Cấu trúc đàn Nhị (tổng hợp)
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Cấu trúc đàn Nhị (tổng hợp)
#1

Cấu trúc đàn Nhị (tổng hợp)
Chuyên mục này mình đăng lên cấu trúc của một số loại đàn Nhị nói chung thường gặp (Ta và Tàu).

Mục đích: Để anh em thợ mộc có bản thiết kế kích thước chi tiết cấu tạo thành cây đàn khi chế tác.
Mình đăng từng phần chi tiết cụ thể.

Loại Erhu Bát giác của hãng Đôn Hoàng (Shop Tấn Duy):
Hình ảnh:

[Hình: ErhubatgiacDonHoang_zps5a49b588.jpg]

Mình chia cây đàn thành những chi tiết sau:
1. Cần đàn
2. Trục vặn
3. Bầu đàn
4. Đế đàn.
5. Ngựa đàn, cung vĩ, mặt da, miếng đệm dưới con ngựa..v...v...thì các bạn tự tìm hiểu trên NET.

Hôm nay mình đăng lên chi tiết khó chế tạo nhất là Bầu đàn, vừa khó làm vừa chế tác lâu công. Các bạn xem qua hình vẽ và kích thước chi tiết. Chúng ta thống nhất chung đơn vị đo từ nay trở đi là milimet (mm) nhé. Việc đo đạc và vẽ bằng Auto CAD rất tốn thời gian nên mình đưa cái khó chế tác nhất là cái Bầu đàn ra trước để anh em có thời gian thi công.

1. Bầu dài: 130mm. Phía mặt da là Bát giác, phía thoát âm là hình tròn.
Có 2 loại. 1 loại đục nguyên từ 1 khúc gỗ, 1 loại bằng 8 miếng gỗ ghép lại.

2. Mặt da: Hình bát giác, phủ bì là 85mm
gỗ dày 3mm, nội tâm 79mm

3. Phía mặt thoát hơi: hình tròn , phủ bì 80mm, gỗ dày 5mm, nội tâm 70mm

4. Mặt da trăn trùm lên bầu: 14mm

5. Mặt da đến mép cần là 30mm.

6. Phía mặt thoát hơi còn có 1 miếng chắn có đục hoa văn hình tròn đường kính 70mm, dày 8mm, đục lỗ trang trí.
Cái khó ở đây là đường lượn bao ngoài Bầu đàn khi chuyển từ phía Bát giác (mặt da) thành hình tròn (phía thoát âm) anh em lượn cho khéo cả mặt trong mặt ngoài. Trong hình vẽ mình không thể hiện một số gân chìm, gân nổi ở phần bầu tròn, các bạn tự tiện phần tròn có gân cho đẹp.

[Hình: BaudanErhu8giacDonHoang_zpsbc2d25fe.jpg]



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#2
Chi tiết thứ 2: Trục vặn 02 cái
Dài: 150mm
Đầu to: 25mm
Đầu nhỏ: 8mm.
Lỗ xỏ dây: khoan mũi 1mm, tâm lỗ cách đầu nhỏ 10mm
Một số mẫu kích thước con tiện khác các bạn tham khảo thêm.
Khi các bạn tiện 2 cái trục vặn này luôn nhớ 3 nguyên tắc chung của trục vặn:
1. Phần tay nắm: Luôn tạo ma sát để vặn tăng giảm dây.
2. Phần cắm vào cần đàn: tiết diện tròn, hình côn đều để khi vừa xoay vừa tịnh tiến vào lỗ trên cần đàn cho chắc chắn.
3. Thớ gỗ phải suôn thẳng theo tâm trục, không chọn khúc gỗ có thớ gỗ xoắn hoặc xiên ngang.
Hình vẽ một số tiết diện cắt ngang phần tay nắm

[Hình: TrucvanErhu_zpsf80f144e.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#3
Chi tiết Đế đàn

Mặt đáy:
Hình thang (35 x 58 x 130)mm, cấu tạo lõm ở phần giữa để đặt lên đùi vững vàng.
Mặt đáy có 02 lỗ khoan:
- 1 lỗ phía thoát âm cách mép đế đàn là 35mm lỗ khoan 4mm, sâu 4mm bắt vít chìm 10mm vào chỗ dày nhất của thành bầu đàn.
- 1 lỗ bự hơn, đường kính 15mm , sâu 5mm, trong đó bắt 2 cái vít đồng để mắc dây đàn, lệch tâm nhau như hình vẽ. Ở lỗ bự này có xẻ 02 rãnh định hướng cho dây đàn, 2 rãnh này cách nhau 5mm, xẻ 1/2 chiều dày đế đàn.

Mặt trên:
Lượn theo hình dáng cái Bầu đàn, sự tiếp xúc của Đế đàn và Bầu đàn là ít nhất 2 điểm , còn lại chúng cách nhau chừng 2mm. Như vậy hạn chế sự dao động của Bầu đàn truyền xuống đáy đàn.
Ở mặt trên đục 1 lỗ hình vuông 10 x 10 mm, sâu 6mm. (Chúng ta không nhìn thấy lỗ này khi thành phẩm) Mục đích để cắm cái cần đàn vào. Đục hình vuông để chống xoay cần. (Với loại cần không phải tiết diện hình tròn thì không cần đục lỗ vuông này).

Đế đàn nhìn từ phía lỗ thoát âm:
Hình bán nguyệt ôm lấy bầu đàn, đáy là 35mm, trên là 70mm

Đế đàn nhìn từ phía mặt da:
Dày 18mm, đáy là 58mm, chiều rộng dưới phần bầu bát giác là 35mm. Mép đế cách mặt da là 2mm.
2 rãnh định hướng cho dây đàn được xẻ 1/2 chiều dày của đế. (Trong hình vẽ mình vẽ 2 cái dây đàn là màu xanh).
Các cạnh của đế được bo tròn mép.

[Hình: DedanErhu_zps85911fdc.jpg]



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#4
Chi tiết thứ ba: Cần đàn

Chiều dài tổng thể toàn bộ cây đàn Erhu: Tính phủ bì từ đỉnh cần đàn đến mép dưới của đế đàn : 810mm
Cần đàn chia làm 3 phần:

1. Phần đầu cần: Cong cong như hình vẽ, tiết diện tròn, đầu loe ra có đường kính 25mm là hình tròn hoặc hình elip tuỳ các bạn, có thể ghép thêm xương hoặc nhựa rồi gọt thành hình côn. Phần thắt nhất của khúc cong là 12mm. Độ cong của phần đầu như trong hình vẽ.

2. Phần hình chữ nhật:
Dài 165mm
Dày 20mm
Rộng 18mm.
Trên chiều rộng 18mm khoan 2 mũi khoan, tâm cách tâm 75mm. Phía cắm trục vặn chúng ta khoan mũi 9mm, phía mặt da chúng ta khoan mũi 8mm, tạo lỗ khoan hình côn.

3. Phần cần dài đến cắm vào đế đàn: Có nhiều tiết diện, nhưng mấy cây đàn mình đo được thường là đường kính trung bình 16mm. Có một số tiết diện khác như bát giác, trái lê...v..v...

Còn chi tiết cái hoa văn của miếng chặn cửa miệng thoát âm nữa thì các bạn tự tìm hiểu nhé, thường nó dày 8mm đến 10mm, hoa văn rất đa dạng khác nhau và thẩm mĩ.
Còn cái kỹ thuật mặt da căng lên như thế nào, các bạn tự tìm hiểu nhé.

Xin lưu ý là khi chúng ta thiết kế thì với các kích thước đơn lẻ thì k sao, nhưng đã lắp ráp chi tiết với nhau thì nên cân nhắc quan sát tổng thể để cho phù hợp với kỹ thuật và mỹ thuật sản phẩm.

Hình vẽ : Do cần đàn dài mình đã cắt ngắn khi vẽ, chiều dài 810mm là phi tỉ lệ, còn các kích thước khác mình vẽ theo tỉ lệ 1:1

[Hình: CandanErhu_zps853fe000.jpg]

Trên đây là một số kích thước cơ bản của Erhu Bát giác Đôn Hoàng. Còn kích thước khác các bạn tự tìm hiểu. Giảo lao một chút làm ly cafe cho vui các bạn.
Chúc các bạn thành công. Bạn nào thi công OK thì đăng clip tập đàn lên Damsan là tác giả không còn gì vui hơn. Thanks all.
lehuuhung
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#5

Cây đàn thứ 2 là đàn Erhu loại lục lăng (6 mặt)

Hình minh họa Sad bổ sung link sau)

Cần đàn, trục vặn thì khá giống với loại bát giác ở trên .

Chiều dài tổng thể cây đàn tính phủ bì từ đầu đàn đến đáy của đế đàn: 810mm.
Tiết diện trục hình trái lê. Vậy mình không vẽ lại 2 trục và cần đàn nữa nhé. Nó khác cái bầu đàn và cái đế đàn.

Chi tiết thứ nhất: Bầu đàn
5 mặt xung quanh các bạn gọt đẽo sao cho uốn lượn như hình vẽ hoặc đẹp hơn.
Riêng mặt đáy để phẳng, còn liên quan đến lắp ráp với đế đàn. Các kích thước chi tiết mình nêu trong bản vẽ.

Bản vẽ chi tiết bầu đàn

[Hình: BaudanErhu6giac_zps56287928.jpg]

@saotruc: Anh có cây đàn Erhu của Đài Loan do cháu anh xuất khẩu lấy chồng bên đó nhờ người mua cho anh. Có mấy cái chữ ở phần giữa 2 trục vặn (mặt quay về khán giả). Anh cũng k biết họ ghi gì, anh đoán là bài thơ gì đó, anh chụp hình gửi qua em em nhờ vợ em dịch giùm anh xem họ viết cái gì nhé. Dịch đại khái thôi. Mong tin em.

@All: Tư vấn giùm mình làm sao để hình nó nhỏ lại được khi mình up vào đây? Chọn size hình ntn cho phù hợp ?? Thanks All.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#6
Chi tiết Đế đàn Erhu:
Cái này có hơi khác 1 chút xíu so với cái đế đàn Bát giác trên kia.
Phần tiếp xúc của bầu đàn và đế đàn rất ít.
Bầu đàn và Đế đàn tiếp xúc nhau qua 2 miếng gỗ lót dọc theo thân bầu.
1 miếng dày 5mm và 1 miếng dày 3mm.
Khe hở của Bầu đàn và Đế đàn khá rộng, chỗ rộng nhất mình đo được 5mm là ở phía mặt da.
Các bạn xem hình:

[Hình: DedanErhu2_zpsd3cb8e49.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#7
Hình minh họa cho cây đàn Erhu loại Lục lăng:
Đế đàn:
[Hình: P1010285_zps399f7740.jpg]


Phía mặt da:
[Hình: P1010286_zps0f36716b.jpg]


Phía lỗ thoát âm:
[Hình: P1010287_zps0d30754f.jpg]


Cần đàn chỗ 2 trục vặn:
[Hình: P1010288_zps281d2f48.jpg]


Bầu đàn nhìn từ trên xuống:
[Hình: P1010289_zps05852835.jpg]


Nhìn tổng thể:
[Hình: P1010292_zps45450c8f.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#8
Có cái video clip này người Trung Quốc họ giới thiệu quá trình làm 1 cây đàn Erhu, anh em ta xem tham khảo kỹ thuật. Mấy tháng nữa mình giới thiệu cây đờn Cò của Việt Nam nhé.

http://www.youtube.com/watch?v=NLSW9lnybvg
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#9
Bài viết của bác rất hay và công phu!!!
Em làm gần xong đàn rồi nhưng đến cái đoạn căng mặt da cho đàn thì em không biết làm như thế nào, căng bao nhiêu là đủ hay là mặt càng căng càng tốt... Bác có thể cho em xin ít tài liệu hay khinh nghiệm làm về mặt đàn được không ạ, em tìm trên google thì không thấy có. Cám ơn bác nhiều... Smile
#10
@Van Toan234:
Quy trình căng mặt da như sau:
A. Chuẩn bị :
- Kích ô tô loại 1 tấn . (trên thị trường cỡ chừng 250.000 đ, mua kích ren, đừng mua kích thủy lực).
- Dây dù
- Dây gai loại khâu bao xi măng.
- Coóc nhe INOX có đường kính lớn hơn mặt da sản phẩm 6 - 7mm.
- 2 miếng gỗ dày 30mm, rộng 200mm, dài 200mm, khoan 8 l ỗ phi 8mm xỏ dây dù xuyên qua 2 miếng gỗ. Vị trí 8 lỗ này bố trí hình tròn lớn hơn mặt da sản phẩm.
- Búa, dùi gỗ đầu tròn.
- Ruột xe đạp.
- Tôm tươi ( loại bằng đầu đũa ăn cơm): 6 - 7 con. Cuối cùng mới mua.
- Bầu đàn: Lấy giấy báo bọc lại, chừa lại phần bịt da, khía cho nó mấy phát tạo ma sát chỗ phần da chùm vào.
- Da: ngâm cồn Y tế ( loại chúng ta hay nướng mực khô uống bia) 15 phút, trải ra mặt phẳng, kết các mép da vào coóc nhe INOX bằng dây gai. Chụp lên bầu đàn ướm thử. Khoảng cách khe hở giữa coóc nhe và bầu đàn là 6 - 7mm.

B. Cách tiến hành căng mặt da: Tính từ mặt đất lên thứ tự lần lượt là:
Miếng gỗ 1 ---> Kích ô tô---> Miếng gỗ 2----> Bầu đàn ----> Mặt da chụp trên bầu đàn.
- Mở kích ô tô ở mức MIN đ ặt vào giữa 2 miếng gỗ. Chụp tấm da lên mặt bầu đàn.
- Lấy dây dù buộc vào coóc nhe INOX và xỏ xiên qua 16 lỗ thủng trên 2 tấm gỗ theo hình chéo 1 lỗ ( giống như làm trống ).
- Từ từ quay kích cho 2 miếng gỗ xa dần ra, lên hơi căng da 1 chút, giằng xé dây dù thật tàn bạo cho nó giãn hết và kích tiếp vài ren thật dịu dàng.
- Đặt dùi gỗ vào mặt da, nện vào dùi gỗ mấy phát búa, kích tiếp.
- Bỏ đó, đi làm, tối về nhà thì xoa chút cồn 90 độ lên mặt da rồi đặt dùi gỗ vào mặt da, nện vào dùi gỗ mấy phát búa, kích tiếp.
Làm 1 tuần liền, nếu thấy không căng được ren nào nữa thì thôi. Đừng có mắm môi mắm lợi mà kích đến rách mặt da là vất đi, chúng ta kích căng tay vừa phải thôi. Mỗi ngày kích 1 vài ren thôi.
Sang tuần sau: Test thử: Búng ngón tay vào mặt da, thấy kêu "bung bung" là OK, thấy kêu "bịch bịch" là chưa OK. Khi thấy căng ổn rồi thì mới đi mua tôm.
C. Quy trình phết keo bằng tôm sống:
xử lý tôm sống:
- Rửa sạch tôm còn sống giãy giụa---> Để ráo nước --->Bóc vỏ tôm vất đi ---> Thịt tôm giã nhuyễn---> ( không cho gia vị hành mỡ gì cả nhé).
- Lấy cái que nhỏ đưa thịt tôm vào khe hở giữa cocnhe và bầu đàn.
- Lấy ruột xe đạp cột chặt mặt da ôm vào bầu đàn.
Để nơi khô ráo trong nhà khoảng 3 ngày.
Ngày thứ tư thì hạ kích xuống, tháo dây dù ra, xén vất đi phần da thừa (là phần ta buộc vào coóc nhe, tháo ruột xe đạp ra.), gỡ giấy báo ra vất đi.
D. Bước cuối cùng (Quan trọng nhất): Bạn mua 1 gói cafe Trung Nguyên gửi ra Quảng Ninh cho tớ và kéo 1 vài bài đàn nhị rồi đăng link lên đây cho vui.
Mong hồi âm của bạn.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Có ai biết làm thế nào mà 2 đầu ống trúc với thân có màu vàng nâu thế này không Hosingoc 7 18,247 07-17-2013, 09:55 AM
Bài mới nhất: Hosingoc
  Ý tưởng thiết kế máy uốn trúc Độc Cô Tử 7 17,600 04-24-2013, 07:45 PM
Bài mới nhất: Tây Cuồng
  [Hỏi] Cách xử lý trúc trước khi làm sáo như thế nào huueadar 7 20,735 01-17-2013, 10:46 PM
Bài mới nhất: persephone
  Chẳng còn trúc làm tiêu nghịch chút ah!! persephone 1 8,134 01-17-2013, 09:37 AM
Bài mới nhất: hoangtrung75
  ae xem giúp e khúc trúc này làm tiêu đc ko. crazyxxx1993 4 11,938 07-14-2012, 09:41 PM
Bài mới nhất: longphan
  Xin địa chỉ mua gốc tre trúc tại Hà Nội hoặc lân cận Hà Nội để làm Tiêu persephone 1 9,018 04-27-2012, 11:59 PM
Bài mới nhất: persephone
  CÂN MỌI NGƯỜI GIÚP ĐỠ ĐỌC TUỔI ĐỜI CỦA TRÚC . KTS_CHUYEN 10 31,558 02-19-2012, 07:29 AM
Bài mới nhất: KTS_CHUYEN

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 2 khách