11-15-2012, 11:25 PM
(11-15-2012, 03:13 PM)honsoLee Đã viết: Anh hoàn toàn không hiểu được những quá trình tạo ra bội âm, bát độ 3 ở sáo, thậm chí bát độ 4 ở tiêu, vì nó là cuộc chơi của áp suất khí, tạo ra các bó sóng dừng theo điều kiện, để tạo ra các hoạ âm.....Nhân tiện Lee có thể nói qua về bát độ 3 đc ko?
1/ Tần số cắt của 1 nốt nếu chia cho tần số nốt đó =,lớn hơn 2 hay 2,5 thì octa 3 sẽ lên dễ dàng. Bạn có tính theo cách đó ko? diện tích lỗ và khoảng cách trung bình các lỗ ảnh hưởng tới tần số cắt vì thế mà lỗ bạn khoét thường to hơn vì điều đó phải ko? Sáo tây lên đc octa 4 và hơn thế 1 phần vì lỗ to và khoảng cách giữa các lỗ đều và ổn định??? (ko đề cập đến vang và sáng cho âm)
2/ Sóng có tần số cao >2kHz hay sóng cao tần tập trung phía gần lỗ thổi nếu ta đục thêm lỗ c hay c# phía trên như sáo tây thì có khả năng lên la si octa 3 hay c octa 4 đc ko? tôi đã thử đục thêm c phía trên nốt si và bấm = ngón cái nhưng chỉ cải thiện đc đô- sol# octa 3 chơi nhẹ nhàng và âm mượt hơn chứ chưa lên đc la, si.
3/ Cái bội âm bạn nói nó là gì? bạn giải thích cho tôi đc chứ. (Tôi rất quan tâm đến nó)
4/ Quang phổ âm trên sáo trúc của ta khi bịt tất cả các nốt có thổi ra đc trên 5 âm ko? (vì tớ chỉ thổi đc có 5 âm khi bịt hết các lỗ trên cây F trầm của tớ F4,F5,C6,F6,A6) Tây nó đc 8 âm
Tôi chỉ tìm hiểu 1 cách độc lập nên cũng ít có điều kiện để chứng thực điều mình biết có đúng ko? Đọc 1 núi ko = hỏi người đã biết 1 câu. Có 1 số thắc mắc mong đc bạn giải đạp.