08-15-2013, 12:04 AM
Hôm nay tôi mới đem hai cây tiêu Đô và Rê của mình đi giao lưu ở hai quán cafe vì được chủ quán mời.
Phương tiện đi là đạp xe đạp từ gò vấp lên quận 10.
Quán thứ nhất tôi dùng tiêu Đô chơi 3 bài nhạc trữ tình. Bên em là biển rộng. Em ơi Hà Nội Phố và Xóm đêm.
Bài đầu thì ổn, đủ hơi để chơi, bài thứ hai thì nghe hơi mệt và mỏi tay, bài thứ 3 thì phải ráng, vì mỏi và run tay cộng thêm yếu hơi. nhìn chung hoàn thành tốt.
Quán này chơi mộc không có âm thanh nên nghe ấm áp, phù hợp với tiếng tiêu. Khán giả rất thích thú và chủ quán cũng cao hứng có nhã ý muốn làm một đêm nhạc về tiêu, nhưng ko dám nhận lời
Đạp xe qua quán thứ hai, khoảng 10p, vào nghỉ ngơi 15p để thở.
Được mời lên biểu diễn, lại dụng tiêu Đô để diễn hai bài, Riêng một góc trời và Giọt Mưa Thu. thổi xong đuổi và hụt hơi, rớt nửa chừng, khá là ngại. Tiêu không bắt được mic.
Nhận xét chung.
Khi đi diễn bằng tiêu ở quán cafe, dùng tiêu Rê là phù hợp nhất, nó có lợi thế sau đây
Tiêu rê, âm cao hơn, tiếng rõ hơn và dễ hòa cùng đàn, tiếng không bị chìm. nghe trữ tình hơn, và điều quan trọng nhất là vừa sức của mình chơi, tiêu rê ngón bấm không bị mỏi, không phải xoãi tay dài như tiêu đô, và hơi cũng vừa phải.
Chơi nhạc trữ tình như nhạc Trịnh, khi chơi tiêu rê thì sẽ rơi vào hai hợp âm chính đó là Mi thứ và La thứ, điều này rất hợp với nhạc trữ tình, vì hai hợp âm này thường chơi nhất
Nếu các bạn chọn tiêu Đô, điều bất lợi ở chỗ này
Nếu công lực cao, bạn chơi 3 bài là đủ, mấy bài sau hơi sẽ yếu dần, đấy là riêng công lực của mình, tiếp theo là tay bấm sẽ rất mỏi, 3 bài liên tiếp, hết cảm xúc mà chỉ chăm chăm vào thế bấm và giữ luồng hơi để khỏi bị rớt.
Về âm thanh thì khi chơi tiêu Đô thì hợp âm chính đệm là Rê thứ và Mi thứ, thỉnh thoảng La thứ. sẽ có vài bài phù hợp với tiêu, nhưng do âm tiêu thấp hơn 1 quãng nên nghe ko hòa quyện được với đàn, nếu đổi lại là sáo Đô thì rất phù hợp, tầm âm vừa phải. Nếu dùng tiêu Đô để độc tấu thì những bản nhạc cổ điển Tàu lại hợp hơn, vì nó hòa cùng dàn nhạc riêng của nó.
Khi xem phim kiếm hiệp những bản nhạc tình huống trong phim thường dùng tiêu rê để thổi, đa số là như vậy... cộng thêm qua thực tiễn trải nghiệm, tôi kết luận, khi các bạn đi diễn bằng tiêu thì cây tiêu Rê là lựa chọn hợp lý, còn tiêu Đô, nếu diễn ít, khoảng 3 bài đổ lại, cộng thêm bài nhạc phù hợp thì sẽ ổn...
Có vài chia sẽ với các bạn về vấn đề này, ai có ý kiến thì vào góp ý nhé
Phương tiện đi là đạp xe đạp từ gò vấp lên quận 10.
Quán thứ nhất tôi dùng tiêu Đô chơi 3 bài nhạc trữ tình. Bên em là biển rộng. Em ơi Hà Nội Phố và Xóm đêm.
Bài đầu thì ổn, đủ hơi để chơi, bài thứ hai thì nghe hơi mệt và mỏi tay, bài thứ 3 thì phải ráng, vì mỏi và run tay cộng thêm yếu hơi. nhìn chung hoàn thành tốt.
Quán này chơi mộc không có âm thanh nên nghe ấm áp, phù hợp với tiếng tiêu. Khán giả rất thích thú và chủ quán cũng cao hứng có nhã ý muốn làm một đêm nhạc về tiêu, nhưng ko dám nhận lời
Đạp xe qua quán thứ hai, khoảng 10p, vào nghỉ ngơi 15p để thở.
Được mời lên biểu diễn, lại dụng tiêu Đô để diễn hai bài, Riêng một góc trời và Giọt Mưa Thu. thổi xong đuổi và hụt hơi, rớt nửa chừng, khá là ngại. Tiêu không bắt được mic.
Nhận xét chung.
Khi đi diễn bằng tiêu ở quán cafe, dùng tiêu Rê là phù hợp nhất, nó có lợi thế sau đây
Tiêu rê, âm cao hơn, tiếng rõ hơn và dễ hòa cùng đàn, tiếng không bị chìm. nghe trữ tình hơn, và điều quan trọng nhất là vừa sức của mình chơi, tiêu rê ngón bấm không bị mỏi, không phải xoãi tay dài như tiêu đô, và hơi cũng vừa phải.
Chơi nhạc trữ tình như nhạc Trịnh, khi chơi tiêu rê thì sẽ rơi vào hai hợp âm chính đó là Mi thứ và La thứ, điều này rất hợp với nhạc trữ tình, vì hai hợp âm này thường chơi nhất
Nếu các bạn chọn tiêu Đô, điều bất lợi ở chỗ này
Nếu công lực cao, bạn chơi 3 bài là đủ, mấy bài sau hơi sẽ yếu dần, đấy là riêng công lực của mình, tiếp theo là tay bấm sẽ rất mỏi, 3 bài liên tiếp, hết cảm xúc mà chỉ chăm chăm vào thế bấm và giữ luồng hơi để khỏi bị rớt.
Về âm thanh thì khi chơi tiêu Đô thì hợp âm chính đệm là Rê thứ và Mi thứ, thỉnh thoảng La thứ. sẽ có vài bài phù hợp với tiêu, nhưng do âm tiêu thấp hơn 1 quãng nên nghe ko hòa quyện được với đàn, nếu đổi lại là sáo Đô thì rất phù hợp, tầm âm vừa phải. Nếu dùng tiêu Đô để độc tấu thì những bản nhạc cổ điển Tàu lại hợp hơn, vì nó hòa cùng dàn nhạc riêng của nó.
Khi xem phim kiếm hiệp những bản nhạc tình huống trong phim thường dùng tiêu rê để thổi, đa số là như vậy... cộng thêm qua thực tiễn trải nghiệm, tôi kết luận, khi các bạn đi diễn bằng tiêu thì cây tiêu Rê là lựa chọn hợp lý, còn tiêu Đô, nếu diễn ít, khoảng 3 bài đổ lại, cộng thêm bài nhạc phù hợp thì sẽ ổn...
Có vài chia sẽ với các bạn về vấn đề này, ai có ý kiến thì vào góp ý nhé
A Men Đà Phật