07-22-2013, 02:27 PM
Mình về nhờ bố mình dịch đại khái như sau:
Bát khổng tiêu chuyển chu diễn tấu chỉ pháp
Cột 1: Chỉ pháp : Phương pháp của ngón tay
Cột 2 đến cột 6: Tiêu âm tác ( 5 2 1 6 3 ) là tên tông cây tiêu. Các bạn thêm 1 dấu chấm dưới đít số 1 ở tên cột số 4 (Tiêu Son)
Ở cuối biểu:
Đọc từ trái qua phải:
Đệ bát khổng: Lỗ số 8 ( gần miệng thổi nhất )
Đệ thất khổng: Lỗ số 7
.....
.....
Đệ nhất khổng : Lỗ số 1
Chú:
Hình tròn màu đen: Vi bế khổng : Là bịt lỗ
Hình tròn nửa đen nửa trắng: Vi khai bán khổng : Là bịt 1/2 lỗ
Hình tròn màu trắng: Vi khai khổng: Là mở lỗ
Dòng dưới cùng là mắc mớ nhất:
Truyền thống G điều tiêu đồng âm vi D (G điều tiêu đích 5) , đệ tam khổng vi G (G điều tiêu đích 1) , âm vực vi 5 6 7 1 2 3 4 5 , cao bát độ đích âm dụng sảo đại đích khí lực , dĩ siêu xuy đích phương pháp tấu xuất . Yếu chủ ý 4 hòa 7 âm đích chuẩn xác , xuy tấu 4 âm thời hòa dĩ đệ lục âm khổng đích 4 hòa đệ tam khổng đích 1 , kỳ tha âm khổng (? ) bế . Tiêu tương G điều tiêu thượng đích âm bậc 5 6 7 1 2 3 4 5 . 5 4 3 2 1 7 6 5 hệ hảo .
Pa pa mình dịch đại khái là:
(Ông cụ k có hiểu j về âm nhạc)
Phương pháp luân chuyển ngón tay trên tiêu bát khổng
Truyền thống tiêu Son bằng đồng tiếng là Rê ( Son điều tiêu chính là 5) , lỗ số 3 là Son ( Son điều tiêu chính là 1) âm vực là 5 6 7 1 2 3 4 5 , bát độ cao thì sử dụng khí lực nhỏ mạnh , thổi vượt lên do phương pháp tấu xuất. Điều quan trọng cần chú ý là âm (nốt nhạc ) 4 hòa với âm 7 sao cho chuẩn xác , thổi âm 4 thì hòa lỗ số 6 hòa lỗ số 3 là âm 1 , việc này là âm ở lỗ ( ? ) bịt . Điều hoà trên cây tiêu Son âm bậc 5 6 7 1 2 3 4 5 . 5 4 3 2 1 7 6 5 là hệ thống tốt .
Còn 1 chữ mà papa mình ông cụ không dịch nổi ở dòng dưới cùng trong bản vẽ là chữ mình đánh dấu (?) trong bản dịch trên. ( giữa chữ khổng và chữ bế) , nhìn giống con rết ấy.
kỳ tha âm khổng (..?.. ) bế .
Các bạn trợ giúp mình 03 vấn đề:
1. Dịch giùm mình chữ còn thiếu ở hàng cuối cùng: kỳ tha âm khổng (..?.. ) bế.
2. Ở cái cây tiêu số 3 từ trái qua (tiêu âm tác 1) sao lại không có chấm dưới đít số 1 ở tiêu đề cột ? , có phải do lỗi đánh máy k ? Tông của cây tiêu trầm nhất ở đây là tông 1 có chấm dưới đít . Vậy là nó là G3 phải không ? G3 = 195,99771799087500Hz..
3. Các bạn quan sát ở âm vực 3 : (Hiểu theo tiêu C4)
Thế bấm 24 : xxx0000x là C6
và thế bấm 26: xxx0000x là D6 .
Có phải do nhầm lẫn khi vẽ không , hay ý của Nghệ nhân muốn nói gì ở 2 thế bấm này, chúng ta có phải ben, meri, keri...kỹ thuật gì không? Mình thấy nó y chang nhau thế bấm mà lại ra 2 cái âm không phải bậc hòa âm của nhau.
3 vấn đề này mình chưa hiểu, mong trợ giúp của các bạn. Cám ơn các bạn nhiều,
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc