04-25-2013, 02:55 PM
(04-25-2013, 11:40 AM)lulu0703 Đã viết: À có một thứ mà em cần đại ca làm rõ hơn tí xíu, về vụ note trầm. Sao note càng trầm lại càng khó thổi nhỉ? Em thấy note càng trầm, khoảng cách tương đối giữa các lỗ thổi càng rộng, nên dung sai cũng rộng ra, vậy thì độ chính xác của note càng cao chứ, càng khó mắc lỗi khi làm note trầm, thế mà em càng làm xuống note trầm thì thổi càng tịt. Em làm được tới E5 là còn kêu to, xuống nữa là toi lun. Hơn nữa, khi thổi trên tiêu của đại ca Chuyên làm em cũng bị trường hợp tương tự, tức là thổi note từ E4 lên thì dễ dàng, xuống D4 và C4 thì phải chạy ngón từ trên xuống mới thổi ngon được, còn 1 phát từ A4 chẳng hạn, xuống C4 cứ bị tịt. Không biết là do kỹ thuật thổi, bấm lỗ hay khoét lỗ gây nên nhỉ? Và ảnh hưởng của nó thế nào?
Thứ 1 :
Mỗi tone của tiêu hoặc sáo thường sẽ có 1 cái gọi là đường kính tối ưu, ví dụ như sáo Đô thì người ta thường làm quanh quẩn từ 12 -> 13mm, và như thế nào gọi là tối ưu ? Muốn biết tối ưu hay không thì phải hiểu 2 điều sau : muốn nốt càng trầm thổi càng dễ thì đường kính càng to ra, muốn đạt được nốt cao thổi càng nhẹ thì đường kính lại phải thu càng nhỏ lại, và đường kính tối ưu là cái mà người ta tạm chấp nhận sự mâu thuẫn này để đạt được nốt trầm nhất và vói lên được nốt cao nhất mà họ mong đợi ( hiển nhiên là trong tầm với của ngón tay nữa nhé ).
Quay trở lại ví dụ về sáo Đô cho dễ, vậy sẽ có gì khác nhau giữa 3 cây sáo Đô có 3 loại đường kính 11mm, 12mm, 13mm (chất liệu là tương đương, và độ dày thành ống là như nhau nhé) . Ở đây mình ko dám lạm bàn về việc dùng công lực luyện tập lâu năm để bứt phá quãng, mình chỉ nói về làn hơi trung bình thôi, thì với làn hơi trung bình bạn sẽ thấy cây sáo Đô có đường kính 13mm sẽ có nốt trầm đẹp và dễ thổi hơn hẳn so với cây 11mm, và ngược lại, cây 11mm sẽ có những nốt cao dễ vút lên hơn hẳn so với cây 13mm.
Thế còn cây 12mm, nó sẽ trung hòa giữa 2 thằng 11m và 13mm, có thể tạm gọi cây 12 mm trong trường hợp này là tối ưu, tức là tuy nó vút lên cao không ngọt như cây 11mm nhưng vẫn có thể xuống nốt trầm tàm tạm như cây 13mm dù không vang và đẹp bằng.
Vậy là có người lại hỏi cắc cớ mình là : nếu tui ko quan tâm đến quãng 3 trên sáo, tôi chỉ cần 2 quãng là đủ thì tôi làm cây sáo Đô có đường kính 15mm hoặc hơn được không ???
=> Người hỏi câu này thực ra cũng đã tự trả lời luôn rồi, chẳng qua vặn vẹo nhau chút cho "vui", chắc mọi người cũng tự hiểu !!!?
Thứ 2 :
Có người lại hỏi là : cây sáo Đô 11mm xuống Đô rất khó và không đẹp phải làm sao để khắc phục ? Câu hỏi này gần giống với trường hợp của bạn và gần giống với trường hợp của Flute, thường sẽ có 2 cách khắc phục như sau:
+ cách 1 : làm cái mouthpiece như hình này để xuống âm trầm dễ hơn 1 chút :
+ Cách 2 : tuy đã có cái mouthpiece nhưng vấn đề là đối với người có công lực yếu thì mò xuống nốt trầm cũng vẫn rất khó, mà muốn khắc phục cái việc công lực yếu thì chỉ có cách là luyện tập nhiều hơn thôi, cho nên mọi câu hỏi của người mới tập thường dồn vào 2 câu : Tại sao tôi xuống nốt Đô trầm khó quá ? Tại sao tôi thổi lên Si2 không được ? Và câu trả lời là : Vì bạn tập luyện còn ít quá !!!!
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan