03-16-2012, 04:54 PM
Mình có tính ra một công thức làm sáo chuẩn. Rất chuẩn. Cách tính của mình không dựa vào các hệ số thực nghiệm như các tài liệu tìm thấy trên NET, cách này do mình nghĩ ra thôi. Tại vì mình thấy cách nhà bác học Lê Quý Đôn có cân trọng lượng 1 voi thành công. Hơn nữa mình xác định được thể tích của 1 củ khoai. Từ 2 điều này mình đã tính ra được cách khoét sáo rất chính xác.
Như vậy đã giải mã được cây kèn bóp, kèn saranai, kèn sacxophone, compet, flut tây phương đều áp dụng cách tính này.
Cách của mình làm khác với tài liệu của thầy Trịnh Tuấn và mình không áp dụng định luật Becnuli. Và mình cũng không quan tâm tới việc lỗ này cách lỗ kia là khoảng cách bao nhiêu mm mà mình làm bài toán ngược là : Để có tần số mới so với tần số gốc là bao nhiêu quãng ta sẽ khoét như thế nào. Thậm chí có thể khoét theo thang âm 7 bậc chia đều cũng được.
Phương pháp của mình sẽ rất tốt với các bạn khoét sáo đấy.
- Ta có thể mở lỗ với bất kỳ hình nào bạn muốn khoét như hình con chim bay, hình con trâu, hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình gì đó mà ta tưởng tượng ra.
- Có thể chỉnh sửa các lỗ của tiêu, sáo đã thành sản phẩm
- áp dụng được với các đường kính không đều như Trúc, giang, nứa..v...v..
- Có thể thiết kế, làm những cây sáo hình thù đa dạng như tẩu thuốc, hình chữ nhật, hình vuông, hoặc khoằm khoèo như kèn saxophone ..quả bầu, hay bất kỳ hình thù gì cũng được. Miễn là thổi ra âm thanh mang tính nhạc.
Nhân đây mình có 2 câu hỏi để cả nhà chúng ta cùng suy luận. Bạn nào giải được thì bạn đó sẽ hiểu về cấu tạo của các nhạc cụ bộ hơi nói chung đấy.
Bài toán:
Mình có 1 cốc nước hình trụ, ( hoặc hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác). Mình đổ 100cm3 nước vào đó. Mình lấy que mình gõ vào thành cốc (phần không khí). Mình đo được 1 tần số bất kỳ. Mình gọi đó là tần số A chẳng hạn.
Câu hỏi của mình là:
Câu hỏi 1: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu trầm đi 1 quãng 5 so với tần số A thì ta sẽ phải bớt ra bao nhiêu cm3 nước ?
Câu hỏi 2: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu cao hơn 1 quãng 4 so với tần số A thì ta sẽ phải thêm vào bao nhiêu cm3 nước ?
Như vậy đã giải mã được cây kèn bóp, kèn saranai, kèn sacxophone, compet, flut tây phương đều áp dụng cách tính này.
Cách của mình làm khác với tài liệu của thầy Trịnh Tuấn và mình không áp dụng định luật Becnuli. Và mình cũng không quan tâm tới việc lỗ này cách lỗ kia là khoảng cách bao nhiêu mm mà mình làm bài toán ngược là : Để có tần số mới so với tần số gốc là bao nhiêu quãng ta sẽ khoét như thế nào. Thậm chí có thể khoét theo thang âm 7 bậc chia đều cũng được.
Phương pháp của mình sẽ rất tốt với các bạn khoét sáo đấy.
- Ta có thể mở lỗ với bất kỳ hình nào bạn muốn khoét như hình con chim bay, hình con trâu, hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình gì đó mà ta tưởng tượng ra.
- Có thể chỉnh sửa các lỗ của tiêu, sáo đã thành sản phẩm
- áp dụng được với các đường kính không đều như Trúc, giang, nứa..v...v..
- Có thể thiết kế, làm những cây sáo hình thù đa dạng như tẩu thuốc, hình chữ nhật, hình vuông, hoặc khoằm khoèo như kèn saxophone ..quả bầu, hay bất kỳ hình thù gì cũng được. Miễn là thổi ra âm thanh mang tính nhạc.
Nhân đây mình có 2 câu hỏi để cả nhà chúng ta cùng suy luận. Bạn nào giải được thì bạn đó sẽ hiểu về cấu tạo của các nhạc cụ bộ hơi nói chung đấy.
Bài toán:
Mình có 1 cốc nước hình trụ, ( hoặc hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác). Mình đổ 100cm3 nước vào đó. Mình lấy que mình gõ vào thành cốc (phần không khí). Mình đo được 1 tần số bất kỳ. Mình gọi đó là tần số A chẳng hạn.
Câu hỏi của mình là:
Câu hỏi 1: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu trầm đi 1 quãng 5 so với tần số A thì ta sẽ phải bớt ra bao nhiêu cm3 nước ?
Câu hỏi 2: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu cao hơn 1 quãng 4 so với tần số A thì ta sẽ phải thêm vào bao nhiêu cm3 nước ?
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc