11-15-2016, 02:50 PM
Các bạn nghệ nhân Damsan.net vẫn đăng phương pháp lên cho anh chị em học hỏi nhé. Tớ vẫn chờ phương pháp của các bạn đó.
Từ bây giờ trở đi tớ sẽ gõ bài cho Damsan.net về nội dung 2 triệu phương pháp tính toán làm sáo. Bà con nào cần thì xin đọc thật chậm, thấu đạt thông tuệ rồi hãy đọc tiếp những bài sau. Có gì thắc mắc hỏi ngay vào vấn đề cần hỏi, tớ giải đáp ngay lập tức. Không hỏi coi như các bạn đã hiểu.
Trước hết đưa mọi chuyện phức tạp về đơn giản.
Bây giờ mọi người để 1 bộ não trắng trơn, không có gì trong đầu hết, não như tờ giấy trắng tinh, trong trắng ngây thơ thì mới dễ được. Coi như từ đầu không biết gì cả.
1. Bán hết máy khoan, dao mổ, mũi khoan, giấy nhám cho ve chai đồng nát lấy tiền uống rượu đã.
Làm sáo, làm tiêu là công việc tạo ra 1 nốt nhạc duy nhất bằng không khí. Vậy cái khối không khí đó mới là nguyên liệu chế tạo tiêu sáo ( không phải trúc, nứa, nhựa, kim loại, gỗ đâu nha bà con). Đừng nhầm lẫn giữa nước mắm (chất lỏng) với chai đựng nước mắm (chất rắn).
2. Xác định khối Tồ ban đầu:
1 cái ống chứa không khí bên trong đã có lỗ thổi đặt nút chặn: (khi làm sáo)
o-------------------/o-----------------------------------------------------------------------o
Hoặc 1 cái ống chứa không khí bên trong đã khoét miệng thổi: (khi làm tiêu)
)---------------------------------------------------------------------------------------------o
Ta thổi làn hơi số 2 nó kêu ra 1 tần số dịu dàng ngọt ngào và xác định giá trị trên trục tần số. Ta gọi là Tồ.
3. Bà con lấy 2 cát + 1 xi măng + nước trộn lại nhồi đầy vào trong ống trúc, rồi để đến 2 hôm sau, đập vỡ cây trúc ra cho vào bếp làm củi nấu cháo gà (tớ thì cho vào tủ khóa chặt lại). Khúc bê tông đó mới chính là nguyên liệu để chế tạo sáo trúc. Tớ đã chuyển chất khí thành chất rắn cho bà con dễ hình dung.
4. Bà con xác định diện tích phần tiếp xúc giữa bê tông và bình chứa là cây trúc theo công thức:
Stp = (Sxq + Ss) - Slt
Trong đó:
Stp: Diện tích toàn phần tiếp xúc giữa bê tông và trúc (mm2).
Sxq: Diện tích xung quanh (mm2). Sxq = L x C. trong đó:
L: Chiều dài ống tính từ nút chặn ( hoặc vách ngăn) (mm)
C: Chu vi ống (mm). C = d x 3.14 . Trong đó d là đường kính ống (mm).
Ss: Tiết diện ống (mm2). Ss = 3.14 x r^2. Trong đó r là bán kính ống (mm).
Slt: Là tiết diện lỗ thổi (mm2). Tự tính ra.
Đó đó, bà con cứ làm theo thế đi. Tính thật chậm thôi, chắc từng bước, với tớ rành Excell thì phang Enter khịch 0.1 giây thôi là phọt ra Stp thôi.
Bài này chỉ xác định duy nhất 1 thông số là Stp (mm2).
Với những ống hình vuông hay chữ nhật hay tam giác.v.v.. thì vẫn tính ra Stp khối bê tông nha bà con.
Từ bây giờ trở đi tớ sẽ gõ bài cho Damsan.net về nội dung 2 triệu phương pháp tính toán làm sáo. Bà con nào cần thì xin đọc thật chậm, thấu đạt thông tuệ rồi hãy đọc tiếp những bài sau. Có gì thắc mắc hỏi ngay vào vấn đề cần hỏi, tớ giải đáp ngay lập tức. Không hỏi coi như các bạn đã hiểu.
Trước hết đưa mọi chuyện phức tạp về đơn giản.
Bây giờ mọi người để 1 bộ não trắng trơn, không có gì trong đầu hết, não như tờ giấy trắng tinh, trong trắng ngây thơ thì mới dễ được. Coi như từ đầu không biết gì cả.
1. Bán hết máy khoan, dao mổ, mũi khoan, giấy nhám cho ve chai đồng nát lấy tiền uống rượu đã.
Làm sáo, làm tiêu là công việc tạo ra 1 nốt nhạc duy nhất bằng không khí. Vậy cái khối không khí đó mới là nguyên liệu chế tạo tiêu sáo ( không phải trúc, nứa, nhựa, kim loại, gỗ đâu nha bà con). Đừng nhầm lẫn giữa nước mắm (chất lỏng) với chai đựng nước mắm (chất rắn).
2. Xác định khối Tồ ban đầu:
1 cái ống chứa không khí bên trong đã có lỗ thổi đặt nút chặn: (khi làm sáo)
o-------------------/o-----------------------------------------------------------------------o
Hoặc 1 cái ống chứa không khí bên trong đã khoét miệng thổi: (khi làm tiêu)
)---------------------------------------------------------------------------------------------o
Ta thổi làn hơi số 2 nó kêu ra 1 tần số dịu dàng ngọt ngào và xác định giá trị trên trục tần số. Ta gọi là Tồ.
3. Bà con lấy 2 cát + 1 xi măng + nước trộn lại nhồi đầy vào trong ống trúc, rồi để đến 2 hôm sau, đập vỡ cây trúc ra cho vào bếp làm củi nấu cháo gà (tớ thì cho vào tủ khóa chặt lại). Khúc bê tông đó mới chính là nguyên liệu để chế tạo sáo trúc. Tớ đã chuyển chất khí thành chất rắn cho bà con dễ hình dung.
4. Bà con xác định diện tích phần tiếp xúc giữa bê tông và bình chứa là cây trúc theo công thức:
Stp = (Sxq + Ss) - Slt
Trong đó:
Stp: Diện tích toàn phần tiếp xúc giữa bê tông và trúc (mm2).
Sxq: Diện tích xung quanh (mm2). Sxq = L x C. trong đó:
L: Chiều dài ống tính từ nút chặn ( hoặc vách ngăn) (mm)
C: Chu vi ống (mm). C = d x 3.14 . Trong đó d là đường kính ống (mm).
Ss: Tiết diện ống (mm2). Ss = 3.14 x r^2. Trong đó r là bán kính ống (mm).
Slt: Là tiết diện lỗ thổi (mm2). Tự tính ra.
Đó đó, bà con cứ làm theo thế đi. Tính thật chậm thôi, chắc từng bước, với tớ rành Excell thì phang Enter khịch 0.1 giây thôi là phọt ra Stp thôi.
Bài này chỉ xác định duy nhất 1 thông số là Stp (mm2).
Với những ống hình vuông hay chữ nhật hay tam giác.v.v.. thì vẫn tính ra Stp khối bê tông nha bà con.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc