Các Phương Pháp tập đàn nhị
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Các Phương Pháp tập đàn nhị
#11
Phần II. Tóm lược bản chất tần số trong Âm nhạc.
Phần này là 1 phạm trù rất rộng, các bạn có thể tìm hiểu trên NET hoặc các thành viên tích cực của Damsan.net. Tôi chỉ nêu tóm tắt bản chất để phục vụ cho mục đích bấm tay vào dây Nhị thôi.
Ký hiệu trong bài viết:
x: Phép nhân
/: Phép chia
^: Số mũ
Trong cuộc sống chúng ta có đa dạng âm thanh: còi xe, sấm sét, tiếng la hét, tiếng hát, chim hót, tiếng khóc..v..v. Tất cả đều được xác định bởi giá trị tần số. Cho dù chúng có tính nhạc hay không chúng ta cũng xác định được tần số của chúng trong ngưỡng nghe của tai người. Trong âm nhạc thì 1 nốt nhạc tần số vang ra bao gồm 1 âm chính và những bội âm. Như vậy cụ thể là 1 nốt nhạc nhưng là đa âm chứ không đơn âm. Quý bạn thử thí nghiệm bằng cách thò đầu vào bể nước hoặc chum (lu) nước, quý bạn hét lên: A hoặc ma hoặc mi....thật dài. Ví dụ bạn hét lên là A......
Thì trong khoảnh khắc cái câu A bạn đang hét lên đó chúng ta cũng xác định được tần số của chúng. Âm thanh vang ra là 1 tập hợp những đơn âm. Nhìn theo góc độ nghiên cứu Âm nhạc ta nhận thấy 1 số âm vang lên trong khoảnh khăc đó như sau:
1. Âm số 1: Chủ âm là Nó (Hec). Cái âm này ta nghe rõ nhất.
2. Âm số 2: Quãng tám của Nó (Hec). Cái âm này ta nghe rõ thứ nhì. Như 1 sự vọng lại. Dân tộc nào trên thế giới cũng có cái quãng này.
Công thức xác định quãng 8 của 1 Nó (hec) bất kỳ:
Q8Nó = Nó / n^12. Trong đó:
Nó (hec): Là cái âm ta đang hét lên
n : Hệ số biến thiên tần số. n = 0,5^1/12 = 0,943874312681694.
Như vậy nếu ta hét với Nó có F trùng với 440Hz thì ta gọi là nốt La.
Quãng 8 trên của Nó là :
440Hz / n^12 = 440Hz / (0,943874312681694)^12 =880Hz. Ta hiểu là từ 440Hz lên đến 880Hz là ta đi qua 11 nốt nhạc trong 12 khoảng bán âm.
3. Âm số 3: Là âm át của Nó. Đây là cái âm ta nghe rõ thứ 3 sau 2 cái âm trên. Cái âm này được xác định là 1 quãng 5 của Nó.
Nghĩa là sao ?
Nghĩa là trong lúc chúng ta đang gào lên là A..a..a...trong chum nước đó có cái âm thứ nhất là Nó (Hec), âm thứ 2 là quãng 8 của nó (Hec) âm thứ 3 là quãng 5 của nó. Tức là gọi Nó là nốt nhạc thứ 1 thì cái bậc át của Nó là nốt nhạc số 5.
Vậy quãng 5 luôn cách chủ âm Nó là 7 bán âm.
Công thức xác định quãng 5 của 1 Nó (hec) bất kỳ là:
Q5Nó = Nó / n^7.
440Hz / n^7 = 440Hz / (0,943874312681694)^7 =659,2551138Hz
Nếu Nó = La thì ta có quãng 5 của Nó = Mi.
Ta hiểu là từ 440Hz lên đến 659,2551138Hz là ta đi qua 4 nốt nhạc trong 7 khoảng bán âm.
4. Âm thứ 4 là cái âm mà ta khó nghe được nhất, ai thật tinh tai hoặc có máy móc dụng cụ sẽ xác định được. Đó là quãng 4 của Nó. Cái âm này khi ta đang gào lên A..a..a..thì nó vang lên khá nhỏ.
Công thức xác định quãng 4 của 1 Nó (hec) bất kỳ là:
Q4Nó = Nó / n^5.
440Hz / n^5 = 440Hz / (0,943874312681694)^5 =587,3295358Hz
Nếu Nó = La thì ta có quãng 4 của Nó = Rê.
Còn nhiều bồi âm nữa như quãng 3, quãng 2 trưởng, quý bạn có thể vào Google gõ"Trần Quang Hải kỹ thuật hát đồng song thanh" hoặc tìm hiểu qua Mr Lê Hồng Sơn, Saotruc, MHM..v..v...
Như vậy 1 hợp âm Đô trưởng chẳng hạn sẽ cấu tạo từ Đồ - Mi - Són. (chồng 4 bán âm và 7 bán âm)
Chúng ta có thể lấy bất kỳ anh nào trong 3 cái anh trên để bắt đầu chu kỳ hoà thanh cũng được. Ví dụ:
Đồ - Mi - Són
Mì - Son - Đố
Sòn - Đô - Mí
Đều được nhé các bạn, chúng ta hiểu về mặt định tính thôi nhé.
Giờ chúng ta quay lại dây đàn Nhị.
Có nhiều cách lên dây, nhưng phổ biến là dây quãng 5.
Tại sao như vậy ?
Như trong bài viết ở phần 1 chúng ta đã xác định là L (cm) luôn tỉ lệ nghịch với F (Hz). Như vậy chúng ta suy luận như sau:
1. Các điểm bấm ngón tay trên dây đàn Nhị:
Điểm trùng nhau nhiều nhất (MAX) trên cây đàn Nhị là khi chúng ta lên dây quãng 8.
Ví dụ:
dây Trong chúng ta lên là Rề = 587,3295358Hz
dây Ngoài chúng ta lên là Rê = 1174,659072Hz
Chúng ta không phải kéo cung vĩ qua lại mà chúng ta cũng biết chính xác là : Trong 1 quãng 8 thì cả 2 dây đàn Nhị chúng có 11 điểm trùng nhau trên cả dây trong và dây ngoài. Ta chặn 1 ngón tay trên cả 2 dây là được 1 điểm trùng rồi.
Suy luận rộng ra: Quãng tám thì điểm trùng nhiều nhất (MAX) thì đương nhiên điểm trùng ít nhất (MIN) trên 2 dây đàn Nhị sẽ là lên dây quãng 7 thứ.
Ví dụ ta lên dây trong là Là = 440 Hz
dây ngoài là Son = 783,990872Hz . Như vậy là ta có 1 quãng 7 thứ . ở quãng này có MIN điểm trùng nhất trên 2 dây của cây đàn Nhị. (các bạn đừng lên dây như vậy, mình phân tích để trình bày học thuật cho các bạn cùng hiểu thôi).
Chúng ta tiếp tục khảo sát với các cách lên dây với quãng 8 khác nhau, bạn sẽ thấy sự hiệu quả tốt nhất sẽ là quãng 5 và quãng 4.
Đó chính là cái sự phân tích bồi âm của Nó ở phần đầu bài viết này. Thật thú vị phải không các bạn.
Nếu mở rộng tư duy hơn các bạn sẽ thấy các nhạc cụ phương Tây: Guitar ( Mì - Là - Rề - Son - Si - Mí) là lên theo quãng 4 - 4 - 5 - 3 - 5, Violin: G-D-A-E lên theo tất cả quãng 5. Đều trùng vào với các bồi âm của Nó (Hz)
Kết luận: Lên dây đàn Nhị phổ biến là lên theo quãng 5. Dây Ngoài sẽ là bậc át của dây Trong, trùng vào với cái bồi âm nghe thuận tai thứ nhì (sau quãng 8) của dây Trong. Chúng ta sẽ có những thế tay bấm quan trọng từ cái quãng 5 này quý vị ạ.
Chúng ta giải lao 1 chút nha quý vị. Khi chúng ta thấu đạt những cái định tính thì khi tôi trình bày về định lượng quý bạn chỉ cần 1 buổi chiều là thông tuệ những khoa học âm nhạc thú vị này. Nói thật là quý bạn chỉ cần trên nhạc cụ ảo cũng sẽ nhìn nhận được các thế bấm đấy.











Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#12
Phần III. Thực hành bấm ngón trên đàn Nhị (Quan trọng lắm)
Bài tập: NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC

1. Lời ca + xướng âm:
Ngày đầu tiên đi học = Sòn sòn đố son mì
Em dắt mẹ đến trường = Fa lá fa lá rề
Mẹ vừa đi vừa khóc = Rê đồ rê đồ mí
Em dỗ dành yêu thương = Fà lá rề son son.
2. Lên dây đàn Nhị. trong ví dụ này chúng ta lên dây trong là Đồ (vừa) , dây ngoài là Son ( yêu thương).
Với cây đàn mặt da Lục lăng như của SapinT, của Saotruc, của Mr Dũng, thì đường kính mặt da chừng 10cm, chúng ta để L = 38cm là có màu âm khá đẹp.
L (cm)= 38cm: Là chiều dài từ cữ buộc đến con ngựa trên mặt da.
Như vậy 38cm = Đồ (Hz) dây Trong = Đồ (Hz) / n^7 = Son (dây Ngoài).
Vậy là dây Trong = C =261,6255653Hz
Dây Ngoài là G = C /n^7 = 391,995436Hz

Chúng ta bắt đầu tập câu số 1:
Ngày đầu tiên đi học = Sòn Sòn Đố son mì
Chúng ta hát theo F thì hát như sau:
Ngày đầu tiên đi học = 391,995436Hz. 391,995436Hz. 523,2511306Hz. 391,995436Hz. 329,6275569Hz.
Bây giờ chúng ta tập trên cây đàn Nhị với dây Đồ Son thì rất đơn giản, chúng ta nhân 38cm với hệ số n ^ y tương ứng sẽ ra vị trí tay bấm cho chúng ta.
Tổng quát là :
L(i) = L x n^y
trong đó:
L(i): là khoảng cách từ con ngựa đến ngón bấm ra nốt nhạc thứ i
L: khoảng cách dây buông từ cữ buộc đến con ngựa
n: Như tớ đã nói ở bài viết trên.
mũ y: Là số bán âm từ cái âm của tần số dây buông đến cái tần số ta định diễn tấu.
Chúng ta bắt đầu tập nhé:
Ngày đầu tiên đi học = Sòn Sòn Đố son mì.
Trong đó: Sòn sòn đố son là dây Ngoài, có cái Mì là chúng ta bấm dây trong.
Chúng ta hát theo L(cm) thì hát như sau:
Dây ngoài: Sòn = 38cm. Sòn = 38cm. Đố = 28,47cm. Son = 38cm.
Dây trong: Mì = 30.16cm . Thế là chúng ta đã tập được câu : Ngày đầu tiên đi học rồi đó.
Đố = 28,47cm tức là chúng ta lấy 38cm nhân với hệ số tỉ tần giữa sòn và đố
28,47 = 38cm x (391,995436Hz/523,2511306Hz) = 38 cm x 0,749153538 = 28,47cm. Chỗ này các bạn đã hiểu chưa ?
Chúng ta cứ bấm vào 28,47cm là dây ngoài sẽ kêu là Đố.
(Bạn có đầu óc suy luận được thì đương nhiên dây trong sẽ phải kêu là Fà tại 28,47cm). Vì 2 dây chúng ta đang lên là quãng 5. Nên Fà Đô là tương đương quãng 5.

Bài tập về nhà:
Quý bạn hát câu số 2 bằng cm trên cây Nhị :Đồ Son L = 38cm như vừa rồi ra khúc nhạc sau:
Em dắt mẹ đến trường = Fa lá fa lá rề.
Mình gợi ý: Trong đó Fa và Rề ở dây Trong, còn Lá ở dây Ngoài.
Bạn hát theo L(cm) nhé. Chúng ta tập bài này trên nhạc cụ ảo là cây Nhị Đồ Son có L = 38cm.















Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#13
thương đàn nhị nhà mình quá Sad
#14
em cũng có cây đàn nhị, mà xem ra tay phải điêu luyện lắm Sad em mới kéo được note thôi, tay vẫn còn cứng Sad
#15
Bài viết của bác lehuuhung rất hay và bổ ích, cám ơn nhiều lắm!
Xin hỏi bài viết tới đó là hết hay còn nữa không? Nếu còn, mong bác chia sẻ thêm.
HT Shop - http://htnuicam.com
HT shop mua bán đa dạng các sản phẩm mới, đã qua sử dụng, sản phẩm thời trang, quà tặng, công nghệ, điện máy, đặc sản, các dịch vụ, du lich, quảng cáo nhà đất
#16
(08-20-2012, 04:02 PM)honsoLee Đã viết: còn đây là video cách họ so dây đàn nhị :




bạn nào cho mình hỏi bài này là bài gì thế bài đầu tiên ấy
thanks!
#17
@oiyio000: Bản nhạc này có tên là Liangxiao. Mình upload ở đây.

[Hình: liangxiao1_zpsc4e3ff09.jpg]

Bản Liangxiao của cô Songfei chơi ở đây:
http://www.youtube.com/watch?v=Uo-tS7sgV...e=youtu.be

Bản mình đã chuyển qua 5 dòng kẻ ở đây:
Mình đang để tempo là 48 để tập. Các bạn thấy chậm thì có thể tăng tốc độ lên 60 , 70, 90.100....v..v...nhé. Mở bằng trình Guitar Pro 5.0
http://www.mediafire.com/download/sehofj...ngxiao.gp5

Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#18
Ủa sao kỳ vậy . Video trong bài viết trên sao không có. Mình không xoá mà hiện dòng chữ" Video này không tồn tại. " . Mấy tháng trước xem còn có hoạt động. Bạn nào xem giùm mình nguyên nhân và chỉ mình cách khắc phục với.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#19
(08-23-2012, 01:38 PM)'lehuuhung' Đã viết: ĐâPhần III. Thực hành bấm ngón trên đàn Nhị (Quan trọng lắm)
Bài tập: NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC

1. Lời ca + xướng âm:
Ngày đầu tiên đi học = Sòn sòn đố son mì
Em dắt mẹ đến trường = Fa lá fa lá rề
Mẹ vừa đi vừa khóc = Rê đồ rê đồ mí
Em dỗ dành yêu thương = Fà lá rề son son.
2. Lên dây đàn Nhị. trong ví dụ này chúng ta lên dây trong là Đồ (vừa) , dây ngoài là Son ( yêu thương).
Với cây đàn mặt da Lục lăng như của SapinT, của Saotruc, của Mr Dũng, thì đường kính mặt da chừng 10cm, chúng ta để L = 38cm là có màu âm khá đẹp.
L (cm)= 38cm: Là chiều dài từ cữ buộc đến con ngựa trên mặt da.
Như vậy 38cm = Đồ (Hz) dây Trong = Đồ (Hz) / n^7 = Son (dây Ngoài).
Vậy là dây Trong = C =261,6255653Hz
Dây Ngoài là G = C /n^7 = 391,995436Hz

Chúng ta bắt đầu tập câu số 1:
Ngày đầu tiên đi học = Sòn Sòn Đố son mì
Chúng ta hát theo F thì hát như sau:
Ngày đầu tiên đi học = 391,995436Hz. 391,995436Hz. 523,2511306Hz. 391,995436Hz. 329,6275569Hz.
Bây giờ chúng ta tập trên cây đàn Nhị với dây Đồ Son thì rất đơn giản, chúng ta nhân 38cm với hệ số n ^ y tương ứng sẽ ra vị trí tay bấm cho chúng ta.
Tổng quát là :
L(i) = L x n^y
trong đó:
L(i): là khoảng cách từ con ngựa đến ngón bấm ra nốt nhạc thứ i
L: khoảng cách dây buông từ cữ buộc đến con ngựa
n: Như tớ đã nói ở bài viết trên.
mũ y: Là số bán âm từ cái âm của tần số dây buông đến cái tần số ta định diễn tấu.
Chúng ta bắt đầu tập nhé:
Ngày đầu tiên đi học = Sòn Sòn Đố son mì.
Trong đó: Sòn sòn đố son là dây Ngoài, có cái Mì là chúng ta bấm dây trong.
Chúng ta hát theo L(cm) thì hát như sau:
Dây ngoài: Sòn = 38cm. Sòn = 38cm. Đố = 28,47cm. Son = 38cm.
Dây trong: Mì = 30.16cm . Thế là chúng ta đã tập được câu : Ngày đầu tiên đi học rồi đó.
Đố = 28,47cm tức là chúng ta lấy 38cm nhân với hệ số tỉ tần giữa sòn và đố
28,47 = 38cm x (391,995436Hz/523,2511306Hz) = 38 cm x 0,749153538 = 28,47cm. Chỗ này các bạn đã hiểu chưa ?
Chúng ta cứ bấm vào 28,47cm là dây ngoài sẽ kêu là Đố.
(Bạn có đầu óc suy luận được thì đương nhiên dây trong sẽ phải kêu là Fà tại 28,47cm). Vì 2 dây chúng ta đang lên là quãng 5. Nên Fà Đô là tương đương quãng 5.

Bài tập về nhà:
Quý bạn hát câu số 2 bằng cm trên cây Nhị :Đồ Son L = 38cm như vừa rồi ra khúc nhạc sau:
Em dắt mẹ đến trường = Fa lá fa lá rề.
Mình gợi ý: Trong đó Fa và Rề ở dây Trong, còn Lá ở dây Ngoài.
Bạn hát theo L(cm) nhé. Chúng ta tập bài này trên nhạc cụ ảo là cây Nhị Đồ Son có L = 38cm.

















 
Đau đầu quá bác ơi. Bài 1 đã thế này. Bài tập về nhà vầ bài 2 em lên gặp anh Hải ở Hải Phòng ( nhóm nhạc Dân tộc Hải phòng) tiêm cho 1 mũi thôi, HIHIIH



 


Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách