05-30-2012, 10:20 AM
Các bạn thân mến ! Để chuẩn bị cho ngày 21/6 tới, hôm nay Hùng tôi xin đăng lên một số môđun nhỏ trước, trước khi trình bày với hội đồng thẩm định phương pháp tính toán làm sáo. (Hôm nay chưa khoét sáo, mình tính toán chuyển đổi ds thôi).
Các bạn quan sát mô hình sau:
Để làm việc với vật liệu Tre Trúc Giang Nứa, các bạn xem hình trên.
Do mọc tự nhiên nên các đốt trúc, mắt trúc, vách ngăn, tiết diện cũng bất kỳ nhưng tiết diện thường tồn tại ở 2 dạng: hình tròn và hình elip.
Giờ các bạn làm như sau, mình nói vắn tắt thôi:
I. Đục thủng vách ngăn, thông lòng ống trúc trong hình trên sao cho trong lòng ống sáo thành một hình nón cụt như hình dưới.
Khoét lỗ thổi, đặt nút chặn, Sau đó bạn ghi chép ra 4 thông tin quan trọng sau:
1. d1: đường kính nhỏ của hình nón cụt tại mép nút chặn (mm)
(Bạn đo D ngoài của cây trúc tại vị trí nút chặn rồi trừ đi 2 lần chiều dày trung bình là ra d1)
2. d2: đường kính lớn của hình nón cụt tại mép cuối ống sáo (mm)
3. Ls: đường tâm hình nón cụt. (mm)
4. FTồ: Tần số gốc bạn đo được kêu Tồ 1 phát. (Hz)
Sau đó bạn mở tủ ra, cho cây trúc vào tủ và khoá chúng lại. Vì chúng ta không bao giờ tính toán trực tiếp trên cây Trúc. Có thể có một số bạn đã đoán ra thâm ý của Hùng rồi đó.
II. Bạn vào link sau để lấy công thức chuyển đổi tiết diện:
Bạn làm thử vài lần cho thuần thục.
http://www.mediafire.com/?do15qi008a15jd1
Công thức trên là Hùng làm dành riêng cho Tre Trúc Giang Nứa. Tiết diện chúng là hình tròn thì rất tốt rồi thôi không phải đổi, nếu tiết diện cây trúc là hình Elip thì các bạn sử dụng công thức trên để tìm ra ds. ds nó rất lẻ nhưng các bạn không sợ số lẻ nhé, đừng làm tròn số, kệ nó.
Nội dung công thức là:
S = Pi x R^2
R^2 = S/Pi
R = căn bậc hai (S/pi)
d= 2 R
Suy ra ds = 2 x căn bậc hai (S/pi)
Các bạn sẽ không phải tính toán gì cho đau đầu mệt óc nhé, xin tặng các bạn.
Ngoài ra Hùng còn một phương pháp nữa tính ra ds tại 1 điểm bất kỳ trong giới hạn d1d2, nhưng dành cho nhạc cụ khoằm khèo mà không phải tính vi phân.
Hôm nay chúng ta chưa khoét gì, các bạn cứ tạm theo 2 bước trên nhé.
Các bạn quan sát mô hình sau:
Để làm việc với vật liệu Tre Trúc Giang Nứa, các bạn xem hình trên.
Do mọc tự nhiên nên các đốt trúc, mắt trúc, vách ngăn, tiết diện cũng bất kỳ nhưng tiết diện thường tồn tại ở 2 dạng: hình tròn và hình elip.
Giờ các bạn làm như sau, mình nói vắn tắt thôi:
I. Đục thủng vách ngăn, thông lòng ống trúc trong hình trên sao cho trong lòng ống sáo thành một hình nón cụt như hình dưới.
Khoét lỗ thổi, đặt nút chặn, Sau đó bạn ghi chép ra 4 thông tin quan trọng sau:
1. d1: đường kính nhỏ của hình nón cụt tại mép nút chặn (mm)
(Bạn đo D ngoài của cây trúc tại vị trí nút chặn rồi trừ đi 2 lần chiều dày trung bình là ra d1)
2. d2: đường kính lớn của hình nón cụt tại mép cuối ống sáo (mm)
3. Ls: đường tâm hình nón cụt. (mm)
4. FTồ: Tần số gốc bạn đo được kêu Tồ 1 phát. (Hz)
Sau đó bạn mở tủ ra, cho cây trúc vào tủ và khoá chúng lại. Vì chúng ta không bao giờ tính toán trực tiếp trên cây Trúc. Có thể có một số bạn đã đoán ra thâm ý của Hùng rồi đó.
II. Bạn vào link sau để lấy công thức chuyển đổi tiết diện:
Bạn làm thử vài lần cho thuần thục.
http://www.mediafire.com/?do15qi008a15jd1
Công thức trên là Hùng làm dành riêng cho Tre Trúc Giang Nứa. Tiết diện chúng là hình tròn thì rất tốt rồi thôi không phải đổi, nếu tiết diện cây trúc là hình Elip thì các bạn sử dụng công thức trên để tìm ra ds. ds nó rất lẻ nhưng các bạn không sợ số lẻ nhé, đừng làm tròn số, kệ nó.
Nội dung công thức là:
S = Pi x R^2
R^2 = S/Pi
R = căn bậc hai (S/pi)
d= 2 R
Suy ra ds = 2 x căn bậc hai (S/pi)
Các bạn sẽ không phải tính toán gì cho đau đầu mệt óc nhé, xin tặng các bạn.
Ngoài ra Hùng còn một phương pháp nữa tính ra ds tại 1 điểm bất kỳ trong giới hạn d1d2, nhưng dành cho nhạc cụ khoằm khèo mà không phải tính vi phân.
Hôm nay chúng ta chưa khoét gì, các bạn cứ tạm theo 2 bước trên nhé.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc