11-08-2014, 04:08 PM
<p>
Đàn bầu có một dây, thuộc họ dây, chi dây gảy. khi chơi đàn người ta gảy âm bồi kết hợp với kỹ thuật nhấn cần tạo nên những âm thanh mềm mại, ấm áp có sức lay động lòng người. Có lẽ ngay từ khi sinh ra, đàn bầu đã gắn với nghệ thuật hát Xẩm – một loại hình ca hát dân gian đọc đáo của người Việt khiếm thị ở Bắc Bộ. Đàn bầu và giọng hát của người nghệ nhân Xẩm, không chỉ làm rung động tấm lòng người nghe mà nó còn khêu gợi sự đồng cảm của họ với thân phận tủi hờn của người nghệ sỹ hát rong.<br />
<br />
[center][/center]<br />
<br />
Về sau, đàn bầu không chỉ đóng khung trong nghệ thuật hát Xẩm mà đã được các nghệ sỹ sử dụng trong nhiều hình thức nghệ thuật ca hát cổ truyền khác như: sân khấu Tuồng, sân khấu Chèo, sân khấu Múa rối nước, Ca nhạc thính phòng Huế, Đờn ca Tài tử, sân khấu Cải Lương và trong hòa tấu với các nhạc cụ dân tộc khác. Ở trường hợp hòa tấu, đàn bầu đã phát huy thế mạnh của mình là lột tả được những cảm xúc trữ tình, tính chất bi thương giữa người với cảnh, nhân vật với vở diễn, làn điệu với đặc trưng âm nhạc từng vùng miền. Tuy vậy, trải qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, đàn bầu vẫn không được thu nhận vào các tổ chức dàn nhạc cung đình.<br />
<br />
Truy cập website tatham.vn để xem thêm nhiều hơn các bài viết về nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn t'rưng, đàn tam thập lục, đàn nhị,...<br />
<br />
Tham khảo thêm bài viết về đàn bầu - một cuộc chuyển hóa</p>
Đàn bầu có một dây, thuộc họ dây, chi dây gảy. khi chơi đàn người ta gảy âm bồi kết hợp với kỹ thuật nhấn cần tạo nên những âm thanh mềm mại, ấm áp có sức lay động lòng người. Có lẽ ngay từ khi sinh ra, đàn bầu đã gắn với nghệ thuật hát Xẩm – một loại hình ca hát dân gian đọc đáo của người Việt khiếm thị ở Bắc Bộ. Đàn bầu và giọng hát của người nghệ nhân Xẩm, không chỉ làm rung động tấm lòng người nghe mà nó còn khêu gợi sự đồng cảm của họ với thân phận tủi hờn của người nghệ sỹ hát rong.<br />
<br />
[center][/center]<br />
<br />
Về sau, đàn bầu không chỉ đóng khung trong nghệ thuật hát Xẩm mà đã được các nghệ sỹ sử dụng trong nhiều hình thức nghệ thuật ca hát cổ truyền khác như: sân khấu Tuồng, sân khấu Chèo, sân khấu Múa rối nước, Ca nhạc thính phòng Huế, Đờn ca Tài tử, sân khấu Cải Lương và trong hòa tấu với các nhạc cụ dân tộc khác. Ở trường hợp hòa tấu, đàn bầu đã phát huy thế mạnh của mình là lột tả được những cảm xúc trữ tình, tính chất bi thương giữa người với cảnh, nhân vật với vở diễn, làn điệu với đặc trưng âm nhạc từng vùng miền. Tuy vậy, trải qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, đàn bầu vẫn không được thu nhận vào các tổ chức dàn nhạc cung đình.<br />
<br />
Truy cập website tatham.vn để xem thêm nhiều hơn các bài viết về nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn t'rưng, đàn tam thập lục, đàn nhị,...<br />
<br />
Tham khảo thêm bài viết về đàn bầu - một cuộc chuyển hóa</p>
Thế giới nhạc cụ truyền thống với nhiều loại khác nhau như đàn tranh, đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, đàn nhị,...