Bài viết: 213
21
Tham gia: Jan 2009
Danh tiếng:
0
Cây tứ hồ không biết sẽ được chơi thế nào nhỉ? Có lẽ sẽ chơi kiểu dây đôi như Mandoline chăng?
Bài viết: 8
0
Tham gia: Feb 2012
Danh tiếng:
0
Hi, cho mình hỏi ở thành phố HCM đàn nhị hồ được bán ở đâu? giá cả như thế nào?
Có chỗ nào dạy đàn nhị hồ và có clb nào đang hoạt động không?
Bài viết: 593
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
03-13-2012, 08:47 AM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 03-13-2012, 08:56 AM {2} bởi lehuuhung.)
Cảm ơn Tấn Duy, cảm ơn Lê Hồng Sơn mình vào được rồi.
Xin chào đại gia đình Damsan.net . Mình đăng ký lâu rồi giờ mới có thể viết bài được. Bài viết đầu tiên của mình.
Trong họ hàng nhà Nhị còn có Jinghu, Gaohu, Banhu của người Trung Quốc nữa.
Còn Haegeum của người Triều Tiên thì mình có mấy bức ảnh chụp tại Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc tại Seul, mình đang tìm cách đăng lên.
Chúc diễn đàn vui vẻ nhé.
Lê Hữu Hùng
(02-18-2012, 01:45 PM)SapinT Đã viết: Cây tứ hồ không biết sẽ được chơi thế nào nhỉ? Có lẽ sẽ chơi kiểu dây đôi như Mandoline chăng?
Bạn SapinT thân mến.
Cây tứ hồ lên 2 cặp dây đồng âm quãng 8 (trong) và 1 cặp dây quãng 8 (ngoài). 2 cặp dây này lại lên theo quãng 5.
Con ngựa bố trí rãnh thay vì 2 cái vạch đặt dây thì con ngựa tạo mặt cong giống con ngựa của Violin. 1 đường vĩ ta kéo (hoặc đẩy ) sẽ được ma sát vào 2 dây 1 lúc .
Bạn tham khảo ở link này nhé :
Bác này chơi cây tứ hồ có bầu cộng hưởng gáo dừa , mặt rung bằng gỗ (giống với đàn Gáo nam bộ )
http://www.youtube.com/watch?v=cnMJ9NYcN...re=related
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 593
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Haegeum (해금) - Hàn Quốc
Hình ảnh cây đàn Heageum. Mình chụp ở Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc trong cung điện Kyong-bok tại Seoul.
Cây đàn này có âm thanh rất gần gũi với sự phát âm của người Hàn Quốc. Thường là lên dây theo Đồ - Son hoặc Là - Mi. Có 1 đặc điểm là dây đàn khá xa cần đàn, khi sử dụng ngón út có 1 kỹ thuật đặc biệt là không bấm vào mà đẩy ngón út từ trong ra ngoài. Cái cữ buộc cũng khác biệt, không buộc vào cần đàn mà buộc thắt chéo lên phía 2 trục vặn. Cần đàn cong khác với Erhu nên có 1 sự đàn hồi nhất định. 2 trục vặn được làm rất to, tiện cái tay nắm thành hình tròn, xẻ rãnh rồi khoan lỗ rồi quấn dây vào đó.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 593
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Sapin T ơi, bộ sưu tập của em đẹp thật. Các cây đàn nhìn rất đẹp. Cái vĩ của cây Hồ nhìn rất ngon nhất. Cái vĩ của cây Líu được làm từ Hắc Mã thì phải, anh cũng có 1 cái vĩ được làm từ tóc người, nhưng chỉ khi nào thật buồn gì đó mới lôi ra chơi 1 chút. Cây đàn Cò rất đẹp, vĩ là dây cước. Em có thể cắt 1 đoạn dây mạng INTERNET màu trắng khoảng 12cm lấy cái vỏ của nó bọc lại để bảo vệ khỏi mồ hôi tay bám vào vĩ. Anh đoán cây ở giữa thì cái cần không phải Trắc không biết trúng không nữa hi hi hi. Phải cầm vào tay hoặc ngửi mới biết là Trắc hay Gụ hay Đàn Hương. Cám ơn Sapin T nhiều.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 13
0
Tham gia: Feb 2011
Danh tiếng:
0
hôm nào cho anh kéo thử cả 3 cái đi Thông ơi @@
Bài viết: 593
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Sapin T ơi! Anh nghĩ là dây Cò thì dây Trong (dây to) là dây gân, to cỡ chừng dây Tiểu của đàn Nguyệt. Dây Ngoài (dây nhỏ) là dây kim loại. Khi mới mang về anh thấy như thế. Anh có lắp thử dây Si và dây Mí của Guitar nhưng không ổn, dây trong hơi cứng.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc