Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
#61
Các bạn thân mến !
Sau một thời gian tính toán và thực nghiệm thổi tần số gốc - đo đạc + tính toán với y- khoan với d cố định - chỉnh sửa - đo đạc - thổi thử tần số định âm - Lấy băng keo bịt lại.
Thổi tần số gốc - đo đạc + tính toán với y khác đi- khoan với d cố định - chỉnh sửa - đo đạc - thổi thử tần số định âm - Lấy băng keo bịt lại.
Làm đi làm lại mình phát hiện ra một sai lầm nghiêm trọng trong công thức tính toán lỗ định âm. Mình đã phạm một sai lầm không thể tha thứ được khi thứ tự tính toán chưa đúng. Lẽ ra trừ hết các giá trị tổng S đi trước khi nhân với hệ số n thì mình lại làm ngược thứ tự là nhân với n rồi mới trừ đi tổng S. thật đau quá trời.
Do một mình tính toán nên không tránh được sự nhầm lẫn khi áp công thức trong Microsof Excell nên kết quả luôn luôn trật lất.
Lehuuhung xin thay mặt cho Lê Hữu Hùng xin gửi tới các bạn lời xin lỗi và xin sửa lại công thức tính lỗ định âm ở trang trước. Về cách tính không thay đổi, chỉ thay đổi thứ tự khi nhân chia và cộng trừ thôi, mong các bạn thông cảm. Xin thành thật nhận lỗi.
Nay mình xin sửa lại lỗi lầm bằng công thức sau:
CÔNG THỨC TÍNH LỖ ĐỊNH ÂM
http://www.mediafire.com/?em34fqiankbaoi2
Mong các bạn bỏ quả sự sai lầm này nhé. Thành thật cáo lỗi.
Còn phương pháp tính toán làm sáo, mình đã tính toán xong rồi, ráp chúng với nhau rồi, đến ngày 21 tháng 6 mình sẽ đăng lên cho các bạn thẩm định.
Xin nhận lỗi về sự nhầm lẫn này.
Trân trọng.


Mình bổ sung thêm:
Giá trị Ls: Các bạn đo từ mép nút chặn đến mép cuối ống sáo.
Tại vị trí mép nút chặn : Các giá trị Ls, Vs, Ss, ds, Ds, và Fgốc đều = 0.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#62
Các bạn thân mến ! Để chuẩn bị cho ngày 21/6 tới, hôm nay Hùng tôi xin đăng lên một số môđun nhỏ trước, trước khi trình bày với hội đồng thẩm định phương pháp tính toán làm sáo. (Hôm nay chưa khoét sáo, mình tính toán chuyển đổi ds thôi).
Các bạn quan sát mô hình sau:
[Hình: hinhnoncut.jpg]
Để làm việc với vật liệu Tre Trúc Giang Nứa, các bạn xem hình trên.
Do mọc tự nhiên nên các đốt trúc, mắt trúc, vách ngăn, tiết diện cũng bất kỳ nhưng tiết diện thường tồn tại ở 2 dạng: hình tròn và hình elip.
Giờ các bạn làm như sau, mình nói vắn tắt thôi:
I. Đục thủng vách ngăn, thông lòng ống trúc trong hình trên sao cho trong lòng ống sáo thành một hình nón cụt như hình dưới.
Khoét lỗ thổi, đặt nút chặn, Sau đó bạn ghi chép ra 4 thông tin quan trọng sau:


1. d1: đường kính nhỏ của hình nón cụt tại mép nút chặn (mm)
(Bạn đo D ngoài của cây trúc tại vị trí nút chặn rồi trừ đi 2 lần chiều dày trung bình là ra d1)
2. d2: đường kính lớn của hình nón cụt tại mép cuối ống sáo (mm)
3. Ls: đường tâm hình nón cụt. (mm)
4. FTồ: Tần số gốc bạn đo được kêu Tồ 1 phát. (Hz)

Sau đó bạn mở tủ ra, cho cây trúc vào tủ và khoá chúng lại. Vì chúng ta không bao giờ tính toán trực tiếp trên cây Trúc. Có thể có một số bạn đã đoán ra thâm ý của Hùng rồi đó.

