Thanks bạn KTS_CHUYEN đã rất quan tâm đến công thức này. Điều bạn hỏi mình không lý giải được, vì mình là người không biết thổi sáo bạn à, đang tập tìm nốt thôi.
Giờ mình trao đổi tiếp về cái đường cơ sở nhé, cái gốc vấn đề nằm ở đây đấy, các bạn chú ý lưu tâm.
Từ cái bảng tần số ta xác định được công thức tăng giảm tần số theo nguyên âm và bán âm. Từ đó ta xác định với bất kỳ nhạc cụ nào có tần số trùng với bảng tần số.
Ví dụ : Mình tính trong Micro soft Excel được cái bảng tần số quãng 16 như sau:
A 880
G# 830,6093952
G 783,990872
F# 739,9888454
F 698,4564629
E 659,2551138
D# 622,2539674
D 587,3295358
C# 554,365262
C 523,2511306
B 493,8833013
A# 466,1637615
A 440
G# 415,3046976
G 391,995436
F# 369,9944227
F 349,2282314
E 329,6275569
D# 311,1269837
D 293,6647679
C# 277,182631
C 261,6255653
B 246,9416506
A# 233,0818808
A 220
Cách tính này của mình trùng với bảng tần số của Tây Phương ở cái La = 440 Hz.
Bạn thấy đó, giới hạn trong 1 quãng 8 thì tần số đã được chia rất đều thành 12 phần theo 1 tỷ lệ nhất định rồi đó. Ta thấy như sau:
Từ Là lên Đô = từ 440 lên 523,2511306
Từ sự biến đổi tần số này, mình suy nghĩ đến các nhạc cụ bộ dây, nhạc cụ dây gảy và áp công thức vào . Cuối cùng sau khi tính toán, mình đã tính toán được ngăn phím đàn Guitar, Tỳ, Kìm, Sến, vị trí bấm của Nhị, Violin, v..v.....
và tìm ra 1 hệ số n . Điều này đã đúng và rất chính xác.
Ta thấy sau 12 lần chia cho hệ số n thì ta đang có tần số La = 440 Hz ta sẽ có tần số 880 Hz. Và ngược lại thì ta có tần số La = 220 Hz
Công thức về Đường cơ sở như sau:
Ta gọi hệ số tăng (giảm) tần số là n thì n sẽ là (Mình không biết cách gõ công thức trong diễn đàn nên các bạn thông cảm mình gõ bằng lời viết sau đây)
n = 0.5 mũ 1/12
n= 0,943874313
(mình rút gọn cho đỡ lằng nhằng chứ đúng ra cái hệ số n này nó dài ngoằng như thế này: 0,943874312681694
Phân tích công thức trên:
0.5 mũ 1/12: Tức là sau 12 lần nhân (hoặc chia) sẽ cho ra tần số mới cao gấp đôi hoặc giảm đi một nửa.
Như vậy tỷ lệ tăng giảm bán cung sẽ là: n = 0,943874312681694
Như vậy tỷ lệ tăng giảm nguyên cung sẽ là n x n = 0,890898718140339
Riêng đối với cây sáo Thất huyệt, Kèn người Khơme..v..v...ta yêu cầu cần cho ra hệ thống thang âm 7 âm chia đều của dân tộc thì ta chỉ việc thay cái số mũ 1/12 thành 1/7 là xong.
Lúc bấy giờ hệ số n sẽ = 0,905723664263907
Giờ ta xác định ĐƯỜNG CƠ SỞ TRÊN THÂN SÁO THẲNG, TIẾT DIỆN ĐỀU
Bước 1. Chúng ta khoét lỗ thổi như bình thường, đặt nút chặn như bình thường, chúng ta đo ra 1 tần số mà ta muốn làm tần số gốc.
Bước 2. (Quan trọng lắm)
Chúng ta đo từ mép nút chặn đến cuối ống sáo xem chiều dài là bao nhiêu mm. (đo vài lần để tránh sai số các bạn nhé)
Bước 3. Tự các bạn có thể tính được ra cái đường ảo này như sau:
(Các bạn nhân bằng tay hoặc máy tính bằng tay cũng được, nhưng theo mình không nên, chúng ta tính trong phần Microsoft Excel để khi ta vẽ thiết kế khoét sáo trong AutoCAD ta câu số liệu sang rất nhanh )
Gõ trong Excell như sau:
ô A1 =POWER(0,5;1/12) và ấn Enter
Nhập vào ô A2 cái số liệu chiều dài L (mm) các bạn vừa đo được. Mình ví dụ là 314 mm thì bạn nhập ô A2 là 314
Sau đó bạn nhập vào ô A3 như sau
A3 = $A$1*A2
Nếu ô A3 họ trả lời ta là 296,376534182052 mm là các bạn tính đúng rồi đấy.
Giờ các bạn kéo công thức trên xuống dưới đến ô A26 .
Cách kiểm tra: Ô A 14 họ nói là =157mm, ô A26 họ nói là = 78,5mm là các bạn đã tính đúng đường cơ sở rồi đấy.
Xin lưu ý: các số liệu đường cơ sở rất quan trọng, các bạn phải tính ra rồi thì ta mới thi công được các lỗ bấm đấy.
