Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
Các bạn nghệ nhân Damsan.net vẫn đăng phương pháp lên cho anh chị em học hỏi nhé. Tớ vẫn chờ phương pháp của các bạn đó.
Từ bây giờ trở đi tớ sẽ gõ bài cho Damsan.net về nội dung 2 triệu phương pháp tính toán làm sáo. Bà con nào cần thì xin đọc thật chậm, thấu đạt thông tuệ rồi hãy đọc tiếp những bài sau. Có gì thắc mắc hỏi ngay vào vấn đề cần hỏi, tớ giải đáp ngay lập tức. Không hỏi coi như các bạn đã hiểu.
 
Trước hết đưa mọi chuyện phức tạp về đơn giản.
Bây giờ mọi người để 1 bộ não trắng trơn, không có gì trong đầu hết, não như tờ giấy trắng tinh, trong trắng ngây thơ thì mới dễ được. Coi như từ đầu không biết gì cả.
 
1. Bán hết máy khoan, dao mổ, mũi khoan, giấy nhám cho ve chai đồng nát lấy tiền uống rượu đã.
Làm sáo, làm tiêu là công việc tạo ra 1 nốt nhạc duy nhất bằng không khí. Vậy cái khối không khí đó mới là nguyên liệu chế tạo tiêu sáo ( không phải trúc, nứa, nhựa, kim loại, gỗ đâu nha bà con). Đừng nhầm lẫn giữa nước mắm (chất lỏng) với chai đựng nước mắm (chất rắn).
 
2. Xác định khối Tồ ban đầu:
1 cái ống chứa không khí bên trong đã có lỗ thổi đặt nút chặn: (khi làm sáo)
o-------------------/o-----------------------------------------------------------------------o
Hoặc 1 cái ống chứa không khí bên trong đã khoét miệng thổi: (khi làm tiêu)
)---------------------------------------------------------------------------------------------o
Ta thổi làn hơi số 2 nó kêu ra 1 tần số dịu dàng ngọt ngào và xác định giá trị trên trục tần số. Ta gọi là Tồ.
 
3. Bà con lấy 2 cát + 1 xi măng +  nước trộn lại nhồi đầy vào trong ống trúc, rồi để đến 2 hôm sau, đập vỡ cây trúc ra cho vào bếp làm củi nấu cháo gà (tớ thì cho vào tủ khóa chặt lại). Khúc bê tông đó mới chính là nguyên liệu để chế tạo sáo trúc. Tớ đã chuyển chất khí thành chất rắn cho bà con dễ hình dung.
 
4. Bà con xác định diện tích phần tiếp xúc giữa bê tông và bình chứa là cây trúc theo công thức:
Stp = (Sxq + Ss) - Slt
Trong đó:
Stp: Diện tích toàn phần tiếp xúc giữa bê tông và trúc (mm2).
Sxq: Diện tích xung quanh (mm2). Sxq = L x C. trong đó:
L: Chiều dài ống tính từ nút chặn ( hoặc vách ngăn) (mm)
C: Chu vi ống (mm). C = d x 3.14 . Trong đó d là đường kính ống (mm).
Ss: Tiết diện ống (mm2). Ss = 3.14 x r^2. Trong đó r là bán kính ống (mm).
Slt: Là tiết diện lỗ thổi (mm2). Tự tính ra.
Đó đó, bà con cứ làm theo thế đi. Tính thật chậm thôi, chắc từng bước, với tớ rành Excell thì phang Enter khịch 0.1 giây thôi là phọt  ra Stp thôi.
Bài này chỉ xác định duy nhất 1 thông số là Stp (mm2).
Với những ống hình vuông hay chữ nhật hay tam giác.v.v.. thì vẫn tính ra Stp khối bê tông nha bà con.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
[Hình: 8IaWo6.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Hôm nay đã là 22 tháng 11 năm 2016 rồi: Bạn thành viên nào có phương pháp tính toán làm sáo, tiêu xin đăng lên. Nào xin mời quần hùng tụ hội, xin mời các cao thủ bốn phương cho phương pháp tính toán làm sáo nào. Sắp hết năm 2016 rồi.
Tớ nghe thấy ổn là giao luôn chìa khóa tủ cho bạn vinh hạnh mở tủ lấy trúc ra khoan. Nào xin mời anh em.
Mời các bạn ly cà phê nào.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Tớ sẽ đếm thời gian đến 24 giờ 00 phút ngày 31 tháng 12 năm 2016 để xem các bạn nghệ nhân Damsan.net đăng phương pháp tính toán làm sáo lên. Vì đương nhiên là mồm chúng ta nói gì thì tay chúng ta sẽ làm như thế, bất luận là ai ở Damsan.net. Tớ cũng thế, tớ nói gì , tớ cam kết làm thế.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Hôm nay tớ chia sẻ cho bà con 1 bí kíp. Là khoa học vui nhé, bà con cũng nên biết. Chỉ mất 1 giây thôi, mọi tư duy đều thay đổi. Bạn nào biết rồi thì cũng nên tôn trọng những điều tớ chia sẻ. Vì những điều gì các giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam còn ngu dốt thì tớ mới chia sẻ cho anh em Damsan.net.
 
