06-15-2013, 08:07 AM
(06-14-2013, 07:35 PM)saomuc Đã viết: Vì môi trường trong ống sáo không phải là môi trường khí lí tưởng, vả lại năng lượng còn hao hụt do các phần tử ma sát với nhau nên việc áp dụng định luật bernoulli chỉ mang tính tương đối. Năng lượng tỉ lệ thuận với tần số, tức là các nốt càng cao (ở quãng 2) thì phải chi trả "năng lượng" cho việc hao hụt này càng nhiều, điều này dẫn đến các nốt quãng 2 của sáo hay bị non so với quãng 1 ở cùng thế bấm. Nếu dựa theo giả thuyết này (vì cũng chả có cái gì để chứng minh), ta có thể thấy là nếu đặt phần ống sáo có đường kính lớn hơn làm lỗ thổi thì khi dao động, ở phần cuối đuôi sáo sẽ bị mất ít năng lượng hơn (do đường kính nhỏ hơn), do đó hao hụt năng lượng (tần số) tổng cộng sẽ ít hơn. Cụ thể, chính xác từng con số thế nào thì em không biết.
Tại sao bạn lại đem vấn đề năng lượng hay công lực gì đó để áp dụng và lý giải cho việc lệch quảng hàng 1 và 2 trên cùng 1 thế bấm. vậy tôi đưa ra dẫn chứng về cây tiêu có phải dài hơn cây sáo kéo theo hệ số ma sát lớn hơn thế tại sao tiêu vẫn chuẩn hơn sáo
Tôi đã làm nhiều thí nghiêm về điều này (sản phẫm thí nghiêm Lee và MHM đều đã xem qua) và các bạn có thể làm đươc đễ bổ xung kiến thức cho mình, thí nghiệm như sau: sau khi làm xong 1 cây sáo và đo kỷ lưỡng về độ lệch hàng 1 và 2 xong đâu đó các bạn cưa ngan chính giữa lỗ thổi đễ biến sáo thành tiêu. sau khi biến sáo thành tiêu và đo lại hàng 1 và 2 các bạn sẽ thấy kết quả lúc này cây tiêu mới này cũng chuẩn như họ nhà tiêu nó. vậy vấn đề là ở chổ nào?, vấn đề này tạm thời lý giải như sau: ta tính từ tim lỗ thổi dến vách chận có 1 đoạn L nhỏ tôi gọi nó là L(h) (chiều dài hóc hom) nó như 1 cây bamflute, sau khi sóng hàng 1 đi rồi về phải làm đầy cái hóc hom này mất 1 khoản thời gian T(h) mới tiếp tục thực hiện chu kỳ lần 2 và cứ thế 440 lần cho note la4
gọi L(l) là chiều từ lỗ thổi đến tim lỗ bấm note la, điều kiện là vận tốc sóng đi trong ống là không đổi trên toàn chiều dài ống sáo. vậy thời gian của chu kỳ note la hàng 1 là T(h)+T(l) và hàng 2 là T(h)+ T(l)/2. theo lý là thời gian của hang 2 là 1/2 hàng 1 có nghĩa thay vì (T(h)+T(l))/2 (1)thời gian lý tưởng. bây giờ lại là T(h)+ T(l)/2 (2) so sánh biểu thức (1) và(2) ta thấy giá thì biểu thức (2) lớn hơn (1) do đó thời gian hàng 2 sẽ lớn hơn thời gian hàng 2 lý tưởng, kết quả hàng 2 non hơn hàng 1 lý tưởng về cao độ
mong lee hay các bạn nào hiểu rõ vấn đề mà mình trình bài diễn giải lai cho rõ ràng hơn.