07-08-2017, 12:21 AM
(07-04-2017, 11:23 AM)David Dang Đã viết: Em thấy bài viết này hay, đúng với ý em và với 1 số người cũng giải thích vậy. Còn bằng chứng khoa học thì em không biết vì chẳng có công trình nghiên cứu nào cả và cũng chẳng có ai làm luận án về vấn đề này hết mà chỉ là kinh nghiệm của những người chơi sáo nói ra với nhau thôi.Cảm ơn những chia sẻ rất thành thật của David. Mình chỉ muốn góp ý chút thế này. Lịch sử nhân loại nói chung và khoa học nói riêng đã chứng kiến nhiều lý thuyết/mô hình từng được chấp nhận rông rãi nhưng lại là sai hay chỉ là gần đúng. Một vài ví điển hình như thuyết trái đât phẳng, thuyết địa tâm, cơ học cổ điển, ... Do đó, những gì David nghĩ là đúng hay người khác nói là đúng cũng chưa chắc là đúng. Mình không phản đối David hay nhiều người tin vào chuyện sáo vỡ tiếng (bởi vì mình cũng không biết câu trả lời). Nhưng mình mong rằng những người này, cho đến khi có bằng chứng xác thực, cũng nên lắng nghe/chấp nhận ý kiến trái chiều (tức là không có chuyện sáo vỡ tiếng, mà chỉ là do người chơi đã quen với cây sáo của mình).
Theo em nghĩ 1 cách tếu tếu và ngu ngu thì sáo vỡ tiếng cũng giống cậu con trai sau khi trải qua quá trình bể giọng để có 1 giọng đàn ông hơn.
Cám ơn bác
(07-07-2017, 01:30 AM)BaGaiLeeLỳ Đã viết: Thân gửi bác Hạt Cát Mê Sáo:Mình nghĩ rằng LHS chắc bị con cái quấy rầy quá rồi nên mất tập trung. Hiên tượng mà LHS đề cập đến gọi là "edge tone", không phải chuyện sáo vỡ tiếng. Edge tone là cơ chế phát ra âm thanh khi thổi luồng hơi nhỏ vào cạnh sắc (sharp edge). Ai có kiến thức vật lý căn bản và đọc được tiếng Anh có thể google "edge tone" nhé.
Với câu hỏi của bác : Thực sự làn hơi có làm thay đổi cấu trúc của trúc/nứa (và hệ quả là âm hay hơn) không, hay là do người chơi đã quen với cây sáo nên thổi hay hơn?
Em xin trả lời :
- Đối với flute kim loại thì nguyên nhân là cái sau, tức là do người chơi đã quen với cây sáo nên thổi hay hơn.
- Đối với nhạc cụ tre trúc, thì làn hơi có làm thay đổi cấu trúc của trúc/nứa và khiến nó dở hơn ! Vì sao , vì sau 1 thời gian chơi, làn hơi mang các tia nước bọt li ty đã làm mủn, làm tù đi các góc chẻ sắc bén nơi miệng lỗ thổi (góc chẻ bén giúp tiếng sáo ngọt và trong). Đây cũng là 1 trong lý do khiến Shakuhachi hay lắp miếng nhựa ngay huyệt khẩu , còn riêng em thì hay quết 1 lớp keo epoxy (502) xung quanh huyệt khẩu để hạn chế bớt tác hại ấy ạ.
Mình cũng google nhưng không tìm thấy tài liệu về sáo vỡ tiếng, ngoạii trừ những tài liệu Việt Nam. Những tài liệu tiếng Anh chỉ đề cập đến chuyện "breaking-in" period (có thể hiểu như chạy roda) cho woodwind instrument (nhạc cụ bộ hơi làm từ gỗ/bamboo). Breaking-in period chỉ cho người dùng cách làm quen và bảo quản tiêu/sáo/… từ những ngày đầu chứ không đề cập đến sáo vỡ tiếng.
Một lời nhắn đến LHS: epoxy rất độc. Nếu là mình thì mình thà để vậy chứ không bôi hóa chất lên tiêu/sáo.
Mình rất thích diễn đàn này, nhưng mình không chịu được lehuuhung viết rất bậy bạ trên diễn đàn. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì chắc mình xin ngưng.
Thân chào mọi người