Nhờ các cao thủ sửa dùm phần dịch giọng bài "Tình Ca"
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Nhờ các cao thủ sửa dùm phần dịch giọng bài "Tình Ca"
#1
Mình coi trên youtube thấy thầy Nguyễn Đình Nghĩa thổi bài này nghe phê quá nên kiếm sheet về tập thổi.
Mỗi tội mình không có sáo 11 lỗ nên không thổi được nốt si trầm thế là phải dịch bảng nhạc gốc lên 3 quãng rưỡi. Nhưng đoạn điệp khúc có nốt sol2 dịch lên thành re3 mà sao khi mình thổi nghe nó cao quá, thổi thành do3 thì nghe lại đúng hơn mặc dù sai nốt. Nhờ mọi người sửa hộ xem mình dịch giọng vậy có đúng chưa:

re2 re2 sol2 fa2 re2
sib do2 re2 sib sol re sol
re sol do2 re2# re2 sib sol
re sol do2 re2# re2 si sol
sol2 sol2 fa2
sol2-fa2 re2 fa2 re2 sol2-fa2 re2 fa2
re2#-re2 sib re2 la (re2)mi2-re2 la re2
re2#-fa2-re2# re2
re2 re2 do2
re2-do2 sol do2 sol re2-do2 sol do2
do2-sib fa sib fa do2-sib fa sib
(sib do2)sib la
la2 la2 re3 la2 re2
la2 fa2 re2 la re2 sol2 la2
la2 fa2# re2 la re2 sol2 la2
la2 sol2 re2 la do2 mi2 sol2

Điệp khúc:
sol la re2 re2-mi2 sol2 mi2-re2 do2-la sol
sol-la re2 re2-mi2 sol2 mi2-re2 do2 re2 sol la re2
re2-mi2 sol2 sol2-la2 re3 la2-sol2 re2
re2-mi2 sol2 sol2-la2 re3 la2-sol2 re2 la re2 la2 sol2.
#2
Muốn dịch giọng thì bác phải coi xem bài đó thuộc giọng nào đã, chứ có phải cứ lên quãng 3 rưỡi là xong đâu, Giọng thứ bác chuyển lên giọng thứ, và trưởng thì bác chuyển lên giọng trưởng!
#3
(07-10-2012, 07:18 AM)chuthoong Đã viết: Muốn dịch giọng thì bác phải coi xem bài đó thuộc giọng nào đã, chứ có phải cứ lên quãng 3 rưỡi là xong đâu, Giọng thứ bác chuyển lên giọng thứ, và trưởng thì bác chuyển lên giọng trưởng!
Bài "Tình Ca" của nhạc sĩ Phạm Duy giọng gốc là "đô thứ". Thầy Nguyễn Đình Nghĩa chuyển thành giọng "mi thứ" (dịch lên 2 quãng)để thổi cho sáo 11 lỗ, còn mình thì chuyển thành giọng "sol thứ" (dịch lên 3 quãng rưỡi) cho sáo 10 lỗ.
#4
Không có bản nốt nhạc thực khó biết quá, nhưng nếu bác dịch lên Sol thứ thì dấu hóa cố định nó có Sib và Mib ( trong bài của bác thấy Mi bình thì mình ko rõ lắm ) hơn nữa thấy Re# bất thường cũng lạ lạ , chắc phải có bản gốc để ngó qua bác ơi!
#5
(07-10-2012, 05:55 PM)chuthoong Đã viết: Không có bản nốt nhạc thực khó biết quá, nhưng nếu bác dịch lên Sol thứ thì dấu hóa cố định nó có Sib và Mib ( trong bài của bác thấy Mi bình thì mình ko rõ lắm ) hơn nữa thấy Re# bất thường cũng lạ lạ , chắc phải có bản gốc để ngó qua bác ơi!
À xin lỗi, mình tìm dc lỗi sai rồi, chỗ đó là nốt fa2 chứ không phải sol2, tại cái sheet nhạc hơi nhỏ lại coi bằng laptop nên tớ nhìn nhầm Tongue
Mà nốt Mib chính là Re# chứ còn gì nữa bạn Big Grin, còn có vài nốt Mi không giáng là vì chỗ đó có dấu bình Big Grin

