Cây Tiêu lạ mắt.
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Cây Tiêu lạ mắt.
#1



#2
Hix. Trúc mà uốn được 360 luôn. Một dàn Shakuhachi ở đằng sau. Hix Wink
#3
Quá kính phục luôn, nghệ nhân này thật khéo tay.
Phần uốn cong đó không phải do thân cây Trúc uốn cong. Phần uốn cong là được ghép lại bằng các vòng cây trúc cắt ra theo hình dẻ quạt rồi liên kết lại. Mỗi vòng trúc giống như hình trụ có 2 mặt đáy không song song ghép liên tục với nhau thành khúc cong.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#4
đúng rùi bác hùng ợ, nó là được gếp lại đấy chờ ko phải là uốn đâu
#5
Đây là tiêu Đài Loan, cửa hàng này nằm ở Đài Trung xa chỗ mình nên không có dịp để tới mua. Loại trúc làm cây tiêu này là trúc Makino đặc trưng của Đài Loan .Trúc này được trồng thành rừng trên các dãy núi ở Đài Trung và có độ cứng giống như trúc Madake của Nhật. Điều duy nhất là bộ rể của loại trúc này xù xì và da trúc không bóng đẹp bằng Madake của Nhật Bản.
#6
@music_heal_mysoul: Bạn ơi, thật đáng tiếc, giá như anh em ta quen biết nhau từ trước, có phải chúng ta đã ngồi uống cafe với nhau rồi. Năm 2010 mình có qua Đài Loan đi Đài Bắc, Đài Trung, Hoa Liên và Cao Hùng. Nhưng bão to nên không qua Hoa Liên được. Ở Đài Trung có cái hồ rất đẹp cũng có nhiều trúc lắm, do chưa có để ý kỹ giờ mới thấy tiếc ghê. Hy vọng sẽ gặp bạn music_heal_mysoul 1 lần.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#7
ôi,đúng là công phu,quá cao tay,ban đầu em cứ tưởng trúc được uốn chứ..SmileSmile

#8
(06-05-2012, 03:57 PM)music_heal_mysoul Đã viết: Đây là tiêu Đài Loan, cửa hàng này nằm ở Đài Trung xa chỗ mình nên không có dịp để tới mua. Loại trúc làm cây tiêu này là trúc Makino đặc trưng của Đài Loan .Trúc này được trồng thành rừng trên các dãy núi ở Đài Trung và có độ cứng giống như trúc Madake của Nhật. Điều duy nhất là bộ rể của loại trúc này xù xì và da trúc không bóng đẹp bằng Madake của Nhật Bản.

Vậy cho hỏi anh đang ở Đài Loan ah. Vậy theo anh cây bên phải hình dưới có phải là Makino không?

[Hình: Madake%25253FRoots%252B1.jpg]
#9
@ anh Lehuuhung : Em mới qua năm rồi thôi anh.Em cũng sắp về luôn rồi, anh đi được lòng vòng Đài Loan là thích rồi, em thì chỉ lòng vòng Đài Bắc thôi vì chi tiêu hàng tháng bên đây đắt quá nên không đi đâu xa được. Nhưng ở đây đi dạo lòng vòng xung quang mấy cái núi thì tre trúc nhiều lắm (loại như trúc Đà Lạt vậy).Nghe nói anh sắp có kế hoạch vô miền Nam chơi, hy vọng sẽ được gặp anh sớm.

@ bạn Nlphucson : Hình mà bạn thắc mắc chắc bạn phải hiểu rỏ nguồn gốc của nó hơn mình chứ. Nhìn qua mình cũng chẳng phân biệt được là loại trúc gì hết. Mình chỉ sưu tập được vài tấm trên mạng về trúc Makino (Phyllostachys makinoi) trên trang donsiau.net thôi. Bạn tham khảo thử xem nhé.
[Hình: 20111210_465cd58edbe19ad48c66eVKqv4WPAWkG.jpg]
[Hình: 20111123_9911f30ad3d831ab2faaRPn20ctJnikL.jpg]
[Hình: 20100621_a5740b18be6c59e37360bGfgxNpLegtS.jpg]
[Hình: 20081211_cea3c58801bfac04b98fqosePqjcRlDj.jpg]
[Hình: 20081123_cf64707cbd030e1b738ezK7NCuXAMc7e.jpg]
[Hình: 20081023_0e021fea4fa300e3f077nikobZyubuyB.jpg]
[Hình: 20070731_bf392168f14c5acaa0f1UsIIBCUS4NHW.jpg]
[Hình: 20081022_a9f63db0606c18a31180MKXbwvZT6Gyn.jpg]
#10
Nhân nói về việc uốn cong cây Trúc, mình có tìm hiểu một số cách làm uốn thẳng, uốn cong cây Trúc, đăng lên cho các bạn tham khảo. Cách này là mình hỏi ông Tiêu và anh Minh là thợ mộc ở gần nhà mình.

1. Nắn thẳng cây Tre ra để làm cái thang:
Khi cây còn tươi, đốt lửa, nướng đoạn ống bị cong cho nóng lên, đem ra 1 cái cây mọc ở vườn có cái chạc 2 xỏ cây tre vào cái chạc 2 rồi dùng dây buộc đầu kia vào 1 cái cây khác mọc cạnh đó, kéo thẳng cây tre ra rồi mới buộc. Dùng khăn hoặc mảnh vải nhúng nước lạnh xoa lên phần ống tre ta đã nướng cho nó lạnh đột ngột, rồi buộc tấm khăn đó vào đó. Hôm sau ra gỡ ra đem về làm thang.
Phương pháp này thì hay để lại vết sạm cháy tại đoạn ống cần nắn thẳng.

2. Nắn thẳng cây Trúc, cây Sậy để làm nhạc cụ:
Cung vĩ đàn Nhị: Các cụ nhà ta hay làm bằng 1 cành tre, cành trúc, không phải thân, đường kính chỉ nhỏ cỡ chừng ngón tay út.
Cái này khó, vì phải thao tác khi chúng còn tươi, vừa chặt về.
Chặt một cây chuối, bóc vỏ ra để lại cây chuối đường kính cỡ chừng 5 đến 7cm, dài chừng 20cm (dài hơn đoạn cong ta cần nắn thẳng). Chọc thủng tâm cây chuối, đút cái cành tre đoạn uốn cong đó vào cây chuối, đem nướng đoạn đó lên, thấy nước ở cây chuối sôi lên sùng sục, trào ra ngoài được một lúc gần kiệt nước thì ta lấy ra rút cây chuối ra, đè đá lên hoặc căng kéo dây như với cái thang và ta dội nước lạnh vào đột ngột.

Cây sậy thẳng ta muốn uốn cong đoạn ta lắp cái tăng vặn dây cung chỗ tay cầm, hoặc cong đoạn buộc dây đầu cung vĩ: Ta làm như trên, nhưng cây sậy là cây ruột bông, xốp rỗng nên khi ta đè đá vào thì bị nứt, bẹp sản phẩm. Ta có 1 miếng gỗ đục sẵn hình dấu ngã (~) (cho tay cầm), hoặc gần giống móc câu (cho đầu cung vĩ) chính là cái dưỡng để định hình. Cái rãnh định hình này chiều rộng và chiều sâu thì lớn hơn cây sậy. Sau khi rút cây chuối ra, ta ép cây sậy lọt vào cái rãnh đó. Ta lại nhúng chúng vào xô nước lạnh đột ngột để đó, khi nguội thì vớt ra, đến hôm sau mới lấy cây sậy ra khỏi miếng gỗ.
Cách làm trên thường không để lại vết cháy trên sản phẩm. Không giống như các cụ uốn cây Tre để làm thang.
Nếu không muốn chặt cây chuối thì ta lấy cây hoa súng, cây hoa sen, cây khoai nước cũng được, nhưng phải lấy dây kim loại buộc chúng kín xung quanh chỗ cần đốt nóng.

3. Cách số 3 này không thấy ai làm, thường thì thấy người Nhật Bản hay làm với trái cây: mình xem trên ti vi VTV2. Hi hi hi hi
Người Nhật Bản trồng dưa hấu, do nó tròn nên chiếm nhiều diện tích trong thùng hàng khi vận chuyển, người ta chế ra 1 cái khuôn hình hộp bằng thuỷ tinh hoặc nhựa tổng hợp trong suốt ( trong suốt để lấy ánh sáng mặt trời) có 2 phần úp lại như ta quan sát thấy họ làm cái Huyên. khi trái còn non người ta chụp khuôn vào, khi trái to lên, vẫn ở trong khuôn. Như vậy được hình dạng trái dưa hấu hình hộp.

Áp dụng sang nhạc cụ: Cái này lâu chắc ta chết mà vẫn chưa làm được, lựa chọn cây tre nào có cái cành tre còn non làm cung vĩ đàn Nhị, lại chế cái dấu ~ hoặc dấu ? như móc câu chụp vào gốc cành tre, đợi khi nó lớn được thành hình chắc vài năm. Chắc chết quá hi hi hi i i hi.



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Tiêu hệ 10 lỗ Việt Nam - đôi nét sơ lược Luckystar 1 10,116 03-10-2024, 03:10 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
Wink Hỏi đáp dành cho người mới tập tiêu saotruc 153 339,142 03-16-2017, 09:32 AM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ
  Tổng hợp những video clip dự thi năm 2016 - bảng tiêu BaGaiLeeLỳ 7 16,723 06-16-2016, 12:09 AM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ
  Làm khớp nối cho tiêu sáo có những lợi ích gì !? BaGaiLeeLỳ 3 14,673 06-10-2016, 03:05 PM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ
  Phương thức luyện cầm, giữ tiêu để sau này dễ chạy ngón BaGaiLeeLỳ 3 12,972 10-11-2015, 07:02 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  Cần thông não về tiêu 10 lỗ, 11 lỗ, và 12 lỗ nguoiban00 2 11,535 03-06-2015, 07:45 AM
Bài mới nhất: nguoiban00
  Đầu năm mở hàng 1 bài tiêu nhé bà con ! BaGaiLeeLỳ 1 8,847 02-19-2015, 08:07 PM
Bài mới nhất: ninja
  Có Một Thứ Tình Yêu Gọi Là Chia Tay / 有一種愛叫做放手 ( Tiêu ) BaGaiLeeLỳ 3 11,470 02-17-2015, 08:00 AM
Bài mới nhất: nguoiban00
  giúp đỡ mua tiêu tuanerhu 1 7,722 12-30-2014, 11:04 PM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ
  Xin hỏi về cây tiêu của bác Lee David Dang 5 14,245 09-04-2014, 10:45 PM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 3 khách