Mệt quá, cho mình nghỉ chút, xin cả nhà 1 ly cafe nóng hổi vừa thổi vừa uống
Giờ mình trao đổi tiếp về cái đường cơ sở nhé, cái gốc vấn đề nằm ở đây đấy, các bạn chú ý lưu tâm.
Từ cái bảng tần số ta xác định được công thức tăng giảm tần số theo nguyên âm và bán âm. Từ đó ta xác định với bất kỳ nhạc cụ nào có tần số trùng với bảng tần số.
Ví dụ : Mình tính trong Micro soft Excel được cái bảng tần số quãng 16 như sau:
A 880
G# 830,6093952
G 783,990872
F# 739,9888454
F 698,4564629
E 659,2551138
D# 622,2539674
D 587,3295358
C# 554,365262
C 523,2511306
B 493,8833013
A# 466,1637615
A 440
G# 415,3046976
G 391,995436
F# 369,9944227
F 349,2282314
E 329,6275569
D# 311,1269837
D 293,6647679
C# 277,182631
C 261,6255653
B 246,9416506
A# 233,0818808
A 220
Cách tính này của mình trùng với bảng tần số của Tây Phương ở cái La = 440 Hz.
Bạn thấy đó, giới hạn trong 1 quãng 8 thì tần số đã được chia rất đều thành 12 phần theo 1 tỷ lệ nhất định rồi đó. Ta thấy như sau:
Từ Là lên Đô = từ 440 lên 523,2511306
Từ sự biến đổi tần số này, mình suy nghĩ đến các nhạc cụ bộ dây, nhạc cụ dây gảy và áp công thức vào . Cuối cùng sau khi tính toán, mình đã tính toán được ngăn phím đàn Guitar, Tỳ, Kìm, Sến, vị trí bấm của Nhị, Violin, v..v.....
và tìm ra 1 hệ số n . Điều này đã đúng và rất chính xác.
Ta thấy sau 12 lần chia cho hệ số n thì ta đang có tần số La = 440 Hz ta sẽ có tần số 880 Hz. Và ngược lại thì ta có tần số La = 220 Hz
Công thức về Đường cơ sở như sau:
Ta gọi hệ số tăng (giảm) tần số là n thì n sẽ là (Mình không biết cách gõ công thức trong diễn đàn nên các bạn thông cảm mình gõ bằng lời viết sau đây)
n = 0.5 mũ 1/12
n= 0,943874313
(mình rút gọn cho đỡ lằng nhằng chứ đúng ra cái hệ số n này nó dài ngoằng như thế này: 0,943874312681694
Phân tích công thức trên:
0.5 mũ 1/12: Tức là sau 12 lần nhân (hoặc chia) sẽ cho ra tần số mới cao gấp đôi hoặc giảm đi một nửa.
Như vậy tỷ lệ tăng giảm bán cung sẽ là: n = 0,943874312681694
Như vậy tỷ lệ tăng giảm nguyên cung sẽ là n x n = 0,890898718140339
Riêng đối với cây sáo Thất huyệt, Kèn người Khơme..v..v...ta yêu cầu cần cho ra hệ thống thang âm 7 âm chia đều của dân tộc thì ta chỉ việc thay cái số mũ 1/12 thành 1/7 là xong.
Lúc bấy giờ hệ số n sẽ = 0,905723664263907
Giờ ta xác định ĐƯỜNG CƠ SỞ TRÊN THÂN SÁO THẲNG, TIẾT DIỆN ĐỀU
Bước 1. Chúng ta khoét lỗ thổi như bình thường, đặt nút chặn như bình thường, chúng ta đo ra 1 tần số mà ta muốn làm tần số gốc.
Bước 2. (Quan trọng lắm)
Chúng ta đo từ mép nút chặn đến cuối ống sáo xem chiều dài là bao nhiêu mm. (đo vài lần để tránh sai số các bạn nhé)
Bước 3. Tự các bạn có thể tính được ra cái đường ảo này như sau:
(Các bạn nhân bằng tay hoặc máy tính bằng tay cũng được, nhưng theo mình không nên, chúng ta tính trong phần Microsoft Excel để khi ta vẽ thiết kế khoét sáo trong AutoCAD ta câu số liệu sang rất nhanh )
Gõ trong Excell như sau:
ô A1 =POWER(0,5;1/12) và ấn Enter
Nhập vào ô A2 cái số liệu chiều dài L (mm) các bạn vừa đo được. Mình ví dụ là 314 mm thì bạn nhập ô A2 là 314
Sau đó bạn nhập vào ô A3 như sau
A3 = $A$1*A2
Nếu ô A3 họ trả lời ta là 296,376534182052 mm là các bạn tính đúng rồi đấy.
Giờ các bạn kéo công thức trên xuống dưới đến ô A26 .
Cách kiểm tra: Ô A 14 họ nói là =157mm, ô A26 họ nói là = 78,5mm là các bạn đã tính đúng đường cơ sở rồi đấy.
Xin lưu ý: các số liệu đường cơ sở rất quan trọng, các bạn phải tính ra rồi thì ta mới thi công được các lỗ bấm đấy.
Mệt quá, cho mình nghỉ chút, xin cả nhà 1 ly cafe nóng hổi vừa thổi vừa uống
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc