Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng
#42
(04-20-2012, 09:31 AM)lehuuhung Đã viết: Các bạn thân mến.
Thời gian vừa qua mình nhận được rất nhiều Email và thông tin của các bạn hỏi về cách tự tập đàn Nhị. Mình tự học trên NET thôi. Hôm nay xin chia sẻ 1 chút kinh nghiệm nhỏ trong quá trình tự học. Mong các bạn học sinh khoa đàn Nhị, các thầy giáo, nghệ sĩ trong diễn đàn thông cảm và cùng đóng góp thêm cho mọi người những kinh nghiệm trong học tập.
1. Đối với bất kỳ tông dây buông nào, đối với bất kỳ cách so dây nào, ta nên tìm ra 3 điểm cơ sở ( base point) . Điều này rất quan trọng.
Ta chưa quan tâm đến tông dây, đến thế bấm ngón tay, ngón nào bấm vào đâu, khoảng cách từ cữ buộc đến ngựa như thế nào ...v...v....nhé. Ta chưa cần quan tâm những điều này.
Trong mô hình dưới đây là mình đang lên dây là quãng 5, hệ thống này thông dụng và được áp dụng nhiều trong thực tế, xin mời xem mô hình tổng quát.
[Hình: xacdinh3LcosotrencaydanNhi.jpg]

Với dây lên theo quãng 5.
Gọi đoạn dây đàn từ cữ buộc đến con ngựa là AB
Trên đoạn AB bạn tìm ra 3 vị trí đặc biệt quan trọng và nên ghi nhớ điều này đến lúc chết thì thôi.
Bấm vào vị trí 1:
Dây Trong sẽ luôn thấp hơn dây Ngoài buông 1 nguyên âm, dây Ngoài sẽ luôn cao hơn dây trong buông 1 quãng 8.
Bấm vào vị trí 2:
Dây Trong sẽ luôn cao bằng dây Ngoài buông, dây Ngoài sẽ luôn cao hơn vị trí 1 là 1 nguyên âm.
Bấm vào vị trí 3:
Cả 2 dây sẽ luôn cao lên 1 quãng 8 so với dây buông. (vị trí 3 bằng chiều dài AB/2).

Chúng ta chưa vào bài cụ thể, tông dây buông cụ thể, ngón tay bấm cụ thể, chúng ta hãy tìm ra chúng trước rồi sau này tự tập thì rất OK.
Chúng ta nên ghi nhớ 3 vị trí quan trọng này cho dù với bất kỳ cây đàn Nhị nào lên dây theo quãng 5, nhớ đến lúc ta chết thì thôi, sẽ rất hữu ích.

Các bạn thân hữu à, nhiều bạn có trao đổi với mình về việc tìm ra vị trí số 3 thì rất dễ rồi . Vị trí số 3 = L/2. Ngón tay bạn bấm vào vị trí số 3 là L/2 thì cả 2 dây trong và ngoài đều cao lên 1 quãng 8.
Còn vị trí số 1 và số 2 thì hơi khó xác định. Với bạn có đôi tai Âm nhạc thì không nói làm gì, bấm một phát trúng phóc, còn với người mới tập thì thực sự gặp khó khăn.
Hôm nay tôi bày cho các bạn 1 thuật toán nhỏ, như 1 cái mẹo để chúng ta bấm vị trí số 1 và vị trí số 2.
Bạn vẫn lên dây quãng 5 như bình thường nhé, có thể là C-G, G-D,D-A, A-E, hoặc F-C, hoặc E-B ..v..v....sau đó bạn tập như sau:
Xác định vị trí số 1:
Công thức:
L (q4) = L x n^5 (cm)
Trong đó:
L(q4): Là vị trí bấm ngón tay so với đỉnh con ngựa để kêu ra 1 quãng 4 so với dây buông.
L: Chiều dài dây buông xác định từ đỉnh con ngựa đến cữ buộc dây đàn Nhị.
n : Là hệ số biến thiên (tăng,giảm) 1 bán âm
n^5: Ta đọc là n mũ 5. Thì 5 ở đây mình nói về cái dây buông mà ta muốn bấm nó thành cao lên 1 quãng 4 thì đi qua 5 bán âm.
n^5 = (0,5^1/12 ) ^ 5 = 0,749153538438341
Trên đây là thuật toán dành cho bạn nào nghiên cứu, còn dưới đây là dành cho chúng ta tập luyện:

Vị trí số 1:
Bạn lấy chiều dài dây buông L (cm) từ đỉnh con ngựa đến cữ buộc nhị bạn nhân với con số : 0,749153538438341
Ví dụ L của bạn đang buộc cữ là L = 35cm thì vị trí 1 là:
35cm x 0,749153538438341 = 26,2cm.
Đó giờ bạn bấm ngón giữa vào đó đi.
Kéo dây ngoài bạn được quãng tám của dây trong, kéo dây trong bạn được thấp hơn dây ngoài 1 nguyên âm.

Vị trí số 2:
Bạn lấy chiều dài dây buông L (cm) từ đỉnh con ngựa đến cữ buộc nhị bạn nhân với con số : 0,667419927085017.
Ví dụ L của bạn đang buộc cữ là L = 35cm thì vị trí 1 là:
35cm x 0,667419927085017 = 23,4cm
Đó giờ bạn bấm ngón nhẫn vào đó đi.
Bạn kéo dây Trong sẽ luôn cao bằng dây Ngoài buông, bạn kéo dây Ngoài sẽ luôn cao hơn vị trí 1 là 1 nguyên âm.

Khi bạn kéo thì bạn nhắm mắt lại hoặc nhìn ra khoảng không vô hình trước mặt. Trong đầu bạn nhẩm đến âm thanh của một tần số bất kỳ là sẽ thành công. Bạn vừa kéo vừa dùng tai nghe để điều chỉnh vị trí và lực tay bấm.

Sau một thời gian, bạn thay đổi ngón tay như sau:
Ngón trỏ vào vị trí số 1
Ngón giữa vào vị trí số 2.
Ngón 1 chạy tuốt xuống vị trí số 3.
Ta vẫn tập như trên.
Chúng ta nên dành thời gian cho việc này 1 buổi chiều làm việc với 3 điểm này thì bạn đã có kết quả của cả một đời tìm kiếm không ra. Không ai chỉ cho bạn cả cái L ảo này cả.
Trên đây là tôi ví dụ L = 35cm, bạn có thể thay bằng con số L = xx(cm) của bạn. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn khi bạn có 1 cái tỉ lệ ảo trong đầu khi tập trên các cây đàn Nhị có L dài ngắn khác nhau.
Xin các bạn lưu ý là 3 vị trí tôi vừa chỉ nó luôn xuất hiện trong các tác phẩm viết cho đàn Nhị, cho dù bất luận lên dây tông gì thì ta vẫn luôn phải đi qua chúng. Điều này rất quan trọng. Bạn bấm ra 3 vị trí này trên cây đàn Nhị coi là bạn đã chinh phục được rồi đấy. .




Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Các bài viết trong chủ đề này
RE: Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng - bởi lehuuhung - 09-11-2012, 10:32 AM

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 4 khách