04-29-2012, 02:30 PM
Bạn làm như sau:
Tùy theo màu sắc bạn muốn , bạn lựa chọn 1 số cách sau đây
1. Áp dụng cho thân Tiêu, Sáo màu sáng (vàng, trắng...)
- Làm sạch các đường nét của chữ, các rãnh nhỏ, các đường cong..v..v...
- Cafe Trung Nguyên hoặc G7 hoặc Vinacafe: Bạn trộn thêm 1 chút bột trúc ( cái bột mà bạn chà ra bằng giấy nhám từ 1 cây trúc ). Khi có màu vừa ý bạn rắc vào những đường nét của chữ. Lấy cái cây gạt nhẹ đi phần bột thừa.
- Lấy keo con voi (keo 502) bạn chấm vào các đường nét của chữ (chấm chút ít thôi), chấm nhiều có khói bốc ra coi chừng hỏng sản phẩm.
- Lấy giấy nhám loại hạt mịn, hoặc một miếng nỉ gỡ ra từ bàn bi a, bạn chà đi phần bột thừa cho nhẵn.
- Xịt chút keo bóng.
2. Áp dụng cho thân Tiêu, Sáo có màu tối
Làm như trên nhưng thay ca fe bằng các vật liệu khác:
- Màu trắng ( Bột đá, bột xương động vật, bột ngọc trai..v....)
- Màu vàng: Bột nghệ, bột đất sét vàng..v..v...
- Màu đỏ: Bột quả giành giành ( Chi tử )..v..v...
Nhìn chung là bạn phải trộn thêm với bột trúc (hoặc vật liệu của cây Tiêu Sáo) để đồng nhất sự co giãn vì nhiệt hoặc thời tiết. Bạn chỉ cần lấy giấy nhám loại mịn bạn chà 1 cái cây Trúc 1 lúc là bạn lấy bột cho vào lọ để nơi khô ráo.
Nhìn chung các loại màu sắc được lấy từ thực vật thì vẫn đồng nhất hơn so với các loại lấy từ đá hoặc động vật.
Bạn nên tham khảo thêm kỹ thuật làm tranh Đông Hồ để biết thêm chi tiết.
Chúc bạn thành công.
Tùy theo màu sắc bạn muốn , bạn lựa chọn 1 số cách sau đây
1. Áp dụng cho thân Tiêu, Sáo màu sáng (vàng, trắng...)
- Làm sạch các đường nét của chữ, các rãnh nhỏ, các đường cong..v..v...
- Cafe Trung Nguyên hoặc G7 hoặc Vinacafe: Bạn trộn thêm 1 chút bột trúc ( cái bột mà bạn chà ra bằng giấy nhám từ 1 cây trúc ). Khi có màu vừa ý bạn rắc vào những đường nét của chữ. Lấy cái cây gạt nhẹ đi phần bột thừa.
- Lấy keo con voi (keo 502) bạn chấm vào các đường nét của chữ (chấm chút ít thôi), chấm nhiều có khói bốc ra coi chừng hỏng sản phẩm.
- Lấy giấy nhám loại hạt mịn, hoặc một miếng nỉ gỡ ra từ bàn bi a, bạn chà đi phần bột thừa cho nhẵn.
- Xịt chút keo bóng.
2. Áp dụng cho thân Tiêu, Sáo có màu tối
Làm như trên nhưng thay ca fe bằng các vật liệu khác:
- Màu trắng ( Bột đá, bột xương động vật, bột ngọc trai..v....)
- Màu vàng: Bột nghệ, bột đất sét vàng..v..v...
- Màu đỏ: Bột quả giành giành ( Chi tử )..v..v...
Nhìn chung là bạn phải trộn thêm với bột trúc (hoặc vật liệu của cây Tiêu Sáo) để đồng nhất sự co giãn vì nhiệt hoặc thời tiết. Bạn chỉ cần lấy giấy nhám loại mịn bạn chà 1 cái cây Trúc 1 lúc là bạn lấy bột cho vào lọ để nơi khô ráo.
Nhìn chung các loại màu sắc được lấy từ thực vật thì vẫn đồng nhất hơn so với các loại lấy từ đá hoặc động vật.
Bạn nên tham khảo thêm kỹ thuật làm tranh Đông Hồ để biết thêm chi tiết.
Chúc bạn thành công.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc