Theo học cô Bảo - kỳ 1
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Theo học cô Bảo - kỳ 1
#1
Đây là một nhật ký dài kỳ của mình về việc học đàn tranh. Mong mọi người theo dõi đến cuối kỳ nhé Wink

Ban đầu có ý định viết tựa đề là "Theo chân NSND (Nghệ sĩ nhân dân) Đỗ Thị Phương Bảo” để thể hiện đầy đủ cái tầm và cái tâm của cô, nhưng song nghĩ lại thấy nghe có vẻ không thân thiết mấy nên đổi lại thành “Theo chân cô Bảo”.

TẶNG CÔ NGHỆ SĨ NHÂN DÂN ĐỖ THỊ PHƯƠNG BẢO NHÂN TẾT GIÁP NGỌ 2014

Tính từ thời điểm bắt đầu học đàn tranh cô Bảo thì đến nay đã hơn 3 năm. Theo suốt 3 năm ấy không chỉ là những ngón đàn mà còn là những câu chuyện xung quanh, những ký ức không thể nào quên về một người thầy, một người cô vĩ đại trong cuộc đời, mà nếu có nhìn lại, chính mình không bao giờ có thể nghĩ rằng mình được theo học Nghệ Sĩ Nhân Dân.

Câu chuyện bắt đầu bằng một đêm nọ, tình cờ có dịp đi ngang qua góc ngã tư ngay đài truyền hình, may sao thấy một tiệm đàn. Trong tiệm lại có cây gì lạ lạ, bên cạnh guitar và một số loại nhạc cụ khác. Đặt ngay một câu hỏi trong đầu, có phải là đàn tranh, giống trong phim “Lục chỉ cầm ma”?? Ôi phim ấy thì thích phải biết! Thế là định bụng về sẽ có ngày quay lại hỏi han tường tận để xem sao.

Một trưa nắng gắt, đèo mấy đứa bạn đi mua sách cũ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, chợt nhớ góc ngã tư ấy có tiệm đàn. Thế là sau khi mua sách, quay ngoắt xe lại đi xem đàn. Lần đầu tiên trong đời được bước vào một cửa tiệm nhạc cụ, lại chuyên về âm nhạc dân tộc, trong lòng cảm thấy ngồ ngộ, là lạ. Lạ bởi có cái mùi hương gì đó rất nồng mà rất ấm... Sau vài câu chào hỏi với chị bán hàng, một người phụ nữ trung niên bước ra, ôm theo một cây đàn nhỏ với màu nâu của gỗ đã sờn và đen vì thời gian. Cô đánh mình nghe bài Trống Cơm, một bài hát tương đối thân thuộc với mọi người con Việt Nam. Nghe xong mình thấy rất thích, sao tay cô múa đẹp quá, thật điêu luyện; sao tiếng đàn nghe như tiếng hát, thật gần gũi....

Sau khi bước ra khỏi tiệm đàn, lòng mình chợt xao xuyến và có một cái gì đó nó trực dâng trào, một niềm thích thú nho nhỏ và một hi vọng con con: Minh Nhật thích đi học cây đàn này nè. Ngay tối hôm ấy, về nhà và bàn ngay với bố mẹ về việc học đàn. Chưa kịp bước chân vào sự nghiệp thì đã có khó khăn xảy ra rồi. Bố đồng ý mà Mẹ lại không!

Tại sao lại “Không!!”?? Học âm nhạc hay mà? Cho con người ta cái nhìn phong phú về cuộc sống tinh thần, cho con người ta phút giây thoải mái, thư giãn đầu óc, và còn nghe nói là học nhạc thì không có bị Alzeimer. Thế cớ gì mẹ lại không cho con đi, mà mẹ là bác sĩ đấy nhé? Sau khi vặn hỏi một hồi mới té ra: Mẹ thấy con trai chả ai đi học đàn tranh cả, toàn thấy con gái học thôi. Ôi giời, hoá ra là rứa! Thật tình thì lúc đầu thấy luận điểm của mẹ cũng khá chính xác và khá thuyết phục, nhưng mà không được từ bỏ. Chả lẽ mới manh mún đã bị dập tắt??? Sau mấy "ngày đêm" suy nghĩ, cuối cùng cũng nhớ ra: có thầy Trần Văn Khê cũng học đàn tranh mà? Thầy ấy còn đi sang cả Pháp nữa, thế thì học đàn tranh với con trai là ok rồi. Với cái luận điểm mang tính lịch sử và thời sự như thế thì mẹ sau cùng cũng đã đành chấp nhận cho con trai cả đi học đàn tranh.

Học đàn thì phải có đàn, mà tính của Phạm Minh Nhật là không thích cái gì giống người, hay đúng hơn là thích cái gì khác người, bởi khi khác người nó đặc biệt. Tại sao không học Piano, Violon, Guitar, blah blah blah, mà lại đi học Đàn Tranh? À ừ nhỉ, lúc đầu cũng thoáng qua câu hỏi đặt cho chính mình rằng tại sao không học những nhạc cụ phổ biến trong thời kỳ đổi mới và hiện đại ngày nay? Nhưng mà Nhật thích! Mà Nhật thích thì đi học thôi chứ lý do lý trấu gì??!! Thế là bỏ hết ngoài tai những câu hỏi kiểu sao em không đi học chuyên Anh mà học chuyên Văn lúc còn lớp 9, những năm mà phong trào du học lên tới đỉnh điểm. Ờ thì bởi vì Minh Nhật thíchhhhhhh!!!!! Quay lại vấn đề chọn đàn, bây giờ chọn cây đàn nào đây? Nhìn xung quanh tiệm đàn, thấy có cây to nhất. Cây ấy dài hơn tất cả. Để đỡ được cây đàn tranh thường thì cần có 2 cái giá móc màu đen đen, cây này những 3 giá móc. Ok, chấm luôn, thích cái gì nó to to vì...... nó đặc biệt và ít ai giống mình. Đến bây giờ nghĩ lại, sự lựa chọn từ thầy học đến cây đàn là một sự lựa chọn quá đúng đắn, bởi hiện nay giá trị cây đàn của mình cũng tầm hơn 12 triệu (xin được phép không nêu ra giá mua lúc đó; tất nhiên, giá lúc đó tương xứng với giá trị thực của cây đàn.) Để có được đàn thì việc đầu tiền và tiên quyết nhất là tiền đâu. Và may thay chính người ủng hộ mình đầu tiên, là người ủng hộ mình lâu dài nhất, là fan cuồng của Nhật, là BỐ Nhật. Bố là một người im lặng, chất phác, là một người đàn ông chuẩn mực cho tất cả phụ nữ trên thế gian này, và mẹ mình đã may mắn cưới được bố mà đẻ ra mình (Này nhá không tệ nạn xã hội, không gái gú, không rượu chè, không cờ bạc, bây giờ làm Giám Đốc công ty riêng hẳn hoi, nhất Bố Nhật!)

Đã có đàn ưng ý, đã có nơi học hẳn hoi, và bắt đầu câu chuyện học Đàn Tranh của Phạm Minh Nhật.

Tiết học đầu tiên như thế nào? Phương pháp mà cô Bảo dạy Nhật như thế nào, mời mọi người chờ tí thôi, kì sau là có liền hè.

#2
Hay lắm Nhật, tiếp tục tung kì 2 lên đi chứ!!! Qua Nhật kí này có lẽ sẽ tạo thêm động lực cho nhiều người theo đuổi bộ môn Đàn Tranh đấy!
FB: https://www.facebook.com/nguyenquyet90
E-mail: nguyenquyet90@gmail.com
Phone No: 0974836029
#3
Hê hê. viết thật lòng mà a, chờ xíu, có hứng viết mới đúng ý. nhanh thôi
#4
Hay wa ah e[/size] Nhat!.Viet tiep di nhe !
TRe tuoi, co long ham me,yeu quy nhac dan toc.That dang kham phuc.


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Theo học cô Bảo - kỳ 2 lonsualangxang 2 6,823 02-26-2014, 09:50 AM
Bài mới nhất: lonsualangxang

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách