06-04-2012, 10:10 AM
Các bạn yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn thân mến !
Sau khi các bạn nghiên cứu bảng tần số trong bài viết trên đây, một số điều chúng ta rút ra khi làm việc với tần số như sau. Có thể một số bạn chúng ta vẫn chưa hiểu đâu. Xin diễn giải mở rộng:
1. Các quãng tám liên tiếp: Được thể hiện theo các cột từ cột C đến cột M. Tần số của cột sau gấp đôi cột đứng trước. Chúng ta có thể mở rộng âm vực ra nếu cần thiết.
2. Các tần số trong 1 cột hoàn toàn giống nhau theo 1 quy luật là cách nhau 1 bán âm. Sau 12 lần nhân (hoặc chia) cho hệ số bán âm chúng ta có tần số lặp lại của nốt gốc. Lấy bất kỳ 1 tần số nào ở hàng thứ i của cột thứ i ta đếm đi đến 12 thì lại lặp lại đúng nốt đó ở hàng thứ i của cột thứ i +1 (hoặc i - 1).
3. Cho dù tần số thật của các nốt khác nhau nhưng tỉ tần của các quãng không hề thay đổi.
Ví dụ:
Quãng 5: Ta ví dụ là C và G. Bạn quan sát ở cột F
C = 523.2511306Hz, G = 783.990872
Tỉ tần:
Đồ/Son = 0.667419927 (Tăng lên)
Son/Đồ = 1.498307077 (Giảm đi)
Ta khảo sát tỉ tần 1 quãng 5 với tần số khác
Ta ví dụ là G# và D#. Bạn quan sát ở cột I và cột J
G# = 6644.875161Hz , D# = 9956.063479Hz
Tỉ tần:
Sòn thăng/Rê thăng = 0.667419927 (Tăng lên)
Rê thăng/Sòn thăng = 1.498307077 (Giảm đi).
Bạn thí nghiệm với các quãng khác như quãng 3, quãng 4, quãng 7 thứ v..v....đều cho ra 1 tỉ tần = constand.
Như vậy cho dù bất luận nhạc cụ nào ta chỉ cần xác định chính xác tỉ tần giữa các nốt nhạc là sẽ cho ra tần số tương ứng trùng trong bảng tần số. Thế nên với bạn đã thuần thục với nhạc lý thì chỉ cần duy nhất 1 cột quãng 8 để tính toán khi khoét lỗ mà thôi.
4. Cái bảng tần số mà Hùng làm cho các bạn trong bài viết trước chính là đàn Piano, Guitar, Mandolin, các vị trí tay bấm cho đàn cung vĩ: Vilon, Viola, các loại đàn Nhị, ngăn phím đàn Kìm, Tỳ, Sến, vị trí tay bấm cho đàn Tam, biên độ dịch chuyển piston của các loại kèn sử dụng piston kéo ra kéo vào, vị trí đặt cườm tay gảy cho đàn Bầu..v..v.... nói chung là áp dụng cho các nhạc cụ chia theo 12 bán âm chia đều.
Với nhạc cụ chia ngăn phím:
Bạn chỉ cần nhân chiều dài dây buông với tỉ tần là bạn có ngay vị trí của ngăn phím mới. Khi đó dây buông đóng vai trò là tần số gốc. Sau 12 lần nhân thì bạn có đoạn L/2 là 1 bát độ thứ 2 của tần số dây buông. sau 24 lần nhân thì bạn có đoạn L/4 là bát độ số 3 của tần số dây buông.
Với nhạc cụ cung vĩ: cũng tương tự như vậy, bạn cứ nhân với tỉ tần bạn sẽ có vị trí chính xác của nốt nhạc trên dây đàn.
Với đàn Bầu: Chỉ có 1 số vị trí quãng riêng biệt thôi, không phải tất cả 12 bán âm. Những vị trí đó là vị trí chạm cườm tay chứ không phải vị trí que gảy vạch dấu trên đàn.
Với nhạc cụ bộ hơi như Tiêu Sáo Khèn Kèn ..v...v....ta nghiên cứu thì nên chia như sau:
Căn cứ theo kỹ thuật bịt/mở lỗ ta có:
1. Loại nhạc cụ mở dần các lỗ từ thấp lên cao: Sáo ngang, sáo dọc...v...
Ta tính khoét lỗ theo 1 dạng công thức.
2. Loại nhạc cụ mở lỗ bất thường theo thế bấm riêng biệt: Bịt một số lỗ, mở một số lỗ hoặc mở 1/2, 3/4 lỗ..v...v....theo quy ước ta có tần số mới. Thì ta lại tính theo 1 dạng công thức bù trừ. Cũng như dạng loại 1 nhưng ta bù trừ phần lỗ bịt đi.
Đôi lời mạn đàm cùng quý bạn gần xa như vậy.
Sau khi các bạn nghiên cứu bảng tần số trong bài viết trên đây, một số điều chúng ta rút ra khi làm việc với tần số như sau. Có thể một số bạn chúng ta vẫn chưa hiểu đâu. Xin diễn giải mở rộng:
1. Các quãng tám liên tiếp: Được thể hiện theo các cột từ cột C đến cột M. Tần số của cột sau gấp đôi cột đứng trước. Chúng ta có thể mở rộng âm vực ra nếu cần thiết.
2. Các tần số trong 1 cột hoàn toàn giống nhau theo 1 quy luật là cách nhau 1 bán âm. Sau 12 lần nhân (hoặc chia) cho hệ số bán âm chúng ta có tần số lặp lại của nốt gốc. Lấy bất kỳ 1 tần số nào ở hàng thứ i của cột thứ i ta đếm đi đến 12 thì lại lặp lại đúng nốt đó ở hàng thứ i của cột thứ i +1 (hoặc i - 1).
3. Cho dù tần số thật của các nốt khác nhau nhưng tỉ tần của các quãng không hề thay đổi.
Ví dụ:
Quãng 5: Ta ví dụ là C và G. Bạn quan sát ở cột F
C = 523.2511306Hz, G = 783.990872
Tỉ tần:
Đồ/Son = 0.667419927 (Tăng lên)
Son/Đồ = 1.498307077 (Giảm đi)
Ta khảo sát tỉ tần 1 quãng 5 với tần số khác
Ta ví dụ là G# và D#. Bạn quan sát ở cột I và cột J
G# = 6644.875161Hz , D# = 9956.063479Hz
Tỉ tần:
Sòn thăng/Rê thăng = 0.667419927 (Tăng lên)
Rê thăng/Sòn thăng = 1.498307077 (Giảm đi).
Bạn thí nghiệm với các quãng khác như quãng 3, quãng 4, quãng 7 thứ v..v....đều cho ra 1 tỉ tần = constand.
Như vậy cho dù bất luận nhạc cụ nào ta chỉ cần xác định chính xác tỉ tần giữa các nốt nhạc là sẽ cho ra tần số tương ứng trùng trong bảng tần số. Thế nên với bạn đã thuần thục với nhạc lý thì chỉ cần duy nhất 1 cột quãng 8 để tính toán khi khoét lỗ mà thôi.
4. Cái bảng tần số mà Hùng làm cho các bạn trong bài viết trước chính là đàn Piano, Guitar, Mandolin, các vị trí tay bấm cho đàn cung vĩ: Vilon, Viola, các loại đàn Nhị, ngăn phím đàn Kìm, Tỳ, Sến, vị trí tay bấm cho đàn Tam, biên độ dịch chuyển piston của các loại kèn sử dụng piston kéo ra kéo vào, vị trí đặt cườm tay gảy cho đàn Bầu..v..v.... nói chung là áp dụng cho các nhạc cụ chia theo 12 bán âm chia đều.
Với nhạc cụ chia ngăn phím:
Bạn chỉ cần nhân chiều dài dây buông với tỉ tần là bạn có ngay vị trí của ngăn phím mới. Khi đó dây buông đóng vai trò là tần số gốc. Sau 12 lần nhân thì bạn có đoạn L/2 là 1 bát độ thứ 2 của tần số dây buông. sau 24 lần nhân thì bạn có đoạn L/4 là bát độ số 3 của tần số dây buông.
Với nhạc cụ cung vĩ: cũng tương tự như vậy, bạn cứ nhân với tỉ tần bạn sẽ có vị trí chính xác của nốt nhạc trên dây đàn.
Với đàn Bầu: Chỉ có 1 số vị trí quãng riêng biệt thôi, không phải tất cả 12 bán âm. Những vị trí đó là vị trí chạm cườm tay chứ không phải vị trí que gảy vạch dấu trên đàn.
Với nhạc cụ bộ hơi như Tiêu Sáo Khèn Kèn ..v...v....ta nghiên cứu thì nên chia như sau:
Căn cứ theo kỹ thuật bịt/mở lỗ ta có:
1. Loại nhạc cụ mở dần các lỗ từ thấp lên cao: Sáo ngang, sáo dọc...v...
Ta tính khoét lỗ theo 1 dạng công thức.
2. Loại nhạc cụ mở lỗ bất thường theo thế bấm riêng biệt: Bịt một số lỗ, mở một số lỗ hoặc mở 1/2, 3/4 lỗ..v...v....theo quy ước ta có tần số mới. Thì ta lại tính theo 1 dạng công thức bù trừ. Cũng như dạng loại 1 nhưng ta bù trừ phần lỗ bịt đi.
Đôi lời mạn đàm cùng quý bạn gần xa như vậy.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc