05-06-2013, 09:47 AM
Cấu trúc đàn Nhị (tổng hợp)
Chuyên mục này mình đăng lên cấu trúc của một số loại đàn Nhị nói chung thường gặp (Ta và Tàu).
Mục đích: Để anh em thợ mộc có bản thiết kế kích thước chi tiết cấu tạo thành cây đàn khi chế tác.
Mình đăng từng phần chi tiết cụ thể.
Loại Erhu Bát giác của hãng Đôn Hoàng (Shop Tấn Duy):
Hình ảnh:
Mình chia cây đàn thành những chi tiết sau:
1. Cần đàn
2. Trục vặn
3. Bầu đàn
4. Đế đàn.
5. Ngựa đàn, cung vĩ, mặt da, miếng đệm dưới con ngựa..v...v...thì các bạn tự tìm hiểu trên NET.
Hôm nay mình đăng lên chi tiết khó chế tạo nhất là Bầu đàn, vừa khó làm vừa chế tác lâu công. Các bạn xem qua hình vẽ và kích thước chi tiết. Chúng ta thống nhất chung đơn vị đo từ nay trở đi là milimet (mm) nhé. Việc đo đạc và vẽ bằng Auto CAD rất tốn thời gian nên mình đưa cái khó chế tác nhất là cái Bầu đàn ra trước để anh em có thời gian thi công.
1. Bầu dài: 130mm. Phía mặt da là Bát giác, phía thoát âm là hình tròn.
Có 2 loại. 1 loại đục nguyên từ 1 khúc gỗ, 1 loại bằng 8 miếng gỗ ghép lại.
2. Mặt da: Hình bát giác, phủ bì là 85mm
gỗ dày 3mm, nội tâm 79mm
3. Phía mặt thoát hơi: hình tròn , phủ bì 80mm, gỗ dày 5mm, nội tâm 70mm
4. Mặt da trăn trùm lên bầu: 14mm
5. Mặt da đến mép cần là 30mm.
6. Phía mặt thoát hơi còn có 1 miếng chắn có đục hoa văn hình tròn đường kính 70mm, dày 8mm, đục lỗ trang trí.
Cái khó ở đây là đường lượn bao ngoài Bầu đàn khi chuyển từ phía Bát giác (mặt da) thành hình tròn (phía thoát âm) anh em lượn cho khéo cả mặt trong mặt ngoài. Trong hình vẽ mình không thể hiện một số gân chìm, gân nổi ở phần bầu tròn, các bạn tự tiện phần tròn có gân cho đẹp.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc