Linh mục nhạc sư Tiến Dũng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Linh mục nhạc sư Tiến Dũng
#1


Ngàn Lần Yêu - TIẾN DŨNG

“Một đặc điểm lớn của âm nhạc Tiến Dũng, mà mọi người ít đề cập đến trong các bài phát biểu của đêm nhạc “Ngàn Lần Yêu”, đó là: tính dân tộc được vận dụng thật khéo léo, sáng tạo và hiện đại “. Nghe nhạc của cụ là thấy ngay chất Việt Nam mặc dù được diễn tả bằng các phương tiện không phải của Việt Nam“”. Giáo sư Tiến sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Hải - nguyên Giám đốc Nhạc viện Tp. HCM đã chia sẻ với chúng tôi như vậy tại sân trường Nhạc viện trong buổi sáng sau ngày diễn ra đêm nhạc Ngàn Lần Yêu được các môn sinh của Linh mục Nhạc sư An-tôn Tiến Dũng tổ chức vào ngày 13 tháng 12 năm 2002 vừa qua tại nhà thờ Xóm Thuốc, Gò Vấp, Tp, HCM. Buổi biểu diễn được chuẩn bị khá công phu, với sự điều hành của Linh mục Giu-se Nguyễn văn Chủ, Cha Sở nhà thờ Xóm Thuốc và các môn sinh thuộc nhiều thế hệ của Ns. Tiến Dũng. Thế nhưng, Tiến Dũng là aỉ Và đêm nhạc “Ngàn Lần Yêu” đã diễn ra thế nàỏ. Để câu trả lời được khách quan hơn, chúng tôi viết bài này với cái nhìn của người nghiên cứu lịch sử âm nhạc chứ không chỉ là học trò của Nhạc sư Tiến Dũng hay một phóng viên đã có mặt tại buổi hòa nhạc độc đáo đó.

ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ:

Cha Giáo An-tôn Nguyễn Tiến Dũng sinh ngày 08 tháng 06 năm 1926 tại làng Yên Cát, Hà Đông. Gia đình Tiến Dũng sống ở khu đồng bằng Thanh Trì, cách Hà Nội 30 cây số. Vào thời điểm đó, tình hình chính trị của miền Bắc Việt Nam khá phức tạp, khiến cho ý muốn đi tu của cậu cũng gặp nhiều khó khăn. Tiến Dũng được gửi vào học tại đại chủng viện Xuân Bích (St. Sulpice), sau Hùng Lân khoảng 5 năm. Sau đó, Tiến Dũng được chuyển về Tòa Giám mục Hà Nội để chuẩn bị lo thủ tục du học.

Vào năm 1950 Tiến Dũng được đưa sang Roma du học tại Trường Truyền giáọ Năm 1954, nhân dịp kỷ niệm Bế mạc Năm Thánh Mẫu, Tòa Thánh Vatican đã quyết định truyền chức linh mục cho 40 người thuộc các nước đang theo học tại đó. Mặc dù vẫn còn đang học dở dang môn Thần học, Tiến Dũng và một người bạn tên Hồng vẫn được chọn để thụ phong linh mục trong ngày kính sinh nhật Đức Mẹ, 8/9/1954 tại Romạ

Một điểm trong tiểu sử của Tiến Dũng trùng hợp với Tchaikovsky và một số nhà soạn nhạc cổ điển khác là khởi đầu sự nghiệp bằng một ngành học mà họ không bao giờ thích: ngành Luật, Theo chỉ định của Đức Cha đã gửi ông sang Roma, Tiến Dũng phải theo học về Giáo luật. Sau nhiều lần suy nghĩ cân nhắc, Tiến Dũng đã quyết định bỏ dở việc học để dấn thân làm sáng Danh Chúa theo một hướng khác: Âm nhạc. Ông tìm đến gặp Đức Hồng Y chịu trách nhiệm về truyền giáo để trình bày nguyện vọng của mình. Cuối cùng, Tiến Dũng được học bổng để hoàn tất những năm tháng học tập ở Nhạc viện Santa Cecilia (Roma) và tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác.

Một thời gian ngắn sau đó, Tiến Dũng có sang thăm và làm việc ở Tây Đức. Tại đây, giới âm nhạc chuyên nghiệp cũng như giới Thánh nhạc đã đón chào ông và âm nhạc của ông với cả tấm lòng rộng mở, qúy trọng. Một nghệ sĩ Piano và là nhạc trưởng người Đức, Giáo sư Joseph Puetzer, giảng viên nhạc viện thành phố Herzogenrath (Tây Đức) cùng với Bà Maria, chị ông, đã trở thành những người bạn và người hâm mộ âm nhạc Tiến Dũng một cách sâu sắc. Đến nỗi về sau, vào tháng 8/1998, gia đình Puetzer đã tìm mọi cách và chịu mọi tốn phí để đưa Tiến Dũng sang điều trị và chữa mắt tại Tây Đức.

Ngày 10/05/1965, Tiến Dũng về Việt Nam và trở thành linh mục thuộc địa phận Long Xuyên đến năm 1967. Trong thời gian này, Hội Truyền giáo Roma đã gửi thư cho Đức Giám mục địa phận Long Xuyên yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Linh mục Tiến Dũng sáng tác và dạy Thánh nhạc, tránh trường hợp như nhiều người khác khi về nước không thực hiện được những gì đã theo học ở nước ngoàị Năm 1967, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gọi cha Tiến Dũng về Sàigòn với nhiệm vụ thành lập Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam. Ông trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Ủy Ban Thánh Nhạc Toàn Quốc. Và đến dây, Tiến Dũng đã gặp nơi đất lành cho tài hoa âm nhạc của mình nở rộ. Trong những ngày đầu tại Sàigòn, ông đã được Linh mục Mai Xuân Hậu giúp đỡ rất nhiềụ Cũng qua lời giới thiệu của Cha Hậu với Lim. Vũ Hải Thiện, vào năm 1968, Tiến Dũng về ở tại trụ sở của Nhà Hưu dưỡng Hà Nội cho đến naỵ Tại đây trường Suối Nhạc của nhạc sư Tiến Dũng với nhiều thế hệ môn sinh đã ra đờị

Năm 1972, Tiến Dũng được mời làm Trưởng Khoa Nhân Văn Nghệ Thuật của Đại Học Minh Đức, một đại học tư nhân có uy tín của Sàigòn thời đó. Tháng 7/1972, cùng với Linh mục Nguyễn văn Minh, ông tổ chức Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc quy tụ tất cả các nhạc sĩ công giáo tên tuổi như: Hải Linh, Hùng Lân, Kim Long, Nguyễn Văn Hòa, Hoài Đức,” và các ca đoàn nổi tiếng như Hồn Nước, Hương Nam, Cung Chiều, Đắc Lộ, Bùi Phát, Tân Định,”

Năm 1978, ông được mời về giảng dạy tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh cho đến lúc về hưụ Tiến Dũng là thầy dạy môn Tiếng Ý và Hòa âm của những nghệ sĩ nổi tiếng hiện nay như: NGƯT Phạm Thúy Hoan, NSƯT Tạ Minh Tâm, Th.S piano Lý Giai Hoa, Th.S piano Ánh Minh, Nhạc trưởng Trần Vương Thạch,v.v”

Ngoài việc truyền thụ kiến thức âm nhạc cho nhiều thế hệ môn sinh, Tiến Dũng còn viết rất nhiều sách giáo khoa âm nhạc từ Nhạc lý Căn bản đến Hòa Âm, Đối Âm, Phối dàn nhạc, v.v” Có thể nói chưa có một nhạc sĩ nào lại để lại cho hậu thế nhiều tài liệu giáo khoa âm nhạc qúy giá đến như thế. Bên cạnh đó, ông còn là người thành lập Trường Suối Nhạc, dàn nhạc Công Thức Mới (CTM). Trong lãnh vực dàn nhạc, ông đã say mê với việc tìm cách thay thế một số nhạc cụ truyền thống trong dàn nhạc giao hưởng quốc tế bằng các nhạc cụ truyền thống Việt Nam như mõ, trống chầu,” và nhạc cụ của dàn nhạc estrade như guitar, saxophone,v.v” Ông đã đi trước con đường mà ngày nay xã hội đang theo đuổi: dân tộc hóa âm nhạc Tây phương kết hợp với hiện đại hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam.

VÀI GHI NHẬN QUA ĐÊM NHẠC “NGÀN LẦN YÊU”

Khi được tin đáng báo động về tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi của Lm. Nhạc sư Tiến Dũng, các thế hệ học trò của ông đã họp lại để bàn một số việc cần làm cho người thầy đáng kính. Kế hoạch tổ chức một đêm nhạc thánh ca, thánh nhạc Tiến Dũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Thời gian chuẩn bị chỉ gần 2 tháng, khá ngắn ngủi cho một đêm diễn công phu, đầy tính nghệ thuật. Tất cả được thực hiện với một lòng quyết tâm cao độ từ phía các môn sinh. Họ đã xem buổi biểu diễn này như một cách biểu lộ lòng tri ân đối với một bậc thầy đã dày công truyền thụ kiến thức âm nhạc cho mình. Nhưng không có con đường dẫn đến thành công nào bằng phẳng cả. Ngoài những khó khăn về vật chất cho khâu tổ chức, tập dợt, chuẩn bị, còn có dư luận (từ phía một thiểu số rất nhỏ học trò của Tiến Dũng) cho rằng việc tổ chức đêm thánh nhạc, thánh ca như vậy là thiếu tinh thần khiêm tốn, là sai mục đích của Thánh nhạc, làm vinh danh cá nhân chứ không làm sáng Danh Thiên Chúạ Chúng tôi xin miễn bàn đến khía cạnh tôn giáo ở đây, bởi “nếu có gì đáng vinh vang, thì tôi vinh vang trong Thiên Chúa” cũng không là điều đáng trách. Trong lịch sử âm nhạc và thánh nhạc thế giới, chưa thấy ai lại đi phê bình một buổi trình diễn âm nhạc tôn giáo của Orlando di Lasso, hay Palestrina hoặc Josquin des Prés tại nhà thờ là điều thiếu khiêm tốn, sai mục đích Thánh nhạc. Quan niệm ấy thật lạc điệu làm sao!

Cuối cùng, Linh mục Giu-se Nguyễn văn Chủ, Cha sở nhà thờ Xóm Thuốc, Gò Vấp, Tp. HCM cũng đã đại diện các môn sinh của Tiến Dũng để “gánh mũi chịu sào” cho đêm diễn được ra mắt vào lúc 19g30 ngày 13 tháng 12 vừa quạ Con số khán thính giả đến tham dự thật đáng ngạc nhiên. Nhà thờ với sức chứa 1500 chỗ này trở nên quá bé nhỏ so với lòng yêu mến và sự hiện diện của người đến xem thuộc các giới: các chuyên gia âm nhạc thuộc Nhạc viện TP. HCM, Đài Truyền hình, Đài phát thanh, báo chí, linh mục tu sĩ, ca đoàn, giáo dân, v.v” Một số đông người đến xem không thiệp mời đành phải ra về hoặc được mời vào sau khi chương trình bắt đầu để “đứng đâu đó” mà theo dõị Thật ngạc nhiên và khích lệ lớn cho ban tổ chức khi số khán giả còn ở lại trong phần đầu chương trình (được đánh giá là âm nhạc bác học, khó, không phổ thông) vẫn nhiều hơn 80%.
Nguồn:
gpnt.net
#2
Cám ơn saomuc đã cung cấp những thông tin rất bổ ích nhé!
FB: https://www.facebook.com/nguyenquyet90
E-mail: nguyenquyet90@gmail.com
Phone No: 0974836029
#3
(03-15-2013, 08:58 PM)saomuc Đã viết: Ngàn Lần Yêu - TIẾN DŨNG

“Một đặc điểm lớn của âm nhạc Tiến Dũng, mà mọi người ít đề cập đến trong các bài phát biểu của đêm nhạc “Ngàn Lần Yêu”, đó là: tính dân tộc được vận dụng thật khéo léo, sáng tạo và hiện đại “. Nghe nhạc của cụ là thấy ngay chất Việt Nam mặc dù được diễn tả bằng các phương tiện không phải của Việt Nam“”. Giáo sư Tiến sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Hải - nguyên Giám đốc Nhạc viện Tp. HCM đã chia sẻ với chúng tôi như vậy tại sân trường Nhạc viện trong buổi sáng sau ngày diễn ra đêm nhạc Ngàn Lần Yêu được các môn sinh của Linh mục Nhạc sư An-tôn Tiến Dũng tổ chức vào ngày 13 tháng 12 năm 2002 vừa qua tại nhà thờ Xóm Thuốc, Gò Vấp, Tp, HCM. Buổi biểu diễn được chuẩn bị khá công phu, với sự điều hành của Linh mục Giu-se Nguyễn văn Chủ, Cha Sở nhà thờ Xóm Thuốc và các môn sinh thuộc nhiều thế hệ của Ns. Tiến Dũng. Thế nhưng, Tiến Dũng là aỉ Và đêm nhạc “Ngàn Lần Yêu” đã diễn ra thế nàỏ. Để câu trả lời được khách quan hơn, chúng tôi viết bài này với cái nhìn của người nghiên cứu lịch sử âm nhạc chứ không chỉ là học trò của Nhạc sư Tiến Dũng hay một phóng viên đã có mặt tại buổi hòa nhạc độc đáo đó.

ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ:

Cha Giáo An-tôn Nguyễn Tiến Dũng sinh ngày 08 tháng 06 năm 1926 tại làng Yên Cát, Hà Đông. Gia đình Tiến Dũng sống ở khu đồng bằng Thanh Trì, cách Hà Nội 30 cây số. Vào thời điểm đó, tình hình chính trị của miền Bắc Việt Nam khá phức tạp, khiến cho ý muốn đi tu của cậu cũng gặp nhiều khó khăn. Tiến Dũng được gửi vào học tại đại chủng viện Xuân Bích (St. Sulpice), sau Hùng Lân khoảng 5 năm. Sau đó, Tiến Dũng được chuyển về Tòa Giám mục Hà Nội để chuẩn bị lo thủ tục du học.

Vào năm 1950 Tiến Dũng được đưa sang Roma du học tại Trường Truyền giáọ Năm 1954, nhân dịp kỷ niệm Bế mạc Năm Thánh Mẫu, Tòa Thánh Vatican đã quyết định truyền chức linh mục cho 40 người thuộc các nước đang theo học tại đó. Mặc dù vẫn còn đang học dở dang môn Thần học, Tiến Dũng và một người bạn tên Hồng vẫn được chọn để thụ phong linh mục trong ngày kính sinh nhật Đức Mẹ, 8/9/1954 tại Romạ

Một điểm trong tiểu sử của Tiến Dũng trùng hợp với Tchaikovsky và một số nhà soạn nhạc cổ điển khác là khởi đầu sự nghiệp bằng một ngành học mà họ không bao giờ thích: ngành Luật, Theo chỉ định của Đức Cha đã gửi ông sang Roma, Tiến Dũng phải theo học về Giáo luật. Sau nhiều lần suy nghĩ cân nhắc, Tiến Dũng đã quyết định bỏ dở việc học để dấn thân làm sáng Danh Chúa theo một hướng khác: Âm nhạc. Ông tìm đến gặp Đức Hồng Y chịu trách nhiệm về truyền giáo để trình bày nguyện vọng của mình. Cuối cùng, Tiến Dũng được học bổng để hoàn tất những năm tháng học tập ở Nhạc viện Santa Cecilia (Roma) và tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác.

Một thời gian ngắn sau đó, Tiến Dũng có sang thăm và làm việc ở Tây Đức. Tại đây, giới âm nhạc chuyên nghiệp cũng như giới Thánh nhạc đã đón chào ông và âm nhạc của ông với cả tấm lòng rộng mở, qúy trọng. Một nghệ sĩ Piano và là nhạc trưởng người Đức, Giáo sư Joseph Puetzer, giảng viên nhạc viện thành phố Herzogenrath (Tây Đức) cùng với Bà Maria, chị ông, đã trở thành những người bạn và người hâm mộ âm nhạc Tiến Dũng một cách sâu sắc. Đến nỗi về sau, vào tháng 8/1998, gia đình Puetzer đã tìm mọi cách và chịu mọi tốn phí để đưa Tiến Dũng sang điều trị và chữa mắt tại Tây Đức.

Ngày 10/05/1965, Tiến Dũng về Việt Nam và trở thành linh mục thuộc địa phận Long Xuyên đến năm 1967. Trong thời gian này, Hội Truyền giáo Roma đã gửi thư cho Đức Giám mục địa phận Long Xuyên yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Linh mục Tiến Dũng sáng tác và dạy Thánh nhạc, tránh trường hợp như nhiều người khác khi về nước không thực hiện được những gì đã theo học ở nước ngoàị Năm 1967, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gọi cha Tiến Dũng về Sàigòn với nhiệm vụ thành lập Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam. Ông trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Ủy Ban Thánh Nhạc Toàn Quốc. Và đến dây, Tiến Dũng đã gặp nơi đất lành cho tài hoa âm nhạc của mình nở rộ. Trong những ngày đầu tại Sàigòn, ông đã được Linh mục Mai Xuân Hậu giúp đỡ rất nhiềụ Cũng qua lời giới thiệu của Cha Hậu với Lim. Vũ Hải Thiện, vào năm 1968, Tiến Dũng về ở tại trụ sở của Nhà Hưu dưỡng Hà Nội cho đến naỵ Tại đây trường Suối Nhạc của nhạc sư Tiến Dũng với nhiều thế hệ môn sinh đã ra đờị

Năm 1972, Tiến Dũng được mời làm Trưởng Khoa Nhân Văn Nghệ Thuật của Đại Học Minh Đức, một đại học tư nhân có uy tín của Sàigòn thời đó. Tháng 7/1972, cùng với Linh mục Nguyễn văn Minh, ông tổ chức Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc quy tụ tất cả các nhạc sĩ công giáo tên tuổi như: Hải Linh, Hùng Lân, Kim Long, Nguyễn Văn Hòa, Hoài Đức,” và các ca đoàn nổi tiếng như Hồn Nước, Hương Nam, Cung Chiều, Đắc Lộ, Bùi Phát, Tân Định,”

Năm 1978, ông được mời về giảng dạy tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh cho đến lúc về hưụ Tiến Dũng là thầy dạy môn Tiếng Ý và Hòa âm của những nghệ sĩ nổi tiếng hiện nay như: NGƯT Phạm Thúy Hoan, NSƯT Tạ Minh Tâm, Th.S piano Lý Giai Hoa, Th.S piano Ánh Minh, Nhạc trưởng Trần Vương Thạch,v.v”

Ngoài việc truyền thụ kiến thức âm nhạc cho nhiều thế hệ môn sinh, Tiến Dũng còn viết rất nhiều sách giáo khoa âm nhạc từ Nhạc lý Căn bản đến Hòa Âm, Đối Âm, Phối dàn nhạc, v.v” Có thể nói chưa có một nhạc sĩ nào lại để lại cho hậu thế nhiều tài liệu giáo khoa âm nhạc qúy giá đến như thế. Bên cạnh đó, ông còn là người thành lập Trường Suối Nhạc, dàn nhạc Công Thức Mới (CTM). Trong lãnh vực dàn nhạc, ông đã say mê với việc tìm cách thay thế một số nhạc cụ truyền thống trong dàn nhạc giao hưởng quốc tế bằng các nhạc cụ truyền thống Việt Nam như mõ, trống chầu,” và nhạc cụ của dàn nhạc estrade như guitar, saxophone,v.v” Ông đã đi trước con đường mà ngày nay xã hội đang theo đuổi: dân tộc hóa âm nhạc Tây phương kết hợp với hiện đại hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam.

VÀI GHI NHẬN QUA ĐÊM NHẠC “NGÀN LẦN YÊU”

Khi được tin đáng báo động về tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi của Lm. Nhạc sư Tiến Dũng, các thế hệ học trò của ông đã họp lại để bàn một số việc cần làm cho người thầy đáng kính. Kế hoạch tổ chức một đêm nhạc thánh ca, thánh nhạc Tiến Dũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Thời gian chuẩn bị chỉ gần 2 tháng, khá ngắn ngủi cho một đêm diễn công phu, đầy tính nghệ thuật. Tất cả được thực hiện với một lòng quyết tâm cao độ từ phía các môn sinh. Họ đã xem buổi biểu diễn này như một cách biểu lộ lòng tri ân đối với một bậc thầy đã dày công truyền thụ kiến thức âm nhạc cho mình. Nhưng không có con đường dẫn đến thành công nào bằng phẳng cả. Ngoài những khó khăn về vật chất cho khâu tổ chức, tập dợt, chuẩn bị, còn có dư luận (từ phía một thiểu số rất nhỏ học trò của Tiến Dũng) cho rằng việc tổ chức đêm thánh nhạc, thánh ca như vậy là thiếu tinh thần khiêm tốn, là sai mục đích của Thánh nhạc, làm vinh danh cá nhân chứ không làm sáng Danh Thiên Chúạ Chúng tôi xin miễn bàn đến khía cạnh tôn giáo ở đây, bởi “nếu có gì đáng vinh vang, thì tôi vinh vang trong Thiên Chúa” cũng không là điều đáng trách. Trong lịch sử âm nhạc và thánh nhạc thế giới, chưa thấy ai lại đi phê bình một buổi trình diễn âm nhạc tôn giáo của Orlando di Lasso, hay Palestrina hoặc Josquin des Prés tại nhà thờ là điều thiếu khiêm tốn, sai mục đích Thánh nhạc. Quan niệm ấy thật lạc điệu làm sao!

Cuối cùng, Linh mục Giu-se Nguyễn văn Chủ, Cha sở nhà thờ Xóm Thuốc, Gò Vấp, Tp. HCM cũng đã đại diện các môn sinh của Tiến Dũng để “gánh mũi chịu sào” cho đêm diễn được ra mắt vào lúc 19g30 ngày 13 tháng 12 vừa quạ Con số khán thính giả đến tham dự thật đáng ngạc nhiên. Nhà thờ với sức chứa 1500 chỗ này trở nên quá bé nhỏ so với lòng yêu mến và sự hiện diện của người đến xem thuộc các giới: các chuyên gia âm nhạc thuộc Nhạc viện TP. HCM, Đài Truyền hình, Đài phát thanh, báo chí, linh mục tu sĩ, ca đoàn, giáo dân, v.v” Một số đông người đến xem không thiệp mời đành phải ra về hoặc được mời vào sau khi chương trình bắt đầu để “đứng đâu đó” mà theo dõị Thật ngạc nhiên và khích lệ lớn cho ban tổ chức khi số khán giả còn ở lại trong phần đầu chương trình (được đánh giá là âm nhạc bác học, khó, không phổ thông) vẫn nhiều hơn 80%.
Nguồn:
gpnt.net

Xin cảm ơn thông tin của Cha Tiến Dũng - Cha là thầy dạy hòa âm , đối âm cho tôi trong nhiều năm thập niên 80
Bao năm qua , không biết tin tức của Cha
Cảm ơn bài viết
ĐT
#4
con cảm ơn cha rất nhiều, người đã dạy con những điều hay lẽ phải. chúc cha ngày càng nhiều sức khỏa cha nhé.
bảo vệ thăng long chuyên nghiệp trong công việc cùng với dịch vụ đào tạo bảo vệ an ninh cao nhất, bảo vệ hàng đầu trong nước


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  7/6/2015 - Hội Quán Đinh Linh - Chương Trình giao Lưu Ca Nhạc Dân Tộc BaGaiLeeLỳ 3 10,574 06-10-2015, 11:38 PM
Bài mới nhất: David Dang
  Chương trình hòa tấu Âm Nhạc Dân Tộc với chủ đề: "Cung Đàn Đất Nước" (1996) Jibber 2 7,707 12-04-2014, 06:55 PM
Bài mới nhất: ninja
  Chương trình Biểu diễn Đàn Tranh - Nhạc viện TP. HCM Tiểu Kim Ô 0 4,661 06-19-2014, 09:45 PM
Bài mới nhất: Tiểu Kim Ô
  11-4-2014 Ban nhạc The Amigos diễn miễn phí tại Hà Nội traudat 0 4,321 04-05-2014, 10:26 AM
Bài mới nhất: traudat
  Đêm nhạc Phú Quang "Dương cầm lạnh" Mediamax 0 4,155 12-11-2013, 03:14 PM
Bài mới nhất: Mediamax
  Hội quán sáo trúc do NSUT Đinh Linh thành lập hoiquansaotruc.vn 4 13,293 10-03-2013, 04:04 PM
Bài mới nhất: manhcuongtnc
  Nhạc sĩ Phạm Duy: Tâm nguyện cuối đời traudat 0 3,856 05-26-2013, 05:45 AM
Bài mới nhất: traudat
  Âm nhạc cổ truyền: “Phần hồn” đang mai một traudat 0 3,916 05-25-2013, 04:46 AM
Bài mới nhất: traudat
  Sự thú vị của đêm nhạc "truyền thống kết hợp với hiện đại" pth007 1 6,243 04-14-2013, 12:04 PM
Bài mới nhất: linhwindy
  Liên hoan ca múa nhạc Dân tộc năm 2012 longphan 8 15,856 11-25-2012, 11:12 AM
Bài mới nhất: smallshrimp

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách