Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
Chủ top có cây động tiêu nào không dùng đến thì cho mình xin đi. Mình rất thích thổi sáo mình cũng đang tập có cây sáo tự làm nhưng âm thanh sai be bét mình ở vùng cao chổ muốn tìm cây sáo cũng chẳng có.
Mình rất thích tiếng tiêu và những tiếng sáo trầm. Bạn nào có liên hệ với mình nha. Chat/mail: mot_nguoi_ban@ymail.com
Sđt: 0163 9299 066
Yahoo: mot_nguoi_ban@ymail.com
Bình Phước -> Miền Nam -> Việt Nam. Angel
Đã xoá vì viết bài không dấu!

BQT Damsan.net
Tuần vừa rồi mình đi công tác Hà Nội, tranh thủ mua 01 cây sáo Tàu tone C về để lấy số liệu test phương pháp tính toán. Đem về thổi thử và đo âm với Eturne thấy lên quãng cao rất tốt. Mình không biết thổi thành bài nên thổi từng âm rời rạc để đo. Mình tính toán xong sẽ gửi tặng lại cho các bạn cây sáo Tàu. Cây sáo của Nghệ nhân Bamboo Flute gửi qua tặng mình tập thổi tốt rồi lên được quãng cao rất tốt. Cây sáo của Nghệ nhân Mão Mèo gửi qua mình tập thổi tốt rồi lên được quãng cao rất tốt. Dưới đây là kết quả đo đạc của mình. Bạn nào có ống ds=13mm là có thể tự khoét được rồi đấy. Xin gửi tặng mọi người. Chúc các bạn thành công. Mọi người làm thành công thì thông tin lên nhé. Số liệu đo trong hình dưới đây.
[Hình: ChinaFlutetoneC.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Lehuuhung gặp phải 1 sự quá khó khăn trong tính toán, rất mong nhận được sự trợ giúp của anh em Damsan.

Bài toán: ống sáo có ds = 13mm. Chúng ta khoan 1 lỗ dl=7mm. Xác định thể tích của hình tạo bởi AMBDNEC (mm3).
Thể tích gồm 03 thể tích cộng lại:
1. Phần hình trụ ABCD
Vhtrụ = S x h.
S = tiết diện lỗ khoét = pi* (AB/2)^2 = pi * (7/2)^2 = 38.48451001mm2
h: Chiều cao hình trụ = PQ
Xác định h:
Xét tam giác vuông PBO
PO là cạnh huyền = bán kính lòng ống sáo = ds/2 = 13/2 = 6.5mm
PB là canh góc vuông = bán kính lỗ khoét = dl/2 = AB/2 = 7/2 = 3.5mm
Theo định lý Pithagor trong tam giác vuông thì xác định cạnh PO = Căn bậc hai của (OB^2 - PB^2) = SQRT(6.5^2 -3.5^2) = 5.477225575mm
PQ = PO x 2 = 5.477225575mm x 2 = 10.95445115mm.
Anh đã đo kích thước trong AutoCAD thì đúng với kết quả tính toán trên
Như vậy V hình trụ = S x h = 38.48451001mm2 x 10.95445115mm = 421.5766849mm3.

2. Phần chỏm cầu AMPB : (chỏm cầu phía trên khi ta khoét thủng)
Vchỏm cầu = pi()* h^2 (R -h/3) = (pi()*h/6) * (h^2 + 3 * r^2)
Trong đó:
h: Chiều cao chỏm cầu = MP = đường kính lòng ống sáo trừ đi chiều cao hình trụ rồi chia 2.
MP = (ds - PQ)/2 = (13 - 10.95445115)/2 = 1.022774425mm
R: Là bán kính lòng trong ống sáo = ds/2 = OB = 6.5mm
r: Là bán kinh lỗ khoét = PB = 3.5mm.
Anh ráp vào thì tính được thể tích chỏm cầu AMPB là 20.24067997mm3.
Cộng phần thể tích hình chỏm cầu và phần thể tích hình trụ ta có
441.8173649mm3. Đến đây là chắc ăn rồi.

3. Phần thể tích CQDNE : Là cái hình tô màu vàng. Nó chẳng ra hình chỏm cầu, chẳng ra hình đới cầu. Hình này quá phức tạp. Đến giờ anh chỉ biết có 1 số thông tin như sau:
CQ=QD= CD/2 = 7/2 = 3.5mm
QN = MP =1.022774425mm.
Các bạn sinh viên hoặc học sinh tính trợ giúp anh cái phần thể tích CQDNE. Hoặc chỉ cho anh phương pháp xác định thể tích cái hình CQDNE.
Anh còn mắc mớ chỗ này mà tốn quá nhiều thời gian mà chưa ra mm3. Có phương pháp này thì lắp ráp vào Excell sẽ tốt hơn.
Mong các em trợ giúp. Cảm ơn các em.
Để dễ hình dung thì em chọc cái đuôi bút bi vào cái 1 cái lỗ 7mm trên cây sáo, thì cái phần cắm ngập vào trong lòng ống là có 3 cái phần thể tích như trên. Thì cái phần hình trụ và cái phần chỏm cầu ở ngay lỗ khoét là anh tính trên đây, còn cái phần đáy nữa anh chưa tính ra. Nó không là chỏm cầu, chẳng ra đới cầu nên mới khó quá. Rất mong được trợ giúp. Có thể em cách tính toán lên đây hoặc gửi qua tin nhắn.
Hoặc tính toán cụ thể ra mm3, hoặc chỉ cho anh phương pháp tính thể tích cái hình này
Hình bài toán dưới đây. Cảm ơn các em nhiều.
[Hình: chomdoicau.jpg]



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
tính cái này trên cad dễ ợt mà anh. trước hết anh quy chuẩn bản vễ cad về hệ mm, xác định chính xác các kích thước của vật thể,vẽ trên giao diện solid 3d rồi tìm cách tách khối , hợp khối ... để xác định chỗ cần tính thể tích sau đó dùng lệnh " massprop " nó sẽ ra chính xác thể tích của khối đó theo đơn vị mm3.

Big Grin
em không hiểu bản vẽ của anh,theo như trình bày của anh là 1 ống trúc có đường kính trong là 13 mm , đường kính ngoài lớn hơn đường kính trong 1 chút . ta khoan 1 lỗ d= 7mm .giao tuyến giữa ống trúc và lỗ khoan thể hiện trên hình chiếu cạnh là không chính xác.
http://s835.photobucket.com/albums/zz271/xuongduc/cad/
em có vẽ lại mấy hình bằng cad 3d anh xem tham khảo nhé , em ko up trực tiếp dc do size ảnh lớn
Big Grin
Cám ơn em xuongduc.
Anh gửi em cái này em kiểm tra giùm anh xem anh lắp ráp đúng chưa nhé. Có gì hiệu chỉnh lại cho anh. Âm mưu của anh là để sau khi chúng ta scale Tiêu, Sáo lớn nhỏ thì hiệu chỉnh hàng lỗ theo cái thuật toán này. Nên anh tính tỉ mỉ 1 lỗ. Xác định chính xác Vlỗ thì ta tính ra ngay L khi chia cho Ssáo. Em xem kiểm tra giùm anh tài liệu này rồi gửi qua anh nhé.
Thanks em nhiều.
http://www.mediafire.com/?8ub50pmqfc57juf
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
hi em hơi dốt excel nên em ko dùng excel và các công thức toán học để tính mà em tính trực tiếp trên autocad hết.
http://s835.photobucket.com/albums/zz271.../cad%203d/
đây là phần em tính toán dc trên autocad 3D anh đối chiếu lại để tính. đơn vị chuẩn mm
Big Grin
Ồ thế là quá hay rồi. Ra rồi em ơi.
Đúng là 2 cái phần đầu đuôi ấy chẳng ra cái hình chỏm cầu gì cả. Cách làm của em rất dễ hiểu. Vl = 481.4414849mm3. Cho kết quả ngay. Cám ơn em.
Ví dụ với lỗ khoan dl=7mm trên ống ds = 13mm thì:
Thổi Phù là lấy ra L = 3.627161758mm
Thổi Phu là lấy ra L= 7.254323515mm
Thổi Phú là lấy ra L = 14.50864703mm
Là anh chia Vlỗ/Ssáo đấy.
Như vậy khi chúng ta scale từ 1 cây Tiêu (Sáo) làm mẫu, để sản xuất hàng loạt các cây Tiêu (Sáo) khác giống như cấu trúc hàng lỗ của cây Tiêu (Sáo) làm mẫu thì phải đảm bảo 2 điều kiện:
1. FTồ (Hz): Chênh lệch F (Hz) với cái cây ta đang làm mẫu bắt buộc phải là tỉ tần trong âm nhạc. Như vậy cấu trúc hàng lỗ sẽ ở vị trí tương đương.
2. Sau khi định vị được tọa độ các lỗ trên cây Tiêu (Sáo) mới ta phải thêm 1 thuật toán biến đổi đường kính lỗ nữa mới ra được. Vì lúc này đường kính lỗ khoét không thể là chẵn 7mm nữa. Sau khi nhân (hoặc chia) với hệ số scale 2 cây thì dl nó sẽ lẻ lung tung. Ta không thể nào khoan được với dl biểu kiến ấy được.
Ta lại lấy Vcủa lỗ ấy trên cây Tiêu (Sáo) cũ so sánh với V hiện tại trên cây Tiêu (Sáo) mới của chính lỗ ấy rồi truy ra Vlỗ (mm3) chênh lệch. Từ đó ta truy ra L (mm) chênh lệch bằng cách chia cho S (mm2) của ống Tiêu (Sáo). Thế là biết khoảng dịch lỗ đi để bù lại sự trung thực V lấy ra.
Đúng là Nghệ nhân Bamboo Flute nói không sai: Thật gian nan cực nhọc khi tính toán, thật mệt nhưng cũng rất vui.
Để anh ráp lại cho cẩn thận từng môđun nhỏ. Cái khó với anh là đang tìm cái công thức Excel để tính 2 cái hình ở miệng và ở đáy lỗ khoan ấy. Biết đáp số rồi mà không tính được bực lắm. Cảm ơn sự hợp tác của em xuongduc.
Anh có mắc mớ gì lại kêu em dành thời gian trợ giúp.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
hi có gì đâu anh, em ko rành về tiêu sáo nhưng mấy cái có liên quan đến cad thì em cũng tạm dc. anh chịu khó nghiên cứu cad 3d để tính toán thể tích, diện tích , giao tuyến ... cho những tiết diện bất kỳ trên những cây tiêu, sáo, đàn bất kỳ nhanh hơn tính toán kiểu hình học nhiều.
http://www.youtube.com/watch?v=5dLR02y4q...ure=relmfu
đây là tài liệu em tự mò. chúc đề tài của anh sớm thành công Smile
Big Grin


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 33,083 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 56,696 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 51,745 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách