 33,058 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 56,665 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 51,714 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 7 khách