[hỏi] tần số âm của các nốt?
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
[hỏi] tần số âm của các nốt?
#1
chuyện là em định làm một cây tiêu theo công thức, nhưng mà muốn làm được thì phải biết tần số của âm cơ bản, các bác làm ơn giúp em với. Ví dụ em muốn làm một cây tiêu tone C thì tần số của nốt C trên tiêu là bao nhiêu? nếu các bác cho em thêm tần số các nốt khác thì càng tốt ^^ em cảm ơn trước!!!!!
#2
Bạn chỉ quan tâm tần số nốt A4 = 440hz _ 445hz thôi ( nốt la ) .Lúc làm bạn thổi nốt nào lên máy nó hiện ra nốt đó . Nếu như theo tính toán máy phải hiện ra nốt đó mà nó hổng hiện ra tức là bạn đã làm sai . Đơn giản vậy thôi . Hồi nào giờ làm sáo , tiêu mình có nhớ tần số nốt đô là bao nhiêu đâu .
Cung cấp các loại tiêu sáo , ukulele , tuner lên dây đàn , tuner dùng để làm sáo ...
Liên hệ qua yahoo : nguyenducchuyen1603 ___ hoặc Yahoo : macthenhan 1603 ___ Hoặc đt : 0909576322
Hoặc Shop ukulele : http://hocdan.com/vbb8/showthread.php?t=21571

#3
ak ra vậy, em có thấy người ta hướng dẫn như vậy, nhờ bác nói em mới hiểu, em cám ơn bác nhìu lắm lắm
#4
đây nếu bạn quan tâm. MÌnh thì làm hơi khác với anh chuyên. MÌnh khoét cho đến khi đạt âm chuẩn cảu nốt đó, trường hợp to quá thì thôi.
[Hình: f83f54f14081735371d1237a768bc9e4_41470715.untitled.jpg]
#5
Để thuận tiện cho các bạn tra cứu thang âm khi nghiên cứu hoặc thiết kế nhạc cụ, mình gửi tặng mọi người bản tính toán tần số theo hệ 12 bán cung của âm nhạc Tây phương. Mình mở rộng từ khoá Son sang khoá Fa và khoá Đô đều áp dụng được. Bạn cứ đặt con trỏ vào cái ô đầu tiên hoặc ô cuối cùng và giữ và kéo chuột là ta có các tần số mới. Ở đây mình tính toán trên cơ sở nốt La = 440Hz. Các bạn có thể thay tần số ở ô nốt La đó (ô màu vàng) bằng bao nhiêu Hz cũng được nhé.
file tài liệu ở link :
http://www.mediafire.com/?qnpnoxa2wx2xsyf


Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#6
Mình xin mở rộng thêm một chút. Dành cho các bạn nghiên cứu về thuật toán thay đổi tần số. Sẽ rất hữu ích cho các bạn khi chế tạo nhạc cụ không phải hệ thống thang âm 12 bán âm chia đều.
Ở file tài liệu trên nếu ta muốn thay đổi thành thang âm 7 bậc chia đều của dân tộc ta (điển hình như một số nhạc cụ của dân tộc Chăm, 1 số nhạc cụ của dân tộc thiểu số phía bắc, đàn đáy, đàn đoản, kèn bóp, cuỗn, kèn thất huyệt..) thì ta làm như sau:
ở ô D4: Mình lắp công thức số mũ là
D4 =POWER(0.5,1/12) , ý muốn nói là chia đều tần số 1 quãng 8 thành 12 phần bằng nhau ( bằng nhau về định tính, khác nhau về định lượng).
Giờ ta chuyển thành thang âm 7 bậc chia đều thì ta sửa công thức ở ô D4 thành:
D4 =POWER(0.5,1/7)
(sửa số 12 thành số 7)
ý muốn nói là chia đều tần số 1 quãng 8 thành 7 phần bằng nhau ( bằng nhau về định tính, khác nhau về định lượng).
Ta kiểm tra xem nếu vị trí đồng âm quãng 8 cũ giờ họ chạy về vị trí quãng 5 là đúng. Mình đã chứng minh bằng toán học về sự việc quãng 5 luôn là bậc át của chủ âm là đúng.
Chúc các bạn nghiên cứu thành công.



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#7
hjk.... hjk .... cảm động wa'!! thank mấy bac nhiều lắm!! Em sẽ cố gắng nghiên cứu.
#8
Music 
sao e không hiểu gì hết vậy .......................mà mấy anh em cho mình hỏi, tính toán khoảng cách của các lỗ bấm trên sáo hoăc tiêu thi mình co phải dưạ vào thông số đường kính cua ống mình muốn làm không ...... nếu có thì cho mình xin thông số lun nha ......cảm ơn nhiều
Angel
#9
@thienbinh93:
Không phải vậy em à. Tính toán khoảng cách các lỗ bấm trên Tiêu, Sáo không căn cứ dựa vào thông số đường kính ống.
Tính toán các khoảng cách này phụ thuộc vào thể tích chúng ta cần lấy ra (mm3) chia cho tổng tiết diện các lỗ ON (mm2) thì mới ra được vị trí các lỗ ON em à. Chúng ta tính chúng theo từng thời điểm chứ không tính chúng cách nhau là bao nhiêu mm.
Mà chúng ta tính toán thể tích từng thời điểm cho ra tần số ta cần thì ta đẩy ra khỏi ống là bao nhiêu V(mm3) không khí so với cái ống ban đầu ta chưa đục lỗ. Có nghĩa là sự biến thiên của tần số trùng với sự biến thiên thể tích :
Vlấy ra = Vban đầu - Vcòn lại (mm3)
Trong đó:
V ban đầu : Là thể tích khối không khí ban đầu khi ta chưa khoét gì , chỉ có khoét lỗ thổi , tần số ban đầu kêu là Tồ (Hz)
V còn lại: Là thể tích làm ra tần số thứ (i) trong thời gian ta ON những lỗ quy định theo thế bấm (mm3)
Vcòn lại = V ban đầu x n ^y
V lấy ra: Thể tích khí bị ta đẩy ra ngoài liên tục trong thời điểm đó (mm3)
Chúng ta lấy Vlấy ra chia cho tổng tiết diện S cong (mm2) của các lỗ ON trong thời điểm cần thổi ra tần số ấy là chúng ta có L (mm). Nhạc cụ bộ khí không bao giờ tính biến thiên L(mm) cả em ạ. Chúng ta lấy L x n^y chỉ áp dụng cho nhạc cụ chia ngăn phím, k chia ngăn phím hoặc nhạc cụ cung vĩ thôi. Thế nên chúng ta nhân bất cứ số nào với L của lỗ i-1 để tính ra L của lỗ thứ i đều bị sai cơ bản về phương pháp tính. Còn Tiêu Sáo Khèn Kèn Huyên ..v..v...là nhạc cụ tạo âm bằng không khí thì ta biến thiên V thể tích (mm3) của chúng trước khi ta khoét. Anh lắp ráp chưa xong thuật toán.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#10
Theo công thức khoa học của a những người mới tập làm sáo thì làm sao hiểu nổi e ngồi cả nửa ngày để đọc và nghiên cứu mấy công thức của a mà đâu hết cả đầu
stream
đt:0973245386
địa chỉ:Quỳnh Sơn,Quỳnh Phụ,Thái Bình


Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách