Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng
#28
Em tramtran ơi. Tình hình là anh tự học thôi. Không có sách hay chương trình nào cả đâu.
Giá đàn nhị thật ra anh không biết lắm, tuỳ thuộc vào túi tiền nữa. Cách chọn nhị thì lựa chọn 1 cây nhị tốt thì tuỳ vào nhiều yếu tố cảm quan của người mua. Nhìn chung người bán hàng bao giờ cũng nói thật tốt về sản phẩm. Họ không phải là nghệ sĩ chơi đàn. Em có thể lựa chọn 1 số kinh nghiệm sau:
1. Gỗ: Gỗ Trắc tiếng dày, vang. Có thể ngửi mùi hoặc gõ nhẹ lên bầu đàn kêu cách cách đặc trưng của gỗ Trắc. Gỗ Đàn hương tiếng đục ấm, thường phát ra âm thanh gần giống giọng mũi.
2. Con ngựa: Có nhiều dạng lắm, dạng hình thang, dạng hình tròn, dạng hình elip, dạng hình tháp. Theo anh em lên lựa chọn con ngựa dạng hình chân là hình elip, đỉnh là hình tháp (Có khoan lỗ ở giữa con ngựa). Còn chủng loại vật liệu thì vô vàn : Thông gắn với tre, Phong gắn với Tre, Bách gắn với tre, ngựa xương, ngựa nhựa, ngựa gỗ, ngựa tre. Nhìn chung là em cảm âm được từng loại con ngựa.
3. Trục lên dây: Gỗ Trắc (hoặc chủng loại gỗ cùng với gỗ của cần). Hình thức thì cũng đa dạng: Tiện ra rất nhiều kiểu dáng, gọt múi lục lăng, tiện tròn xẻ rãnh, tiện tròn khoan lỗ tạo ma sát, xẻ múi hình lõm....v.v...nhìn chung em xoay thử nếu chắc chắn không nhả dây ra là OK đấy. Thường thì làm hình côn, cái lỗ trên cần đàn thì bao giờ lỗ ở phía cắm trục vào cũng lớn, lỗ bên kia cũng nhỏ để phù hợp với dạng hình côn của trục. Khi em tăng chỉnh em nhớ vừa tạo momen xoắn quay quanh trục vừa chuyển động tịnh tiến vào cần đàn thì sẽ chắc chắn. (dùng ngón út hoặc ngón cái để vít cần đàn vào khi ta tăng giảm trục)
Còn nhiều thứ khác nữa, dây, mặt da, hình thức đầu đàn, cung vĩ..v..v.....em để ý sẽ thấy. Nhưng quan điểm chung là các mối ghép chi tiết chắc chắn, không bị lỏng, không bị hở, và 1 điều quan trọng là kéo xuống quãng 8 số 3 ( gần sát bầu đàn) mà anh ta vẫn kêu ra âm thanh mang tính nhạc là được. Còn rít lên tiếng khẹc khẹc thì đừng lấy.
Một số mẹo nhỏ:
- Muốn tiếng ấm hơn: Ta cắt ruột săm xe đạp 20mm x 15mm đặt lên mặt da rồi mới đặt con ngựa vào.
- Muốn tiếng êm hơn: Ta cắt 1 khúc nỉ (hoặc miếng dạ) dài chừng 7cm, rộng chừng 2cm cuộn lại đặt vào dưới con ngựa, (kẹp bởi 2 dây và mặt da).
- Muốn tiếng không bị khé, mất âm: 1 là do cung vĩ, 2 là do dây, 3 là do con ngựa.
- Muốn khử tạp âm khi kéo dây buông: Ta xem xét chỗ buộc dây cữ, dùng khăn lau sạch nhựa thông trên chiều dài dây, xem xét chỗ vĩ cọ xát, lau sạch nhựa thông đi, hoặc thay cây vĩ khác..v..v...
Còn các thế tay bấm đàn nhị, em có thể tìm hiểu trên mạng. Thực sự ra nhìn mô hình bằng số của người Trung Quốc khá khó hiểu, nhưng em có thể hiểu 1 cây nhị rồi thì em tự suy ra các thế bấm hợp âm khác.
Khoảng cách cữ đến con ngựa quyết định sự xa gần của các nốt nhạc trên 2 dây.
Nguyên tắc chung là: nguyên âm = 1 thì bán âm = 0.5
Lên quãng 8 = chia 2
lên quãng 16 = chia 4
Em cứ nhìn dây đàn Nhị giống như cây mía là được, các khoảng cách nốt nhạc ở cữ buộc xa nhau, càng về con ngựa càng sít lại với nhau
Hôm nào anh rảnh anh sẽ chia sẻ cách nhớ vị trí ngón bấm theo kinh nghiệm thôi nha. Em để ý kỹ sẽ thực tập được trên Violin, Celo, Viola..v....v...nữa đấy.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Các bài viết trong chủ đề này
RE: Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng - bởi lehuuhung - 06-27-2012, 11:07 AM

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 3 khách