Các cao độ của nốt nhạc được ký hiệu như thế vầy:
 
----------------
----------------
----------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------
----------------
----------------
 
Cái hình trên đây gọi là khuông nhạc. Ở đầu chúng ta có 3 cái khóa. Chúng ta chỉ quan tâm đến khóa Son thôi nhé.
Các cao độ nốt nhạc được ghi vào các dòng và các khe.
Quan hệ giữa cao độ của các nốt nhạc chúng ta gọi là quãng. Ví dụ quãng 4, quãng 5, quãng 7 giảm, quãng 8, v.v.v... tức là quan hệ giữa các dòng và khe ở sơ đồ trên.
Giờ chúng ta nhìn vào cái chữ ký của Lê Hữu Hùng có cái dòng hiến pháp cao độ nốt nhạc, các bạn dowload file Excel đó về.
Giờ bà con làm cho tớ 1 việc duy nhất này:
gõ số 1 vào ô nền vàng và ấn Enter.
Điều diệu kỳ hiện ngay trong nhà của bà con đó.
Các file Excel đó hiện lên tất cả các quãng trong âm nhạc trong hệ mặt trời này đó. Tác phẩm âm nhạc nào cũng phải vậy.
 
Ví dụ: Đoàn quân Việt Nam đi. Bà con ta xướng âm là : Rề Mi Rề Son Son. Quan hệ quãng như sau:
a) thằng Quân cao hơn thằng Đoàn 2 bán âm. Đó là quan hệ Mi - Rề. Bà con đếm lên trên ô nền vàng 2 ô, biết liền hệ số n =   0,89089871814034.
b) thằng Việt cao bằng thằng Đoàn, thằng Nam cao bằng thằng Đi.  Đó là quan hệ Rề - Rề; Son - Son. Bà con nhìn vào luôn ô nền vàng. Biết liền là hệ số n = 1.
c) thằng Đoàn thấp hơn thằng Quân 2 bán âm. Đó là quan hệ Rề - Mi. Bà con đếm xuống dưới ô nền vàng 2 ô, biết liền hệ số n = 1,12246204830937.
d) thằng Đoàn  thấp hơn thằng Việt và thằng Nam 5 bán âm. Đó là quan hệ Rề - Son. Bà con đếm xuống dưới, sang phải ô nền vàng 5 ô, biết liền hệ số n =  1,33483985417003
đ) thằng Quân thấp hơn Việt và thằng Nam 3 bán âm. Đó là quan hệ Mì - Son. Bà con đếm xuống dưới, sang phải ô nền vàng 3 ô,  biết liền hệ số n =  1,18920711500272 
v.v…
 
Bà con kết luận:
a) Nốt nhạc sau cao hơn nốt nhạc trước: Phía trên, bên phải ô nền vàng: Là các hệ số quãng n<1
b) Nốt nhạc sau trầm hơn nốt nhạc trước.  Phía dưới, bên phải ô nền vàng: Là các hệ số quãng n>1
c) Các nốt nhạc có cao độ bằng nhau: Tại ô nền vàng: Là hệ số quãng n=1.
d) Các hệ số này là sự biến thiên bước sóng (Lamda) tại môi trường rắn, lòng, khí trong hệ mặt trời  khi loài người thực hiện một tác phẩm âm nhạc.
 
