hỏi về cái hướng làm sáo
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
hỏi về cái hướng làm sáo
#11
(06-14-2013, 12:57 PM)saomuc Đã viết:
Trích dẫn:em không dám nhận là pro, nhưng theo kinh nghiệm và lý thuyết thì:::
Vâng đúng là ta chọn trúc và chế tác trúc thường thì "thường thôi nhé, vì mỗi bác có một mong muốn riêng khi chế tạo"
chọn phần có lòng trong lớn hơn để đặt lỗ thổi...nhưng cũng không nên trênh lệch quá lớn đâu nhé, ví dụ như làm từ la4 đến loại rê5 thì đường kính cũng chỉ nên trênh lệch trong khoảng [0;1.2] mm thôi nhé, không lên bát độ 3 tại cùng 1 vị trí lỗ thì sai số lớn lắm,,,

thế là trả lời bác "lên các nốt cao sẽ chuẩn hơn rồi nhá..
còn chuyện tốn công lực hay không thì không đáng kể đâu!
em bổ xung thêm nữa ah!, khi đó ta sẽ có một mầu âm tốt, ở các nốt thấp vẫn có thể trầm ấm, ở các nốt cao vẫn thanh tao và không bị chói
Năng lượng ở đây là năng lượng hao hụt do quá trình truyền sóng âm mà bác chứ đâu phải "công lực" gì ở đây đâu!

năng lượng hao hụt khi truyền sóng âm hả bác, em xin lỗi em hiểu nhầm.
nhưng có phải năng lượng này là cường độ âm đúng không bác?
Cuộc đời,, là thật nhiều xác xuất và ngẫu nhiên
#12
Vì môi trường trong ống sáo không phải là môi trường khí lí tưởng, vả lại năng lượng còn hao hụt do các phần tử ma sát với nhau nên việc áp dụng định luật bernoulli chỉ mang tính tương đối. Năng lượng tỉ lệ thuận với tần số, tức là các nốt càng cao (ở quãng 2) thì phải chi trả "năng lượng" cho việc hao hụt này càng nhiều, điều này dẫn đến các nốt quãng 2 của sáo hay bị non so với quãng 1 ở cùng thế bấm. Nếu dựa theo giả thuyết này (vì cũng chả có cái gì để chứng minh), ta có thể thấy là nếu đặt phần ống sáo có đường kính lớn hơn làm lỗ thổi thì khi dao động, ở phần cuối đuôi sáo sẽ bị mất ít năng lượng hơn (do đường kính nhỏ hơn), do đó hao hụt năng lượng (tần số) tổng cộng sẽ ít hơn. Cụ thể, chính xác từng con số thế nào thì em không biết.
#13
(06-14-2013, 07:35 PM)saomuc Đã viết: Vì môi trường trong ống sáo không phải là môi trường khí lí tưởng, vả lại năng lượng còn hao hụt do các phần tử ma sát với nhau nên việc áp dụng định luật bernoulli chỉ mang tính tương đối. Năng lượng tỉ lệ thuận với tần số, tức là các nốt càng cao (ở quãng 2) thì phải chi trả "năng lượng" cho việc hao hụt này càng nhiều, điều này dẫn đến các nốt quãng 2 của sáo hay bị non so với quãng 1 ở cùng thế bấm. Nếu dựa theo giả thuyết này (vì cũng chả có cái gì để chứng minh), ta có thể thấy là nếu đặt phần ống sáo có đường kính lớn hơn làm lỗ thổi thì khi dao động, ở phần cuối đuôi sáo sẽ bị mất ít năng lượng hơn (do đường kính nhỏ hơn), do đó hao hụt năng lượng (tần số) tổng cộng sẽ ít hơn. Cụ thể, chính xác từng con số thế nào thì em không biết.

Tại sao bạn lại đem vấn đề năng lượng hay công lực gì đó để áp dụng và lý giải cho việc lệch quảng hàng 1 và 2 trên cùng 1 thế bấm. vậy tôi đưa ra dẫn chứng về cây tiêu có phải dài hơn cây sáo kéo theo hệ số ma sát lớn hơn thế tại sao tiêu vẫn chuẩn hơn sáo
Tôi đã làm nhiều thí nghiêm về điều này (sản phẫm thí nghiêm Lee và MHM đều đã xem qua) và các bạn có thể làm đươc đễ bổ xung kiến thức cho mình, thí nghiệm như sau: sau khi làm xong 1 cây sáo và đo kỷ lưỡng về độ lệch hàng 1 và 2 xong đâu đó các bạn cưa ngan chính giữa lỗ thổi đễ biến sáo thành tiêu. sau khi biến sáo thành tiêu và đo lại hàng 1 và 2 các bạn sẽ thấy kết quả lúc này cây tiêu mới này cũng chuẩn như họ nhà tiêu nó. vậy vấn đề là ở chổ nào?, vấn đề này tạm thời lý giải như sau: ta tính từ tim lỗ thổi dến vách chận có 1 đoạn L nhỏ tôi gọi nó là L(h) (chiều dài hóc hom) nó như 1 cây bamflute, sau khi sóng hàng 1 đi rồi về phải làm đầy cái hóc hom này mất 1 khoản thời gian T(h) mới tiếp tục thực hiện chu kỳ lần 2 và cứ thế 440 lần cho note la4
gọi L(l) là chiều từ lỗ thổi đến tim lỗ bấm note la, điều kiện là vận tốc sóng đi trong ống là không đổi trên toàn chiều dài ống sáo. vậy thời gian của chu kỳ note la hàng 1 là T(h)+T(l) và hàng 2 là T(h)+ T(l)/2. theo lý là thời gian của hang 2 là 1/2 hàng 1 có nghĩa thay vì (T(h)+T(l))/2 (1)thời gian lý tưởng. bây giờ lại là T(h)+ T(l)/2 (2) so sánh biểu thức (1) và(2) ta thấy giá thì biểu thức (2) lớn hơn (1) do đó thời gian hàng 2 sẽ lớn hơn thời gian hàng 2 lý tưởng, kết quả hàng 2 non hơn hàng 1 lý tưởng về cao độ
mong lee hay các bạn nào hiểu rõ vấn đề mà mình trình bài diễn giải lai cho rõ ràng hơn.
#14
(06-15-2013, 08:07 AM)vinhnguyen Đã viết:
(06-14-2013, 07:35 PM)saomuc Đã viết: Vì môi trường trong ống sáo không phải là môi trường khí lí tưởng, vả lại năng lượng còn hao hụt do các phần tử ma sát với nhau nên việc áp dụng định luật bernoulli chỉ mang tính tương đối. Năng lượng tỉ lệ thuận với tần số, tức là các nốt càng cao (ở quãng 2) thì phải chi trả "năng lượng" cho việc hao hụt này càng nhiều, điều này dẫn đến các nốt quãng 2 của sáo hay bị non so với quãng 1 ở cùng thế bấm. Nếu dựa theo giả thuyết này (vì cũng chả có cái gì để chứng minh), ta có thể thấy là nếu đặt phần ống sáo có đường kính lớn hơn làm lỗ thổi thì khi dao động, ở phần cuối đuôi sáo sẽ bị mất ít năng lượng hơn (do đường kính nhỏ hơn), do đó hao hụt năng lượng (tần số) tổng cộng sẽ ít hơn. Cụ thể, chính xác từng con số thế nào thì em không biết.

Tại sao bạn lại đem vấn đề năng lượng hay công lực gì đó để áp dụng và lý giải cho việc lệch quảng hàng 1 và 2 trên cùng 1 thế bấm. vậy tôi đưa ra dẫn chứng về cây tiêu có phải dài hơn cây sáo kéo theo hệ số ma sát lớn hơn thế tại sao tiêu vẫn chuẩn hơn sáo
Tôi đã làm nhiều thí nghiêm về điều này (sản phẫm thí nghiêm Lee và MHM đều đã xem qua) và các bạn có thể làm đươc đễ bổ xung kiến thức cho mình, thí nghiệm như sau: sau khi làm xong 1 cây sáo và đo kỷ lưỡng về độ lệch hàng 1 và 2 xong đâu đó các bạn cưa ngan chính giữa lỗ thổi đễ biến sáo thành tiêu. sau khi biến sáo thành tiêu và đo lại hàng 1 và 2 các bạn sẽ thấy kết quả lúc này cây tiêu mới này cũng chuẩn như họ nhà tiêu nó. vậy vấn đề là ở chổ nào?, vấn đề này tạm thời lý giải như sau: ta tính từ tim lỗ thổi dến vách chận có 1 đoạn L nhỏ tôi gọi nó là L(h) (chiều dài hóc hom) nó như 1 cây bamflute, sau khi sóng hàng 1 đi rồi về phải làm đầy cái hóc hom này mất 1 khoản thời gian T(h) mới tiếp tục thực hiện chu kỳ lần 2 và cứ thế 440 lần cho note la4
gọi L(l) là chiều từ lỗ thổi đến tim lỗ bấm note la, điều kiện là vận tốc sóng đi trong ống là không đổi trên toàn chiều dài ống sáo. vậy thời gian của chu kỳ note la hàng 1 là T(h)+T(l) và hàng 2 là T(h)+ T(l)/2. theo lý là thời gian của hang 2 là 1/2 hàng 1 có nghĩa thay vì (T(h)+T(l))/2 (1)thời gian lý tưởng. bây giờ lại là T(h)+ T(l)/2 (2) so sánh biểu thức (1) và(2) ta thấy giá thì biểu thức (2) lớn hơn (1) do đó thời gian hàng 2 sẽ lớn hơn thời gian hàng 2 lý tưởng, kết quả hàng 2 non hơn hàng 1 lý tưởng về cao độ
mong lee hay các bạn nào hiểu rõ vấn đề mà mình trình bài diễn giải lai cho rõ ràng hơn.

Kiểu giải thích này em cũng đã nghe lâu rồi. Em chỉ muốn đưa ra thêm một giả thuyết khác để giải thích việc đặt lỗ thổi ở nơi có đường kính lớn hơn hay nhỏ hơn của sáo? Chúng ta không thể thỏa mãn với chỉ một kiểu giải thích cho một hệ quả phức tạp. Nếu bác bác bỏ giả thuyết của em chỉ vì nói là tiêu dài, dày hơn sáo nên "hao hụt năng lượng" nhiều hơn thì em có thể bắt bẻ lại là tiêu chơi các note có tần số... nhỏ gấp đôi sáo nên không thể so sánh thế được thì bác giải thích thế nào?
#15
Bạn nói thế có nghĩa là bạn dang so sánh 2 cây sáo C5 và tiêu C4 rồi, ơ đây tôi dang nói thí nghiệm trên cùng 1 cẫy, có nghĩa là sau khi lam xong cây sáo rồi lấy chính cây đó cưa ra lám tiêu và kiểm tra kết quả, lúc nầy kết quả có được là không có hiện diện của cái L hóc hom.. bạn hãy làm thí nghiệm đi rồi đưa ra kết luận
Còn trã lời cho chủ tiêu đề này là nên làm lỗ thổi ơ đầu nhỏ, lỗ thổi nhỏ thôi nếu vẫn còn chấp nhận được, để giãm thiểu L hóc hom,
#16
Saomuc biết bác sẽ trả lời như vậy! Cái thí nghiệm đó chỉ để chứng minh cho vị trí nút chặn ảnh hưởng đến chênh lệch giữa quãng 1 và quãng 2 của sáo, không có nghĩa là chứng minh không còn bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự chênh lệch đó nữa!
#17
(06-15-2013, 04:27 PM)saomuc Đã viết: Saomuc biết bác sẽ trả lời như vậy! Cái thí nghiệm đó chỉ để chứng minh cho vị trí nút chặn ảnh hưởng đến chênh lệch giữa quãng 1 và quãng 2 của sáo, không có nghĩa là chứng minh không còn bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự chênh lệch đó nữa!

Tức nhiên là còn nhiều yếu tố khác ví dụ như độ nghiêng vách lỗ thổi, các vách lồi lõm bên trong lòng ống, độ dày thành ống bởi tất cả những thứ nêu trên đã tạo nên các hóc cản sóng lưu thông, hệ quả làm áp suất tăng ở hàng 2 khi phải thổi ép, mà ap suất tăng thi vận tốc sóng cao lên bù sự lại sự trể nải do L hóc hom gây ra. Điều này đã đưa ra rât nhiều thí nghiệm ở trang dam san trước. Có thể nhờ Lee moi ra cho


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Tài liệu-hướng dẫn làm sáo nhựa newroyal 25 87,005 05-11-2014, 04:11 PM
Bài mới nhất: Xanhlacay277
  hướng dẫn làm pan flute bằng ống anten rongxanh09 3 12,035 12-02-2013, 03:12 PM
Bài mới nhất: maytapbung
  Hướng dẫn sử dụng Tuner_e BaGaiLeeLỳ 18 41,266 02-14-2013, 11:06 AM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ
  [Share]Ebook hướng dẫn thu âm - Mix nhạc cho newbie mr.ducsy 2 9,020 08-18-2012, 12:44 PM
Bài mới nhất: duylonghg95
  Xin thông số hướng dẫn thực tế làm Tiêu persephone 2 13,733 05-15-2012, 06:38 PM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 3 khách