II. Bạn vào link sau để lấy công thức chuyển đổi tiết diện:
Bạn làm thử vài lần cho thuần thục.
http://www.mediafire.com/?do15qi008a15jd1
Công thức trên là Hùng làm dành riêng cho Tre Trúc Giang Nứa. Tiết diện chúng là hình tròn thì rất tốt rồi thôi không phải đổi, nếu tiết diện cây trúc là hình Elip thì các bạn sử dụng công thức trên để tìm ra ds. ds nó rất lẻ nhưng các bạn không sợ số lẻ nhé, đừng làm tròn số, kệ nó.
Nội dung công thức là:
S = Pi x R^2
R^2 = S/Pi
R = căn bậc hai (S/pi)
d= 2 R
Suy ra ds = 2 x căn bậc hai (S/pi)
Các bạn sẽ không phải tính toán gì cho đau đầu mệt óc nhé, xin tặng các bạn.
Ngoài ra Hùng còn một phương pháp nữa tính ra ds tại 1 điểm bất kỳ trong giới hạn d1d2, nhưng dành cho nhạc cụ khoằm khèo mà không phải tính vi phân.
Hôm nay chúng ta chưa khoét gì, các bạn cứ tạm theo 2 bước trên nhé.






Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#63
Hôm nay sếp đi vắng, công việc bớt lu bù, Hùng tôi xin gửi tặng anh chị em diễn đàn một số câu chuyện vui liên quan đến phương pháp tính toán làm sáo, anh chị em đọc cho đỡ đau đầu nha hi hi hi....

Câu chuyện 1:
Ông Lê Quý Đôn cân Voi
Đại khái là thế này: Một hôm sứ Tàu sang Việt Nam ta, ông ta rất huyênh hoang, khoác lác cho rằng người nước Nam không ai tài giỏi gì cả, chỉ nhậu là OK thôi. Ông ta thách đố người nước Nam ta 1 việc là " Các ông chỉ la lớn thôi, hãy cân cho tôi xem một con voi nặng bao nhiêu cân ?"
Cả triều đình nhốn nháo suy tìm mưu kế, cuối cùng không ai nghĩ ra, nhà vua bèn sai quân lính đi tìm nhà bác học Lê Quý Đôn. Nhà bác học nói" Các ông các bà cứ yên tâm, tôi sẽ cân được Voi"
Hôm sau, nhà vua mời sứ Tàu ra bờ sông ngắm cảnh, ông Lê Quý Đôn dắt đến một con Voi rất to đi ngang qua. Sứ Tàu bèn nói"Thế nào người nước Nam, có ai cân được con Voi kia không "?
Ông Lê Quý Đôn bèn đáp: " Thưa ngài, tôi cân được"
Nói rồi nhà bác học sai quân lính kết một chiếc bè lớn trên sông, ông dắt con Voi xuống bè, đánh dấu mực nước, rồi dắt lên bờ. Ông sai quân lính cân đá rồi quẳng xuống bè. khi đá làm bè chìm đến đúng vạch mực nước ban đầu khi con Voi đứng trên bè thì dừng lại. Ông Lê Quý Đôn tươi cười đáp:"Đây, con Voi nặng....kg". Sứ Tàu sợ xanh mặt.
Các bạn thấy đó, chúng ta không phải xẻ thịt con voi để phân định da, lông , xương, ngà, nội tạng..v..v.. để xác định tỉ trọng từng loại cấu thành con Voi rồi nhân với khối lượng để ra trọng lượng
Qua câu chuyện trên cho ta thấy: Với nhạc cụ Tiêu Sáo Khèn Kèn khoằm khèo, tiết diện bất định, chúng ta hãy đưa chúng về dạng hình học cơ bản, tính toán xong rồi chúng ta mới nhân (hoặc chia) cho hình dạng ban đầu rồi định vị lỗ trên thân chúng rồi mới khoét.

Câu chuyện số 2:
Câu chuyện về tỉ lệ.
Một hôm Hùng tôi vô Nam thăm Nguyễn Đức Chuyên và anh em Damsan. Chúng tôi ngồi vừa nhậu vừa đàm đạo về Tiêu Sáo Khèn Kèn và trên ti vi đang diễn ra trận đá banh rất hay giữa Đức và Ý. Lê Hồng Sơn do bận việc ở cơ quan nên không đến dự được.
Trận đấu được một lúc thì Đức dẫn trước 1 - 0. Khán giả ồ lên.
Một lúc sau Lê Hồng Sơn a lô:
Anh Hùng anh Hùng, tỉ số bao nhiêu rồi anh ?
Lê Hữu Hùng đáp: tỉ số bây giờ là Đức dẫn trước 6 -5 rồi Sơn ơi.
Cuộc nhậu vẫn đang vui , trận đấu Đức và Ý căng thẳng, một lúc sau Ý san hoà 1 -1 và Ý vươn lên dẫn trước 3 - 2, khán giả ồ lên, đội Đức muốn thay thủ môn hi hi hi.
Lê Hồng Sơn lại a lô đến hỏi Nguyễn Đức Chuyên:
- Em kẹt lu bù không đến được, tỉ số giờ sao anh ?
Nguyễn Đức Chuyên đáp:
- Bây giờ là Ý dẫn trước Đức là 12 -8 rồi, trân đấu hay quá ta.
- ồ hay quá, rất tiếc em không xem được
Trân đấu càng về cuối càng hay, 2 đội liên tục thay nhau dẫn trước. Đến phút cuối thì đội Đức san hoà tỉ số là 17 - 17 . Trọng tài thổi hồi còi mãn cuộc, khán giả thì hỉ hả hài lòng về trận đá banh hay nhất trong lịch sử 2 đội.
Lê Hữu Hùng lại a lô cho Lê Hồng Sơn:
Trận đấu hay quá, kết thúc rồi, hai đội hoà nhau 3 đều em ơi ( 3-3).
Lê Hồng Sơn đáp; Hay quá ta , để tối về phải coi lại mới được.
Qua câu chuyện trên cho ta thấy:
3 anh em chúng tôi trao đổi tuy rằng số thật (Hz héc) có khác nhau nhưng bản chất tỉ tần không thay đổi (hệ số n), luôn phản ánh đúng thực trạng trận đấu tại từng thời điểm. Giống như sự việc phân số tối giản hay không.

Câu chuyện số 3: Đại lượng ảo
Có bài toán cổ
Vừa gà vừa chó
bó lại cho tròn
ba mươi sáu con
một trăm chân chẵn
Hỏi ? gà ? chó
Lời giải:
rất nhiều cách giải
- Lập hệ phương trình 2 ẩn
- Gán giá trị ảo : Ta gọi Gà có 4 chân, hoặc gọi Chó có 2 chân
Tính toán Thật với Ảo, Ảo với Ảo, Thật với Thật, sẽ cho ra số Thật.

Như vậy: Trong khoét Tiêu Sáo Khèn Kèn, không nhất thiết phải tính toán với số Thật, mặc dù không khí vẫn đi qua lỗ cuối ống sáo, nhưng tuỳ thì cái lỗ mà ta dự định khoét ra thêm mà ta rút ngắn ống sáo lại (coi như nó cụt lại trong đầu ta thôi).







Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#64
mô phật, Lương Thế Vinh cho voi leo lên thuyền chớ có phải bè đâu, voi mà leo lên bè thì chìm nghỉm, làm sao mờ wánh dấu mực nước được, còn tỉ số đá banh cho ngừ ta bít số bàng ghi được của mỗi đội banh, nói như bác thì........Big GrinBig Grin
#65
Các bạn yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn thân mến ! Hôm nay Hùng đăng lên tài liệu tính toán tần số. Tài liệu này liên quan chặt chẽ với tài liệu khoét sáo ngày 21/6 tới đây nên mình muốn đăng lên cho mọi người tham khảo trước. Chúng ta vẫn chưa khoan chọc gì ra các lỗ trên sáo nhé.
Bản tài liệu để tra cứu hoặc các bạn tìm hiểu quy luật biến đổi tần số trên nhạc cụ chia theo hệ 12 bán âm (gam điều hoà).
Cách thức sử dụng tài liệu:
Cột A: Từ ô A4 đến ô A16: Mình chỉ số bán âm, tương ứng với n mũ y.
Cột B: Từ ô B4 đến ô B16: Mình đặt tên nốt nhạc tương ứng.
Trong vùng C4 : M16: Mình tính sẵn tần số các nốt nhạc theo căn cứ của ô F4. Ở đó mình đặt giá trị La = 440Hz. Các bạn có thể thay đổi giá trị của La.
Quan sát số liệu tần số, chúng ta thấy như sau:
1. Với bất kỳ tần số F(i) nào khi ta nhân (hoặc chia) chúng với hệ số tăng giảm biến âm với số mũ y ta sẽ có số bậc cao lên (hoặc thấp đi).
y =1 = 1 bán âm
y = 2 = 2 bán âm = 1 nguyên âm
y = 3 = 3 bán âm = 1 nguyên âm + 1 bán âm
y = 4 = 4 bán âm = 2 nguyên âm
v..v...
Như vậy: Không nhất thiết phải xác định chính xác xem cao độ của các nốt nhạc khi ta chế tạo ra nhạc cụ, mà ta quan tâm đến tỉ tần giữa chúng. Sau đó đưa bất kỳ 1 tần số nào đó trùng vào bảng tần số.
2. Trên nội bộ 1 quãng tám bất kỳ như cột D chẳng hạn, sẽ giống với các cột còn lại. (Giống về Định tính, khác về Định lượng). Như vậy ta không cần xét về tần số cụ thể là bao nhiêu Hec, mà ta xét tỷ lệ tương quan giữa chúng. Đó là nguyên tắc dịch giọng trong âm nhạc.
3. Ta thay tần số gốc A = 440Hz bằng 435Hz hoặc A khác 440Hz thì tỷ tần không hề thay đổi, nhưng giá trị tần số thật của các nốt nhạc thay đổi. Sự chênh lệch này trong quãng 8 của A = 435Hz rất ít, nhưng với âm vực cao hơn (hoặc trầm đi) thì sự chênh lệch giữa 2 hệ này là rất lớn. Do vậy:
Nếu làm ra nhạc cụ trên hệ 435Hz mà có các nốt nhạc trùng tần số với hệ 440Hz thì phải tính toán sai tỷ tần mới trúng vào tần số của các nhạc cụ 440Hz khác. Sự chênh lệch này không chỉ là 440 Hz - 435Hz = 5Hz . Mà là 1 con số rất lớn (cao hơn 5Hz rất nhiều) khi ta thổi ở âm vực khác.
Hôm nay chúng ta chưa khoét gì cả nhé, mình tặng các bạn file tính toán tần số. Các bạn cứ thay đổi giá trị của La ở ô F4 và quan sát sự biến đổi tần số của các nốt nhạc khác. Chúng vẫn luôn quan hệ với nhau bằng 1 tỉ tần duy nhất.
Hy vọng tài liệu nhỏ này sẽ hữu ích với các bạn khi chế tạo nhạc cụ mà điều kiện không mua được máy đo tần số.
Link tài liệu: http://www.mediafire.com/?rh7u7rl71ab5gxh
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#66
Các bạn yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn thân mến !
Sau khi các bạn nghiên cứu bảng tần số trong bài viết trên đây, một số điều chúng ta rút ra khi làm việc với tần số như sau. Có thể một số bạn chúng ta vẫn chưa hiểu đâu. Xin diễn giải mở rộng:
1. Các quãng tám liên tiếp: Được thể hiện theo các cột từ cột C đến cột M. Tần số của cột sau gấp đôi cột đứng trước. Chúng ta có thể mở rộng âm vực ra nếu cần thiết.
2. Các tần số trong 1 cột hoàn toàn giống nhau theo 1 quy luật là cách nhau 1 bán âm. Sau 12 lần nhân (hoặc chia) cho hệ số bán âm chúng ta có tần số lặp lại của nốt gốc. Lấy bất kỳ 1 tần số nào ở hàng thứ i của cột thứ i ta đếm đi đến 12 thì lại lặp lại đúng nốt đó ở hàng thứ i của cột thứ i +1 (hoặc i - 1).
3. Cho dù tần số thật của các nốt khác nhau nhưng tỉ tần của các quãng không hề thay đổi.
Ví dụ:
Quãng 5: Ta ví dụ là C và G. Bạn quan sát ở cột F
C = 523.2511306Hz, G = 783.990872
Tỉ tần:
Đồ/Son = 0.667419927 (Tăng lên)
Son/Đồ = 1.498307077 (Giảm đi)
Ta khảo sát tỉ tần 1 quãng 5 với tần số khác
Ta ví dụ là G# và D#. Bạn quan sát ở cột I và cột J
G# = 6644.875161Hz , D# = 9956.063479Hz
Tỉ tần:
Sòn thăng/Rê thăng = 0.667419927 (Tăng lên)
Rê thăng/Sòn thăng = 1.498307077 (Giảm đi).
Bạn thí nghiệm với các quãng khác như quãng 3, quãng 4, quãng 7 thứ v..v....đều cho ra 1 tỉ tần = constand.
Như vậy cho dù bất luận nhạc cụ nào ta chỉ cần xác định chính xác tỉ tần giữa các nốt nhạc là sẽ cho ra tần số tương ứng trùng trong bảng tần số. Thế nên với bạn đã thuần thục với nhạc lý thì chỉ cần duy nhất 1 cột quãng 8 để tính toán khi khoét lỗ mà thôi.
4. Cái bảng tần số mà Hùng làm cho các bạn trong bài viết trước chính là đàn Piano, Guitar, Mandolin, các vị trí tay bấm cho đàn cung vĩ: Vilon, Viola, các loại đàn Nhị, ngăn phím đàn Kìm, Tỳ, Sến, vị trí tay bấm cho đàn Tam, biên độ dịch chuyển piston của các loại kèn sử dụng piston kéo ra kéo vào, vị trí đặt cườm tay gảy cho đàn Bầu..v..v.... nói chung là áp dụng cho các nhạc cụ chia theo 12 bán âm chia đều.
Với nhạc cụ chia ngăn phím:
Bạn chỉ cần nhân chiều dài dây buông với tỉ tần là bạn có ngay vị trí của ngăn phím mới. Khi đó dây buông đóng vai trò là tần số gốc. Sau 12 lần nhân thì bạn có đoạn L/2 là 1 bát độ thứ 2 của tần số dây buông. sau 24 lần nhân thì bạn có đoạn L/4 là bát độ số 3 của tần số dây buông.
Với nhạc cụ cung vĩ: cũng tương tự như vậy, bạn cứ nhân với tỉ tần bạn sẽ có vị trí chính xác của nốt nhạc trên dây đàn.
Với đàn Bầu: Chỉ có 1 số vị trí quãng riêng biệt thôi, không phải tất cả 12 bán âm. Những vị trí đó là vị trí chạm cườm tay chứ không phải vị trí que gảy vạch dấu trên đàn.
Với nhạc cụ bộ hơi như Tiêu Sáo Khèn Kèn ..v...v....ta nghiên cứu thì nên chia như sau:
Căn cứ theo kỹ thuật bịt/mở lỗ ta có:
1. Loại nhạc cụ mở dần các lỗ từ thấp lên cao: Sáo ngang, sáo dọc...v...
Ta tính khoét lỗ theo 1 dạng công thức.
2. Loại nhạc cụ mở lỗ bất thường theo thế bấm riêng biệt: Bịt một số lỗ, mở một số lỗ hoặc mở 1/2, 3/4 lỗ..v...v....theo quy ước ta có tần số mới. Thì ta lại tính theo 1 dạng công thức bù trừ. Cũng như dạng loại 1 nhưng ta bù trừ phần lỗ bịt đi.
Đôi lời mạn đàm cùng quý bạn gần xa như vậy.










Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#67
vote cho bác lehuuhung. chờ kết quả tốt lành của bác. em ko am hiểu nhưng em biết có cái mình cần tìm ở đây như bác nói 1+1=2, vâng việc khoét sáo đúng là theo kinh nghiệm, còn ai mới học khoét sáo như em thì khoét hoài chưa thấy gì. Em đang chờ kết quả trong việc bù chừ gì đó cuả bác ấy. Nghĩa là ta xác định dấu và khoan lỗ với đường kính lỗ biết trước 1 phát ăn ngay phải ko ạ? như vậy ko phải sưả gọt làm gì.
Vì thiết diện lỗ bấm có ảnh hưởng đến phát âm, nếu gọi thiết diện trong lòng ống sáo (thẳng đều) là A, và thiết diện lỗ bấm là B, ta biết nếu thiết diện B=A: thì cho ta kết quả tần số ở B phát ra cao hơn A một nguyên âm hay đủ bán âm, B < A, thì tần số phát từ B non hơn, điều này thực nghiêm em cũng thấy, áp dụng định luật berulli gì đó vào để toán ra chiều dài, nhưng rồi còn sưả nhiều.
Các anh có kinh nghiệm chỉ giúp em, phi 15, L=350 (từ đầu mép lỗ thổi tời hết chiều dài ống) ĐO vời turner e Đc nốt A4 (la 440 hz). vậy em tính tiếp sao để khoan lỗ định âm C5 (tần số 523 hz) để tạo cây sáo C.
#68
Em ơi, quá tốt rồi. Thông tin rất đầy đủ. Em làm thế này nhé. Em chọc cây vào trong lòng sáo em đo chính xác cho anh cái L từ mép nút chặn tới mép cuối ống sáo nhé. Em thông tin lên ngay nhé. L nó sẽ dài hơn 350mm một chút đấy. Anh sẽ chỉ cho em ngay. Phải nói rằng thông tin của em rất đầy đủ, rất dễ làm. Em thông tin lên ngay nhé,
FTồ là 440Hz rồi, tốt quá.
ds = 15mm rồi, tốt quá. Như vậy còn L từ mép nút chặn đến cuối ống nữa thôi. Anh có đủ 3 thông tin thì sẽ chỉ cho em tận tình tỉ mỉ. Chúc em vui nha. Anh Hùng.



Quên nữa, em cho anh cả thông tin L của suốt chiều dài cây sáo nhé, để anh thiết kế hàng lỗ cho 2 đầu nhìn cho cân đối đầu đuôi.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#69
oh cảm ơn anh, L từ mép nút chặn, em thấy một số tài liệu để nút chặn cách mép lỗ thổi là 7 mm nên em cũng để vậy thôi tổng là 357, còn cái tunner e em đo thấy trong nửa hơi đầu cuả em thì quá nhiều là nốt đó rồi sau đó nó nhảy loạn lên,
#70
Em ơi em ơi, anh tính như sau:

Lỗ C:
dl =9m
L = 65.77mm
Lỗ D:
dl = ( 9 x 7)mm
L = 99.53mm
Lỗ E:
dl = ( 9 x 8)mm
L = 129.64mm
Lỗ F:
dl = 7mm
L = 144.77mm
Lỗ G:
dl = ( 9 x 7)mm
L = 168.39mm
Lỗ A:
dl = (9 x 7)
L = 190.13mm
Lỗ B:
dl = (8 x 7)
L = 209.65mm
Tất cả L là chúng ta đo từ mép cuối ống sáo lại cho dễ cặp thước. L ở đây là khoảng cách từ mép cuối ống sáo đến tâm lỗ.
Anh vẽ mô hình cây sáo của em, em tham khảo thêm.
[Hình: L357d15F440Hz.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 33,051 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 56,651 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 51,692 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 6 khách