Đó, đó dễ không nào, nói như bạn Quyên Gà là đọc xong phang ngay, phọt tương ớt. Các bạn chỉ thực hiện hành vi ấn Enter tối đa là 1 giây thôi nhé.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Hôm nay là 30 tháng 11 năm 2016, như vậy thời gian đến hạn chót mà bạn Lê Hữu Hùng đề nghị là ngày 31 tháng 12 năm 2016 chỉ là 01 tháng. Các bạn thành viên Damsan.net thân mến, bạn nào có phương pháp tính toán làm sáo, làm tiêu xin chia sẻ lên đây cho anh em ta áp dụng. Mời các bạn: Lê Hồng Sơn, Nguyễn Đức Chuyên, Lê Hữu Hùng (tớ) .v.v… xin mời các cao thủ khác. OK là chúng ta mở tủ lấy cây trúc ra để khoan vào năm 2016 cho nó nhanh. Làm sao để các bạn Tây, Tàu, Ấn, Nhật, Hàn… họ cúi đầu kính nể bái phục Việt Nam ta chứ các bạn Damsan.net.
Chúng ta gõ về phép tính thôi, không cần thuyết trình quan điểm, lý luận, hoặc tranh luận thường niên v..v…nữa nhé. Lấy cái gì nhân chia cộng trừ với cái gì để cho ra cái gì..v.v.. đại khái thế. Cho ví dụ minh họa cụ thể bằng con số.
Ví dụ:  Số lượng  x Đơn giá  =  Thành tiền.
Cái gì mà hàng ngày các bạn tính toán làm ra cái tiêu, cái sáo thì gõ lên. Quan điểm, nhận định, bình luận, khen, chê… thì thôi, đề nghị bạn Lê Hồng Sơn và bạn Nguyễn Đức Chuyên nên dẹp bớt. Diễn đàn Damsan.net chúng ta cũng ra đời hơn 10 năm rồi còn gì. Để diễn đàn như thế này tớ thấy không ổn. Chúng ta sẽ đưa diễn đàn Damsan.net vĩ đại trở lại. (cho giống khẩu hiệu của  ông Donald Trump).
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Hôm nay là ngày 02 tháng 12 năm 2016: Nào xin mời các bạn, bạn nào có phương pháp tính toán làm sáo thì đăng lên cho mọi người cùng làm ra sáo, không nên e thẹn, mắc cỡ làm chi cho mệt, hãy hăng hái nhiệt tình như lúc bạn tranh luận ấy. Bài viết các bạn đăng dạng phép tính nhé, có ví dụ minh họa tính toán bằng con số và phép tính cho mọi người dễ hiểu. Một vấn đề mà phải nói đi nói lại nhiều năm mình cũng không khoái, các bạn cũng không khoái, mọi người qua lại đọc cũng không khoái.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Ngày 24 tháng 12 năm 2016. Sắp hết năm 2016.
"Mùa đông năm ấy sao sáng soi cuối trời..."
Là rề fa lá son lá fa mi fá mi rề...
Chúc các bạn đón Giáng sinh vui vẻ an bình.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
@All:
Theo các bạn thì :
1. Chuyên mục Phương pháp tính toán làm sáo để thảo luận về gì ?
2. Thông số gì đã biết ?
3. Thông số gì cần tìm ?
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Để tránh sự tranh luận lảm nhảm không cần thiết, chúng ta cần chỉ rõ:
1. Thông số nào đã biết ?
2. Thông số nào cần tìm ? (Xác định bằng quan hệ với thông số đã biết)
 
Ví dụ:
Bài toán
Bé Nhung cùng mẹ đi siêu thị Vincom. Bé mua 3 cái kẹo, giá 1 cái kẹo là 2.000đ. Hỏi bé Nhung phải đưa cô bán kẹo là bao nhiêu tiền ?
 
Lời giải:
Số tiền bé Nhung đưa cô bán kẹo là:
3 cái kẹo x 2.000đ = 6.000đ
Đáp số: 6.000đ ( Sáu ngàn đồng).
 
Phân tích bài toán:
Thông số đã biết là:
- Số lượng kẹo bé Nhung đã mua (cái).
- Đơn giá 1 cái kẹo ( đồng/cái).
Thông số cần tìm là: Số tiền phải trả cho cô bán kẹo.
 
Vậy tính toán làm sáo, tiêu, flute, sáo bầu, sáo mèo v.v… Chúng ta cũng phải xác định 2 loại thông số trên trước khi chế tạo ra chúng.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 33,081 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 56,695 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 51,744 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 2 khách