Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng
#39
@music_heal_mysoul: Thanks em. Khi tập có gì mắc mớ anh lại hò hét em tư vấn giùm anh nha. Thuận buồm xuôi gió thì cuối năm 2012 anh vô Nam chơi cùng em nhé. Đàn Cò Nam bộ thì theo anh em nên lựa chọn đàn Cò có xuất xứ từ Tây Ninh. Các Nghệ nhân làm đàn Cò ở đây rất chất lượng. Không nên lấy ống thẳng, nên lấy ống hình hoa rau muống có khoảng vang bên trong giống hình chiếc ly uống rượu vang.

@langdu: Bạn hiền thân mến, xin trả lời bạn như sau:
1."Mình không biết gì về đàn nhị, nên ko hiểu cách tạo nốt trên đó thế nào, nếu cách chặn tay lên dây để tạo note như đàn bầu thì chắc khó lắm, các vị trí này có cố định ko? đàn nhị có tạo được âm luyến không?"
Cách tạo nốt trên dây các loại đàn Nhị thì giống như đàn Tam, đàn Tính, Các loại đàn Violin.
Nguyên tắc là ngón tay chúng ta bấm vào 1 vị trí sau đây:
L(i) = L x n^y (cm)
trong đó:
L(i): Là vị trí sợi dây đàn rút ngắn lại kêu ra tần số thứ (i) (cm). Vị trí này so với đỉnh con ngựa trên mặt da nhé langdu.
L: Chiều dài sợi dây ban đầu dao động khi vang lên tần số Tồ (cm)
n: Hệ số tăng (giảm) 1 bán âm.
n = 0.5^1/12 ( n bằng không phảy năm mũ một phần mười hai)
y: Số bán âm của tần số thứ (i) cao hơn tần số Tồ.
Ví dụ dây buông là La mà ta cần bấm ra Đô trên dây La thì ta lấy y = 3 là ta bấm trúng rồi đấy.
"nếu cách chặn tay lên dây để tạo note như đàn bầu thì chắc khó lắm":
2 loại nhạc cụ này có nguyên tắc phát âm khác nhau bạn hiền à. Đàn bầu không bao giờ sử dụng âm thanh thực, hoàn toàn là bội âm. Âm thanh thực sẽ kêu là "phàng phàng". Mình cũng xác định được vị trí các âm bội trên cây đàn bầu rồi.
"các vị trí này có cố định ko?": Các vị trí này có cố định với L(cm) cố định. L thay đổi thì chúng thay đổi theo, co giãn như 1 sợi dây thun ảo. Bạn cứ hình dung ra cây mía là được. Cây mía cao thì các đốt của chúng thưa ra, cây mía thấp thì các đốt của chúng mau lại. Nhưng nguyên tắc không thay đổi là phía ngọn cây mía (cữ buộc dây) thì thưa, phía gốc (mép con ngựa) là mau.
"đàn nhị có tạo được âm luyến không?": Đàn nhị có tạo được âm luyến.
- 1 ngón tay trượt trên dây từ tần số thấp lên tần số cao và ngược lại.
- 2 ngón tay bấm: 1 ngón vào tần số thấp, kéo vĩ, ngón còn lại bấm vào tần số cao và ngược lại. 1 ngón tay bấm vào tần số cao, kéo vĩ, ngón kia bấm vào tần số thấp và nhấc ngón ở tần số cao ra.
2. "Một câu hỏi nữa là đàn nhị có thể thay đổi cao độ của dây được ko?"
Đàn nhị có thể thay đổi được cao độ của dây. Cao độ của 2 dây buông quyết định đến âm vực và khoảng cách của các nốt nhạc ta diễn tấu, . Bằng nhiều cách:
- Thay đổi L bằng cách di chuyển cái cữ buộc (với loại cữ buộc không cố định) giống như 2 cây mía trên đây.
- Tăng giảm 2 cái trục lên dây.
Bài tập ac xê trên đây là tớ lên dây là Sòn - Rê
Sòn: Dây trong buông = Sòn ở dưới dòng kẻ phụ số 2 bên dưới khuông nhạc
Rê: Dây ngoài buông = Rê ở dưới dòng kẻ số 1 của khuông nhạc
Cảm ơn sự trao đổi của bạn. Bạn đàn Tranh hay lắm, tớ đang tập Nhị theo file của bạn đây. Công việc lu bù quá thôi. Khi tớ mắc mớ gì về đàn Tranh tớ lại hò hét bạn nhé.



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Các bài viết trong chủ đề này
RE: Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng - bởi lehuuhung - 09-04-2012, 08:53 AM

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 8 khách