06-07-2012, 10:02 AM
Nhân nói về việc uốn cong cây Trúc, mình có tìm hiểu một số cách làm uốn thẳng, uốn cong cây Trúc, đăng lên cho các bạn tham khảo. Cách này là mình hỏi ông Tiêu và anh Minh là thợ mộc ở gần nhà mình.
1. Nắn thẳng cây Tre ra để làm cái thang:
Khi cây còn tươi, đốt lửa, nướng đoạn ống bị cong cho nóng lên, đem ra 1 cái cây mọc ở vườn có cái chạc 2 xỏ cây tre vào cái chạc 2 rồi dùng dây buộc đầu kia vào 1 cái cây khác mọc cạnh đó, kéo thẳng cây tre ra rồi mới buộc. Dùng khăn hoặc mảnh vải nhúng nước lạnh xoa lên phần ống tre ta đã nướng cho nó lạnh đột ngột, rồi buộc tấm khăn đó vào đó. Hôm sau ra gỡ ra đem về làm thang.
Phương pháp này thì hay để lại vết sạm cháy tại đoạn ống cần nắn thẳng.
2. Nắn thẳng cây Trúc, cây Sậy để làm nhạc cụ:
Cung vĩ đàn Nhị: Các cụ nhà ta hay làm bằng 1 cành tre, cành trúc, không phải thân, đường kính chỉ nhỏ cỡ chừng ngón tay út.
Cái này khó, vì phải thao tác khi chúng còn tươi, vừa chặt về.
Chặt một cây chuối, bóc vỏ ra để lại cây chuối đường kính cỡ chừng 5 đến 7cm, dài chừng 20cm (dài hơn đoạn cong ta cần nắn thẳng). Chọc thủng tâm cây chuối, đút cái cành tre đoạn uốn cong đó vào cây chuối, đem nướng đoạn đó lên, thấy nước ở cây chuối sôi lên sùng sục, trào ra ngoài được một lúc gần kiệt nước thì ta lấy ra rút cây chuối ra, đè đá lên hoặc căng kéo dây như với cái thang và ta dội nước lạnh vào đột ngột.
Cây sậy thẳng ta muốn uốn cong đoạn ta lắp cái tăng vặn dây cung chỗ tay cầm, hoặc cong đoạn buộc dây đầu cung vĩ: Ta làm như trên, nhưng cây sậy là cây ruột bông, xốp rỗng nên khi ta đè đá vào thì bị nứt, bẹp sản phẩm. Ta có 1 miếng gỗ đục sẵn hình dấu ngã (~) (cho tay cầm), hoặc gần giống móc câu (cho đầu cung vĩ) chính là cái dưỡng để định hình. Cái rãnh định hình này chiều rộng và chiều sâu thì lớn hơn cây sậy. Sau khi rút cây chuối ra, ta ép cây sậy lọt vào cái rãnh đó. Ta lại nhúng chúng vào xô nước lạnh đột ngột để đó, khi nguội thì vớt ra, đến hôm sau mới lấy cây sậy ra khỏi miếng gỗ.
Cách làm trên thường không để lại vết cháy trên sản phẩm. Không giống như các cụ uốn cây Tre để làm thang.
Nếu không muốn chặt cây chuối thì ta lấy cây hoa súng, cây hoa sen, cây khoai nước cũng được, nhưng phải lấy dây kim loại buộc chúng kín xung quanh chỗ cần đốt nóng.
3. Cách số 3 này không thấy ai làm, thường thì thấy người Nhật Bản hay làm với trái cây: mình xem trên ti vi VTV2. Hi hi hi hi
Người Nhật Bản trồng dưa hấu, do nó tròn nên chiếm nhiều diện tích trong thùng hàng khi vận chuyển, người ta chế ra 1 cái khuôn hình hộp bằng thuỷ tinh hoặc nhựa tổng hợp trong suốt ( trong suốt để lấy ánh sáng mặt trời) có 2 phần úp lại như ta quan sát thấy họ làm cái Huyên. khi trái còn non người ta chụp khuôn vào, khi trái to lên, vẫn ở trong khuôn. Như vậy được hình dạng trái dưa hấu hình hộp.
Áp dụng sang nhạc cụ: Cái này lâu chắc ta chết mà vẫn chưa làm được, lựa chọn cây tre nào có cái cành tre còn non làm cung vĩ đàn Nhị, lại chế cái dấu ~ hoặc dấu ? như móc câu chụp vào gốc cành tre, đợi khi nó lớn được thành hình chắc vài năm. Chắc chết quá hi hi hi i i hi.
1. Nắn thẳng cây Tre ra để làm cái thang:
Khi cây còn tươi, đốt lửa, nướng đoạn ống bị cong cho nóng lên, đem ra 1 cái cây mọc ở vườn có cái chạc 2 xỏ cây tre vào cái chạc 2 rồi dùng dây buộc đầu kia vào 1 cái cây khác mọc cạnh đó, kéo thẳng cây tre ra rồi mới buộc. Dùng khăn hoặc mảnh vải nhúng nước lạnh xoa lên phần ống tre ta đã nướng cho nó lạnh đột ngột, rồi buộc tấm khăn đó vào đó. Hôm sau ra gỡ ra đem về làm thang.
Phương pháp này thì hay để lại vết sạm cháy tại đoạn ống cần nắn thẳng.
2. Nắn thẳng cây Trúc, cây Sậy để làm nhạc cụ:
Cung vĩ đàn Nhị: Các cụ nhà ta hay làm bằng 1 cành tre, cành trúc, không phải thân, đường kính chỉ nhỏ cỡ chừng ngón tay út.
Cái này khó, vì phải thao tác khi chúng còn tươi, vừa chặt về.
Chặt một cây chuối, bóc vỏ ra để lại cây chuối đường kính cỡ chừng 5 đến 7cm, dài chừng 20cm (dài hơn đoạn cong ta cần nắn thẳng). Chọc thủng tâm cây chuối, đút cái cành tre đoạn uốn cong đó vào cây chuối, đem nướng đoạn đó lên, thấy nước ở cây chuối sôi lên sùng sục, trào ra ngoài được một lúc gần kiệt nước thì ta lấy ra rút cây chuối ra, đè đá lên hoặc căng kéo dây như với cái thang và ta dội nước lạnh vào đột ngột.
Cây sậy thẳng ta muốn uốn cong đoạn ta lắp cái tăng vặn dây cung chỗ tay cầm, hoặc cong đoạn buộc dây đầu cung vĩ: Ta làm như trên, nhưng cây sậy là cây ruột bông, xốp rỗng nên khi ta đè đá vào thì bị nứt, bẹp sản phẩm. Ta có 1 miếng gỗ đục sẵn hình dấu ngã (~) (cho tay cầm), hoặc gần giống móc câu (cho đầu cung vĩ) chính là cái dưỡng để định hình. Cái rãnh định hình này chiều rộng và chiều sâu thì lớn hơn cây sậy. Sau khi rút cây chuối ra, ta ép cây sậy lọt vào cái rãnh đó. Ta lại nhúng chúng vào xô nước lạnh đột ngột để đó, khi nguội thì vớt ra, đến hôm sau mới lấy cây sậy ra khỏi miếng gỗ.
Cách làm trên thường không để lại vết cháy trên sản phẩm. Không giống như các cụ uốn cây Tre để làm thang.
Nếu không muốn chặt cây chuối thì ta lấy cây hoa súng, cây hoa sen, cây khoai nước cũng được, nhưng phải lấy dây kim loại buộc chúng kín xung quanh chỗ cần đốt nóng.
3. Cách số 3 này không thấy ai làm, thường thì thấy người Nhật Bản hay làm với trái cây: mình xem trên ti vi VTV2. Hi hi hi hi
Người Nhật Bản trồng dưa hấu, do nó tròn nên chiếm nhiều diện tích trong thùng hàng khi vận chuyển, người ta chế ra 1 cái khuôn hình hộp bằng thuỷ tinh hoặc nhựa tổng hợp trong suốt ( trong suốt để lấy ánh sáng mặt trời) có 2 phần úp lại như ta quan sát thấy họ làm cái Huyên. khi trái còn non người ta chụp khuôn vào, khi trái to lên, vẫn ở trong khuôn. Như vậy được hình dạng trái dưa hấu hình hộp.
Áp dụng sang nhạc cụ: Cái này lâu chắc ta chết mà vẫn chưa làm được, lựa chọn cây tre nào có cái cành tre còn non làm cung vĩ đàn Nhị, lại chế cái dấu ~ hoặc dấu ? như móc câu chụp vào gốc cành tre, đợi khi nó lớn được thành hình chắc vài năm. Chắc chết quá hi hi hi i i hi.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc