Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Phương pháp tính toán làm sáo .

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Phương pháp tính toán làm sáo .
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
@All: Các bạn đã xác định được các thông số nào để tính toán khi làm sáo chưa ? Thảo luận lâu quá. Angry
Thường là tranh luận nội dung về khoa học tự nhiên với ai mà khi bị đuối lý thì bao giờ đối phương cũng tranh luận rất gay gắt về nội dung khoa học xã hội nhân văn, hoặc mỉa mai châm chọc, hoặc đem những chủ đề không liên quan vào để tranh luận, hoặc lôi cái tự trọng, uy tín, danh dự, cái tôi, sức khỏe, tây ta tàu..v.v ra để lý luận, hót như chim khướu, nói như con vẹt. Vậy càng cần phải có nhiều thời gian để tranh luận cho nó rõ ràng, cụ thể, đúng nội dung tranh luận. Từng nội dung cho thật rõ ràng, minh bạch. Như vậy tránh được trường hợp các bạn khoét nhép vào diễn đàn gõ lảm nhảm linh tinh về khoa học tự nhiên, sóng dừng thế này thế kia, giao thoa sóng thế này thế nọ, bước sóng dài thế này thế kia, vận tốc sóng âm thế này thế nọ, áp suất không khí thế này thế kia, thành viên cà khịa thế này thế nọ.v.v.. Ví dụ ở đây là phương pháp tính toán làm sáo thì chúng ta chỉ tranh luận về nội dung phương pháp tính toán làm sáo. Vậy phải có thông số đã biết và thông số cần tìm. Đơn giản có vậy thôi. 2 loại thông số này chúng không phụ thuộc vào cái tôi, cái uy tín, cái danh dự của những người tranh luận. Nó thuộc khoa học tự nhiên, tồn tại mặc nhiên ngoài tư duy và hành vi của con người.
Tớ gợi ý cho các bạn nhé:
1. Thằng cha mà tính toán làm tiêu, làm sáo được là thằng cha máy đo tần số 250 nghìn và cái thằng cha phần mềm đo tần số âm thanh. (chứ không phải loài người chúng ta). 2 thằng cha này trói toàn bộ tư duy của chúng ta. Cho nên bạn nào cãi hăng hái nhiệt tình nhất cũng chỉ có giá trị 249 nghìn, thua cái máy đo tần số. Vậy cái tính toán là nằm trong cái máy đó.
2. Toàn thể dân tộc Việt Nam ta sai về nguyên liệu chế tạo tiêu sáo trúc: Nguyên liệu của sáo tiêu trúc không phải là trúc. Nguyên liệu chế tạo tiêu sáo trúc là không khí trong trúc.
3. Toàn thể dân tộc Việt Nam ta sai về nguyên lý phát âm của sáo trúc:
Nguyên lý phát âm của sáo trúc là:
a) Sáo trúc chỉ phát âm được 1 nốt nhạc mà chỉ 1 mà thôi. Vậy trên sáo trúc không hề có nguyên âm, không có bán âm. ( Vì muốn có nguyên âm hay bán âm thì phải là quan hệ quãng của 2 nốt nhạc. Mà tiêu sáo thì cả đời các bạn thổi chúng chỉ kêu 1 nốt nhạc).
b) Trong 1 âm vực âm thanh thực: Lỗ thủng ít thì kêu trầm, lỗ thủng nhiều thì kêu cao.
Vậy 2 lỗ liền kề trên thân ống không phải là tạo ra 1 nguyên âm ( ví dụ son - la) hoặc bán âm (ví dụ mì - fa).
Các bạn quan sát thực tế sẽ thấy các nguyên lý này.
Khi các bạn đọc các nguyên lý này thì đồng thời các bạn phải ném những nguyên lý phát âm khác mà các bạn khoét nhép lảm nhảm mãi mấy năm qua vào thùng rác cho tớ.
Đó đó, tớ không thể đăng phương pháp của tớ lên mà cứ phải giải quyết những câu hỏi lảm nhảm của các nghệ nhân khoét nhép về khoa học xã hội nhân văn được, rất mất thời gian. Tớ chưa hề thấy họ trả lời được câu hỏi của chính họ. Mệt mỏi và mất thời gian là phải rồi.
@All: Mình đề nghị thế này:
Trước khi các bạn nhiệt tình lao vào nhau tranh luận mất mấy năm ròng rã, các bạn hãy xác định:
Khi tính toán làm ra sáo, tiêu
1. Thông số nào đã biết ?
2. Thông số nào cần tìm ?

Xác định được 2 loại thông số trên rồi thì thời gian tính toán chỉ tính bằng 1 giây mà lại có 2 triệu cách tính toán, nhàn hạ, ung dung, không đau đầu, không gây phản ứng phụ, không cãi nhau, ngon bổ rẻ, cả thế giới ngưỡng mộ Việt Nam ta nữa.
Khi đó tất cả mọi người cũng sẽ hiểu là mất thời gian hàng năm trời vô ích tranh luận về những điều vô nghĩa nó ngu ngốc và tai hại như thế nào.
@All: Lại sắp hết năm 2017 rồi, chuẩn bị đón xuân 2018, anh chị em thành viên Damsan.net đã có phương pháp tính toán làm sáo chưa ? Bạn nào có rồi thì đăng lên cho anh em mở tủ lấy cây trúc ra khoan ? Mời bạn Lê Hồng Sơn, bạn Nguyễn Đức Chuyên, bạn Lê Hữu Hùng... Đề nghị các bạn mạnh dạn, nhiệt tình hơn để góp vui khoa học cho Damsan.net. Không nên để sang 2019 mới đăng lên các bạn nhé.
@All: Tớ có một giao kết hợp đồng dân sự này cực kỳ hay với nghệ nhân khoét nhép:
Xin mời 3 bạn:
1. Lê Hồng Sơn
2. Nguyễn Đức Chuyên
3. Lê Hữu Hùng
Đề nghị 3 người cùng trình bày phương pháp tính toán làm sáo của mình trên một phôi trúc có thông số ban đầu cụ thể, rõ ràng. Tức là chỉ có 1 ống trúc có số liệu duy nhất giao cho Sơn, Chuyên, Hùng tính toán làm sáo.
Thời gian: 3 người tính toán làm sáo và đăng lên Damsan.nét trong thời hạn 1 tuần (7 ngày). Đăng lên vào ngày cuối cùng ( ngày thứ 7 ) tính từ ngày giao kết hợp đồng.
Hy vọng 2 bạn Lê Hồng Sơn và Nguyễn Đức Chuyên chấp nhận giao kết hợp đồng này của bạn Lê Hữu Hùng.
Rât mong nhận được lời chấp nhận giao kết hợp đồng ( thời hiệu giao kết đên 31 tháng 12 năm 2017).

Bên đề nghị giao kết
Lê Hữu Hùng.
@All: Hôm nay đã là 31/10/2017 rồi, chỉ còn 2 tháng nữa là chia tay năm 2017 và chuẩn bị chào đón năm 2018 đấy các bạn. Diễn đàn ta đã có bạn nào đã nghĩ ra cách tính toán làm sáo, làm tiêu... chưa ? Để chúng ta còn mở tủ lấy cây trúc ra khoan vào năm 2017 chứ để lâu quá nó khô quắt lại rồi.
2 bạn Lê Hồng Sơn và Nguyễn Đức Chuyên nhận lời mời hay không nhận lời mời của bạn Lê Hữu Hùng xin nêu rõ ý kiến nhé. Yes No, Ok Cancel cho rõ ràng minh bạch trước 31/12/2017 nhé. Mong hồi âm.
Hôm nay tớ cởi mở ruột gan ra đấy ( như là cái cửa hang trong Alibaba và 4 chục tên cướp nhé)
Nguyên tắc xác lập vị trí tạo ra cao độ (Hz) cho tất cả các nốt nhạc trên 04 nguồn âm:
1. Xác lập vị trí bấm ngón tay ( hoặc gắn phím đàn ) trên nhạc cụ bộ dây: đáp ứng đồng thời 03 điều kiện đủ:
a) Chiều dài sợi dây buông: (mm)
b) Tần số dao động dây buông: (Hz)
c) Tần số dao động của nốt nhạc cần kêu (Hz)
2. Xác lập tổng số lỗ thủng trên nhạc cụ bộ khí: đáp ứng đồng thời 04 điều kiện đủ:
a) Diện tích bao quanh khối khí ban đầu khi chưa khoan các lỗ đóng mở: (mm2)
b) Tần số dao động của khối khí ban đầu khi chưa khoan lỗ đóng mở, thường là lấy ở âm vực 2 của nhạc cụ (Tồ Hz). Tần số này thường không phải là cao độ của 1 nốt nhạc. Do đó khi chế tác nhạc cụ bộ khí muốn thổi đúng 1 nốt nhạc thì phải xác lập 1 quãng phô ( không phải quãng âm nhạc). Tức là muốn tạo ra một nốt nhạc đúng thì phải luôn làm phô, logic vấn đề nó là vậy, chứ không phải sóng âm, sóng dừng, áp suất không khí, tiết diện lỗ thủng, dày mỏng của túi, vỡ tiếng, thế bấm, chiều cao người thổi sáo, làn hơi khỏe yếu, góc đặt môi…. như các nghệ nhân khoét nhép vẫn tào lao mấy năm qua đâu.
c) Diện tích bao quanh khối khí ban đầu còn lại khi đã khoan lỗ đóng mở: (mm2). Tức là phần diện tích ban đầu trừ đi tất cả diện tích sẽ bị khoan thủng (mm2)
d) Tần số dao động của nốt nhạc cần tạo ra (Hz) tại âm vực 2 và âm vực 3 ( âm bội).
tất cả a, b, c, d trên đây đều phải xác định bằng giá trị ( là con số).
Khi xác định vị trí khoan lỗ (mm) cho túi đựng nhạc cụ bộ khí ( tiêu, sáo, huyên, khèn, kèn các loại... ) bắt buộc phải có đủ 04 giá trị ( là con số) của 04 thông số trên đây. Thiếu 1 trong 4 thông số trên đây là loài người trên thế giới này không thể chế tác được bất kỳ nhạc cụ bộ khí nào.
3. Các phần mềm soạn nhạc, máy đo cao độ nốt nhạc: Đáp ứng 01 điều kiện đủ:
Căn cứ vào bảng tần số nốt nhạc: http://www.mediafire.com/?svnjfvna7w3m4wj để viết phần mềm hoặc thiết kế vi mạch phần cứng.
4. Hoạt động ca hát của loài người: Đáp ứng 01 điều kiện đủ
Căn cứ vào bảng tần số nốt nhạc: http://www.mediafire.com/?svnjfvna7w3m4wj mà điều khiển dây thanh đới khi ca hát cho chuẩn cao độ các quãng âm nhạc.
Hiểu điều tớ nói thì tớ mới đăng được phương pháp tính toán làm sáo, tiêu, khèn, huyên, kèn, bầu, mèo…. lên diễn đàn Damsan.net được.
Hiểu rồi thì chỉ cần 1 giây ấn Enter mà thôi. Tớ không ba xạo đâu như các nghệ nhân khoét nhép đâu.
Các nghệ nhân khoét nhép thông cảm và hiểu cho tớ, giữa tớ và các bạn không hề có khúc mắc gì cả, tớ không can thiệp vào công việc làm ăn buôn bán của các bạn, tớ chỉ đăng về khoa học tự nhiên thôi. Lỳ một lam nha.
Đề tài nghiên cứu này khó, tuy bây giờ làm sáo quá là đơn giản không thiếu công cụ như thủa xưa, Khoét sáo bây giờ nhiều lắm!
Thời năm 2012 em theo diễn đàn học sáo, rồi học cách làm sáo. cả năm trời tìm tòi tài liệu, khoét các thể loại cây nhựa ống pvc điện nước , các loại kích cỡ, làm đủ bộ tone trưởng tới thứ.
Làm đi làm lại để xem các chỉ số tính toán với chỉ số thực tế khi khoét lên cây xem sai lệch tìm ra tỷ lệ nào đó đểm kiếm cho được 1 cái công thức chính và bù trừ tốt, để cầm một cây trúc lên có thể kẻ chỉ đo khoảnh cách vị trí lỗ.
Cách làm vị trí lỗ đo theo cung thức cung - nửa cung, khoé xong lỗ nào đo tiếp lỗ sau.
kiểm tra âm bằng máy tính với phần mền Tune-E, (lúc bấy giờ ai có smartphone chạy android, ios thì cài pm tuner trên đt đo âm quá tiện)
Tuy mà dùng ct với có máy đo âm thì khoét chính xác cũng cần điều kiện người thổi phải chắc hơi, khoẻ hơi thổi sáo lâu năm (công lực mạnh Big Grin).
Chứ nốt thổi mạnh nốt thổi yếu sẽ làm sai lệch khi khoét tới hoàn thiện lỗ, rồi ảnh hưởng tới khoảng cách lỗ sau.
Có những ngày em như thấy mình không còn hơi để thở chả buồn ngậm sáo Big Grin
Anh đam mê nghiên cứu khoa học quá, theo đuổi mấy năm trời rồi. Big Grin
@dhnguyen89: Đối với anh em ta thì quá đơn giản để chế tạo ra sáo. Chuyện vặt. Nhưng mà khi tính toán làm sáo là chưa đục lỗ. Đục thủng rồi bình luận làm chi cho cực nhọc. Nếu bạn và tớ đều hiểu là sáo trúc là không phải là cái ống trúc bị đục thủng thì tính toán quá dễ. Trên tiêu, sáo không bao giờ có quan hệ F(Hz) với L(mm) cả. Bắt buộc phải là quy từ quan hệ F(Hz) với S(mm2) trên mọi túi đựng nhạc cụ. Còn nếu áp dụng công thức nguyên âm, bán âm với chiều dài L(mm) mà Việt Nam ta chế tạo tiêu sáo được thì cứ chặt đầu tớ đi. Tớ tranh luận với các nghệ nhân khoét nhép mấy năm rồi đó bạn ạ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34