Tình hình là rất tình hình , làng Đào Xá rất vui được đón 2 cô gái xinh tươi, thân thiện đến từ Thủ Đô .
Vượt qua một chặng đường hơn 50km, mất 2 tiếng rưỡi đồng hồ, hai cô gái: Trang (mutrangthanyeu) và Nhung đã có mặt ở làng Đào Xá vào lúc 10h sáng ngày 25/3/2012. Tại đây, các cô đã đến thăm và được tìm hiểu về nghề làm đàn của các nghề nhân. Nghề này đã được duy trì trên 100 năm. Không chỉ được các nghệ nhân đón tiếp trong không khí mến khách, vui vẻ, Trang và Nhung còn được chia sẻ "Phải ai yêu nghề lắm, say mê với nghề lắm mới duy trì được vì làm nên được cây đàn rất tốn nhiều thời gian, tỉ mỉ, kỹ thuật cao mà thu nhập thì khiêm tốn. Ngoài làm nghề ra các nghệ nhân còn phải kết hợp làm ruộng, chăn nuôi để để đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống bình thường".
Một điều hết sức thú vị đó là các nghệ nhân làm được tất cả các loại nhạc cụ dân tộc. Các sản phẩm của làng chuyển đi các nơi trên đất nước Việt Nam. Vì chủ yếu làm theo các đơn hàng lớn, ít có khách lẻ nên khi chúng tôi đến chỉ có một số nhạc cụ đang được làm nhiều để chuyển đi, còn đàn tranh thì rất ít để lựa chọn. Chúng tôi được chứng kiến thành đàn tranh được làm bằng gỗ trắc, gỗ sơn, mặt đàn được làm bằng gỗ ngô đồng.
Sau một hồi được "mục sở thị" về công việc làm đàn ở làng Đào Xá. Nhung và Trang còn được "ẩm thực" món vịt nướng và cháo vịt (Vịt cỏ Vân Đình) tại nhà hàng ngon nhất tại thị trấn Vân Đình.
Kết thúc chuyến đi, chắc Trang và Nhung sẽ mệt nhưng tin rằng sẽ là kỷ niệm đáng nhớ cho 2 cô khi được bay trên đường với những cánh đồng lúa thơm mát đang còn xanh ở 2 bên đường , "mục sở thị" nghề đàn và "ẩm thực" món vịt cỏ Vân Đình!
Vượt qua một chặng đường hơn 50km, mất 2 tiếng rưỡi đồng hồ, hai cô gái: Trang (mutrangthanyeu) và Nhung đã có mặt ở làng Đào Xá vào lúc 10h sáng ngày 25/3/2012. Tại đây, các cô đã đến thăm và được tìm hiểu về nghề làm đàn của các nghề nhân. Nghề này đã được duy trì trên 100 năm. Không chỉ được các nghệ nhân đón tiếp trong không khí mến khách, vui vẻ, Trang và Nhung còn được chia sẻ "Phải ai yêu nghề lắm, say mê với nghề lắm mới duy trì được vì làm nên được cây đàn rất tốn nhiều thời gian, tỉ mỉ, kỹ thuật cao mà thu nhập thì khiêm tốn. Ngoài làm nghề ra các nghệ nhân còn phải kết hợp làm ruộng, chăn nuôi để để đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống bình thường".
Một điều hết sức thú vị đó là các nghệ nhân làm được tất cả các loại nhạc cụ dân tộc. Các sản phẩm của làng chuyển đi các nơi trên đất nước Việt Nam. Vì chủ yếu làm theo các đơn hàng lớn, ít có khách lẻ nên khi chúng tôi đến chỉ có một số nhạc cụ đang được làm nhiều để chuyển đi, còn đàn tranh thì rất ít để lựa chọn. Chúng tôi được chứng kiến thành đàn tranh được làm bằng gỗ trắc, gỗ sơn, mặt đàn được làm bằng gỗ ngô đồng.
Sau một hồi được "mục sở thị" về công việc làm đàn ở làng Đào Xá. Nhung và Trang còn được "ẩm thực" món vịt nướng và cháo vịt (Vịt cỏ Vân Đình) tại nhà hàng ngon nhất tại thị trấn Vân Đình.
Kết thúc chuyến đi, chắc Trang và Nhung sẽ mệt nhưng tin rằng sẽ là kỷ niệm đáng nhớ cho 2 cô khi được bay trên đường với những cánh đồng lúa thơm mát đang còn xanh ở 2 bên đường , "mục sở thị" nghề đàn và "ẩm thực" món vịt cỏ Vân Đình!