04-18-2012, 11:04 AM
Bạn Quangsang0481 thân mến !
Mình không phải là người khoét được tiêu sáo nên xin trả lời bạn theo góc độ vật lý âm thanh, rất chung chung thế này:
1. Bạn có thể cho biết đường kính của một ống sáo(to, nhỏ) có ảnh hưởng thế nào đến khỏang cách các lỗ khi chế tạo?
- Cùng 1 chiều dài: Đường kính to cho ra tần số trầm, đường kính nhỏ cho ra tần số cao. To cỡ nào, nhỏ cỡ nào : Khi ta có thể thổi hết khả năng phát âm có tính nhạc của cây sáo thì thôi.
- Khoảng cách các lỗ khoét:
Người khoét sáo: Quy định cho cây sáo với ý đồ ta sẽ khoét lỗ to hay nhỏ. Cây sáo : Quy định lại cho người khoét sáo khoảng cách vị trí của chúng trên thân sáo.
Do vậy: sự to hay nhỏ của đường kính ống sáo làm ta có thể điều chỉnh khoảng cách các lỗ bấm hoàn toàn do ta quyết định được trước sự việc (khả năng choãi ngón tay ra xa hay sít lại nhau, khả năng thoát âm của lỗ đó..v..v..) mà ta khoét to hay nhỏ. Bạn tham khảo thêm ý kiến của bạn Chuyên, bạn Lê Hồng Sơn,v..v...và các bạn khoét sáo chuyên nghiệp khác nữa sẽ có những kích thước cụ thể tối ưu hơn về các lỗ sẽ khoét.
2. Các bạn có thể đưa ra một công thức tính toán cách làm tiêu như công thức tính cách làm sáo được chứ?
Được bạn ạ. Do mình làm thực nghiệm thất bại nên mình chưa đăng công thức lên.
Tớ chỉ quan niệm là cái ống có các thông số L, S, V, D, d ...v..v..mà ta đã biết, kêu ra 1 tần số là bao nhiêu Héc đó , rồi ta khoét ra để cái ống đó kêu ra các tần số khác bao nhiêu Héc gì đó theo quy luật.
Quan điểm nghiên cứu của mình là:
Tính toán các lỗ bấm như lỗ định âm.
Trừ đi tổng lượng bị lấy trộm qua các lỗ đã khoét. (mỗi một lỗ sắp khoét ra thì cái lượng này lấy trộm này lại khác đi theo quy luật nhất định giữa lỗ đó và những lỗ đã khoét).
Dịch lỗ đi để bù lại phần bị lấy trộm.
Phương pháp của mình không tính từ cái lỗ vừa khoét xong để tính lỗ kế tiếp như phương pháp áp dụng định luật Becnuli. Mấu chốt vấn đề ở chỗ đó thôi.
Cảm ơn bạn.
Mình không phải là người khoét được tiêu sáo nên xin trả lời bạn theo góc độ vật lý âm thanh, rất chung chung thế này:
1. Bạn có thể cho biết đường kính của một ống sáo(to, nhỏ) có ảnh hưởng thế nào đến khỏang cách các lỗ khi chế tạo?
- Cùng 1 chiều dài: Đường kính to cho ra tần số trầm, đường kính nhỏ cho ra tần số cao. To cỡ nào, nhỏ cỡ nào : Khi ta có thể thổi hết khả năng phát âm có tính nhạc của cây sáo thì thôi.
- Khoảng cách các lỗ khoét:
Người khoét sáo: Quy định cho cây sáo với ý đồ ta sẽ khoét lỗ to hay nhỏ. Cây sáo : Quy định lại cho người khoét sáo khoảng cách vị trí của chúng trên thân sáo.
Do vậy: sự to hay nhỏ của đường kính ống sáo làm ta có thể điều chỉnh khoảng cách các lỗ bấm hoàn toàn do ta quyết định được trước sự việc (khả năng choãi ngón tay ra xa hay sít lại nhau, khả năng thoát âm của lỗ đó..v..v..) mà ta khoét to hay nhỏ. Bạn tham khảo thêm ý kiến của bạn Chuyên, bạn Lê Hồng Sơn,v..v...và các bạn khoét sáo chuyên nghiệp khác nữa sẽ có những kích thước cụ thể tối ưu hơn về các lỗ sẽ khoét.
2. Các bạn có thể đưa ra một công thức tính toán cách làm tiêu như công thức tính cách làm sáo được chứ?
Được bạn ạ. Do mình làm thực nghiệm thất bại nên mình chưa đăng công thức lên.
Tớ chỉ quan niệm là cái ống có các thông số L, S, V, D, d ...v..v..mà ta đã biết, kêu ra 1 tần số là bao nhiêu Héc đó , rồi ta khoét ra để cái ống đó kêu ra các tần số khác bao nhiêu Héc gì đó theo quy luật.
Quan điểm nghiên cứu của mình là:
Tính toán các lỗ bấm như lỗ định âm.
Trừ đi tổng lượng bị lấy trộm qua các lỗ đã khoét. (mỗi một lỗ sắp khoét ra thì cái lượng này lấy trộm này lại khác đi theo quy luật nhất định giữa lỗ đó và những lỗ đã khoét).
Dịch lỗ đi để bù lại phần bị lấy trộm.
Phương pháp của mình không tính từ cái lỗ vừa khoét xong để tính lỗ kế tiếp như phương pháp áp dụng định luật Becnuli. Mấu chốt vấn đề ở chỗ đó thôi.
Cảm ơn bạn.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc