MỘT SỐ ĐIỆU XẨM ĐỂ ANH EM THAM KHẢO.
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 3 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
MỘT SỐ ĐIỆU XẨM ĐỂ ANH EM THAM KHẢO.
#11
em cũng muốn nghe anh Hùng kéo Big Grin
#12
anh Bailing post tiếp nốt nhạc xẩm thập ân đi Big Grin
#13
Gửi tặng em Baiiling một số tư liệu xưa nói về nghề hát xẩm. Có lẽ những hình ảnh này được người Pháp chụp trước 1945 ở Hà Nội.
[Hình: Xam2.jpg]
[Hình: xam1.jpg]
[Hình: Xam3.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#14
Xem ảnh có thể thấy rằng Xẩm hồi xưa là một nghề, để theo được cái nghề đó thì trẻ con phải đuợc dạy từ nhỏ, có thầy dạy đàng hoàng. Người hát xẩm nối tiếng của một vùng được gọi là Trùm xẩm. Mấy ông trùm xẩm nghe nói có nhiều vợ lắm đó Big Grin không phải vì ham giàu sang quyền quý mà do các bà hâm mộ cái tài hoa để cắp mê nón theo hầu ông Xẩm.
Hồi xưa cấu tạo đàn bầu cũng đơn giản hơn ngày nay nhiều.
#15
Smile 
(08-09-2012, 03:45 PM) Đã viết: Gửi tặng em Baiiling một số tư liệu xưa nói về nghề hát xẩm. Có lẽ những hình ảnh này được người Pháp chụp trước 1945 ở Hà Nội.
[Hình: Xam2.jpg]
[Hình: xam1.jpg]
[Hình: Xam3.jpg]

Smile Rất xúc động vì sự quý mến của anh lehuuhung, hj!
E thks bác nhìu, ngắm hình ảnh các gánh xẩm ngày trước. Thấy trong lòng rạo rực, muốn hát thật nhiều và cũng cảm thấy lo lắng cho xẩm lắm lắm!

Hjx, mong sao cho ngày càng nhiều người biết đến xẩm, thích nghe và thích hát xẩm!

Ôi, lo lắng thay!
(08-08-2012, 12:47 PM)SapinT Đã viết: anh Bailing post tiếp nốt nhạc xẩm thập ân đi Big Grin

Kỳ này hơi bận bịu chút, nên ko thường xuyên thăm diễn đàn được. nên hôm nay mới thấy y/c này của chú SpainT.
Okie thôi, rất mong mọi người biết kéo xẩm.
Nhưng do trình độ có hạn, nên xin các ae đừng cười chê.hi

bailing xin post lưu không thập ân, bản đoản (gần như là nốt gốc). Sau đó ai có khả năng phiêu được bao nhiêu thì cứ phiêu nha. Miễn sao trước sau giữ được nốt gốc là được.

sol / la rế xi la sol
rê mi rề đồ
fa rề fa xí rề sol
xi rế xi la sol
mì rề xí la sol


chúc ae thành công!
Luôn mong được "Tứ Hải Giao Tình"!
#16
@Baiiling: Anh cảm nhận như sau:
Tấm hình số 1: Có Bầu và Líu và bộ Gõ, cây đàn Bầu thật kỳ lạ so với bây giờ.
Tấm hình số 2: Có Bầu, Nhị, Líu và bộ Gõ.
Tấm hình số 3: Có Nguyệt, Tam, Líu, Sáo và bộ Gõ.
Ở đây có 1 điều đặc biệt là: Toàn thể ban nhạc đang sử dụng tay trái.
Rất có thể khi in tráng phim đã để lộn chiều (phải trái) nên chúng ta nhận thấy các nhạc khí các Nghệ nhân đang sử dụng hoàn toàn tay trái. Thật ra họ sử dụng là tay phải. Chúng ta quan sát cách cầm đàn Tam, Nguyệt, cái mỏ của cây Líu và thế bấm Sáo và các Nghệ nhân bộ Gõ. Theo anh phỏng đoán thì có lẽ do tráng phim in ảnh ra bị ngược 180 độ , mặt trước ra mặt sau.

Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#17
(08-13-2012, 10:12 AM)lehuuhung Đã viết: @Baiiling: Anh cảm nhận như sau:
Tấm hình số 1: Có Bầu và Líu và bộ Gõ, cây đàn Bầu thật kỳ lạ so với bây giờ.
Tấm hình số 2: Có Bầu, Nhị, Líu và bộ Gõ.
Tấm hình số 3: Có Nguyệt, Tam, Líu, Sáo và bộ Gõ.
Ở đây có 1 điều đặc biệt là: Toàn thể ban nhạc đang sử dụng tay trái.
Rất có thể khi in tráng phim đã để lộn chiều (phải trái) nên chúng ta nhận thấy các nhạc khí các Nghệ nhân đang sử dụng hoàn toàn tay trái. Thật ra họ sử dụng là tay phải. Chúng ta quan sát cách cầm đàn Tam, Nguyệt, cái mỏ của cây Líu và thế bấm Sáo và các Nghệ nhân bộ Gõ. Theo anh phỏng đoán thì có lẽ do tráng phim in ảnh ra bị ngược 180 độ , mặt trước ra mặt sau.

ĐÚng vậy đó anh H à. Là ảnh bác tặng em, nên em cũng ko tiện nói điều đó. một số ảnh là do người up cố tình đảo hình để giữ bản quyền hoặc lý do như a đã nói. Nhưng đó là chuyện nhỏ. ta có thể đảo lại đc mà.

Điều thứ 2. Quả thật trước kia, các gánh xẩm có đàn Bầu, và nó quan trọng trương đương hoặc hơn cả líu, hồ. Nhưng do đàn bầu cồng kềnh (ngày trước làm gì có bầu gấp như bjo) và nếu bầu cộng hưởng kong lớn thì âm ko đủ lớn (ngày trước làm gì có âm ly) so với người hát và 1 số nguyên nhân khác nữa. nên cây bầu dần ít xuất hiện. Chính thế cây líu là lên đứng đầu và cũng bởi khả năng đệm, âm giống giọng người và các ưu điểm khác nữa.

Điều thứ 3: Ta cũng có thấy một số nhạc cụ khác xuất hiện trong gánh xẩm. Đó là do sự phát triển tự nhiên của 1 gánh xẩm có thu nhập kha khá, nhằm làm phong phú âm đệm của nhạc cụ trong khi diễn xướng. Tuy nhiên, chuyện này cũng chỉ cục bộ và tồn tại trong một thời gian ko dài do tính cổ truyền và đúng đắn của loại hình này.

Đó là một số hiểu biết của bailing. Chẳng là từ khi biết đến xẩm là mê xẩm luôn, bailing có đọc và tìm hiểu kha khá các tài liệu về xẩm và qua các cuộc trò truyện với một số nghệ nhân, nhà nghiên cứu về hát xẩm.hj
Luôn mong được "Tứ Hải Giao Tình"!
#18
Hôm Chủ Nhật 3/3/2013 ông trùm xẩm đất Hải Phòng bailing (Đào Hùng, Linh xẩm) có chuyến công du vùng Đông Bắc có ghé qua nhà mình chơi. Sau một chầu nhậu xỉn nghiêng ngả đất trời Hạ Long, ông trùm xẩm có chỉ dẫn một số ngón đàn rất độc rất quái chiêu. Mình được hướng dẫn từ cách cầm, đặt lên chân, tay phải làm sao, tay trái làm sao, xử lý thế nào..v..v... rất nhiều thứ hay. Xin đăng lên đây một số điệu xẩm do Nghệ nhân bailing trình bày, anh em ta cùng xem và học tập cho vui.

Nữ nhi tình





Bài: Dạt nước cánh bèo
Xẩm hà liễu





Bài: Tứ hải giao tình
Xẩm huê tình
(Hát theo lề lối cổ)





Bài: Quyết chí tu thân
Xẩm huê tình Hà Nội





Bài: Thập ân phụ mẫu
Xẩm thập ân
(lời và lề lối cải biên)



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#19
hehe, nghe vui quá xá ^^
#20
Chết thật, lại bị chơi quả giống SapinT quá!
Bác lehuuhungọi bảo, chú chơi vài bài đi, thế là rút máy đt ra ghi hình luôn, hôm sau post lên rồi mới gọi cho mình.Hmmm
Sợ các chú các bác quá! Khổ quá, hát hò chẳng ra gì, toàn bị "bêu rếu" thế này, ngại quá!hjxhjx
Luôn mong được "Tứ Hải Giao Tình"!


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những điều cần biết khi sử dụng, bảo quản vĩ nhị hồ yuti 1 6,138 04-29-2013, 01:45 PM
Bài mới nhất: Sakill

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 5 khách