sheet bản nhạc gốc đây nếu bác còn cần:
http://www.mediafire.com/?y6nwim1qekn5dgn
#6
Mib là Mib, Re# là Rê#, mặc dù âm nó giống nhau nhưng bản chất nó khác nhau đấy bạn àh, bởi vì nó liên quan đến thang âm và hòa âm của bài, ví như 1 bài giọng Si, nốt kết của nó là Si, bạn không thể viết Đô giáng được, dù 1 nốt đó phát âm như nhau!
#7
(07-10-2012, 08:54 PM)chuthoong Đã viết: Mib là Mib, Re# là Rê#, mặc dù âm nó giống nhau nhưng bản chất nó khác nhau đấy bạn àh, bởi vì nó liên quan đến thang âm và hòa âm của bài, ví như 1 bài giọng Si, nốt kết của nó là Si, bạn không thể viết Đô giáng được, dù 1 nốt đó phát âm như nhau!
Vậy à, trước giờ mình quen gọi theo dấu thăng nên mấy nốt giáng mình đổi thành thăng hết Big Grin, có nốt Sib là mình gọi là giáng thôi Big Grin
#8
Nếu thế thì bạn nên thay đổi lại thói quen của mình cho đúng, bởi vì trong điệu trưởng hòa thanh và giai điệu sẽ có thêm 1 và 2 dấu b, nếu tự nhiên bạn ghi # người ta sẽ ko thể xác định đấy là giọng gì đuợc
Hoặc như giọng Đô thứ có nốt Sib Mib và Lab, bạn chỉ ghi là Sib, Re#, Sol#, thì mình đảm bảo các cao thủ cỡ nào cũng phải đầu hàng vô điều kiện!
#9
Bài này gốc của nó đúng là Cm (Đô Thứ) đấy. Nhưng trong bài có một vài chỗ li điệu qua giọng trưởng ở phần phiên khúc nên mới xuất hiện dấu hoá bất thường như bạn thấy. Do đó khi bạn chơi ở giọng Gm thì sẽ xuất hiện một vài nốt E bình thay vì phải thổi Eb theo đúng giọng và điệu thức.

Ngoài ra, như chuthoong nói đó: D# là D# mà Eb là Eb nhé bạn mặc dù chúng có cao độ giống nhau nhưng tính chất thì khác nhau đấy ^^. Trong bài này là giọng Gm nên phải là Eb nhé

Còn đoạn điệp khúc thì đã chuyển hẳn xong giọng trưởng luôn rồi... Bài này bạn dịch sang giọng Gm là rất hợp lí vì toàn bộ các notes đều nằm trong âm vực của sáo và... cũng dễ chơi nữa... Giờ thì chỉ việc tập tành và cho ra lò sản phẩm của mình đi bạn ^^
#10
và yêu cô gái bên nhà
miệng xinh ăn nói thật thà có duyên

chữ "gái" và chữ "nói" là Đô3 mới đúng bạn à, trong bản nhạc xưa của mình thì 2 nốt này (Fa) cách nốt trước (RE) 1,5 cung.


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  chân tình miensoncuoc 2 7,672 08-26-2014, 03:07 PM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ
  bác nào có sheet bài lệ tình cho em xin với ạ đông1993 0 4,514 01-14-2014, 09:30 PM
Bài mới nhất: đông1993
  KHANG DINH TINH CA phongasia 0 4,225 10-24-2013, 02:37 PM
Bài mới nhất: phongasia
  Cách thể hiện một bản nhạc mang tính chất vui? kid_kaito 7 21,058 10-04-2013, 11:54 AM
Bài mới nhất: luyennam91
Thumbs Up Hướng dẫn thổi sáo căn bản nhất phần 1 HieuLeDuc 1 5,770 08-20-2013, 11:21 PM
Bài mới nhất: persephone
  Phân vân về Flute, mong anh em góp ý cho em songthan 4 10,635 06-22-2013, 12:19 PM
Bài mới nhất: songthan
  làm micro cho máy tính rongxanh09 2 8,157 06-05-2013, 11:26 AM
Bài mới nhất: xuongduc
  Cho em hỏi 1 chút về nhạc lý-dịch giọng newroyal 5 14,185 01-28-2013, 08:25 AM
Bài mới nhất: newroyal

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách