Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Phương pháp tính toán làm sáo .

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Phương pháp tính toán làm sáo .
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
Cho mình xin bổ sung thêm:
Theo phương pháp tính của mình thì cái lỗ đầu tiên ta khoét (tính từ phía cuối ống sáo) thì ta áp dụng công thức như trên. Ta có thể coi là lỗ định âm hoặc là lỗ bấm đầu tiên của tay phải cũng được nhé. Vì giữa anh ta và cuối ống sáo không phải trừ mm3 nào cả.
Các lỗ còn lại thì ta áp dụng chung 1 công thức khác có sự bù trừ khi ta mở (bịt) ngón tay khác nhau, do vậy mình tách các module của công thức thành 2 phần các bạn nhé.
Trước hết e xin đa tạ pak lehuuhung về đề tài nghiên cứu nhiều tranh luận này. phải nói là niềm đam mê nghiên cứu của bác là miễn chê. nhưng e có ý kiến là những công thức của bác chỉ áp dụng cho ống thẳng, tròn và đều .còn thực tế thì không có 1 ống trúc, nứa,lồ ô, tre hay cả mù u nào có 2 đầu bằng nhau cả.chỉ khi bác tự tay lôi vài ống trúc ra khoét thử thì mới biết thực tế thôy bác ak.hiện tại thì e thấy phương pháp khoét theo kinh nghiệm kết hợp vs tune là chuẩn nhất.hi vọng trong tương lai gần anh em đam san sẽ sớm được chiêm ngưỡng sản phẩm của bác.chúc bác thành công.
(03-11-2012, 05:16 AM)KTS_CHUYEN Đã viết: [ -> ][Hình: 6824448970_954d1f15b2_b.jpg]

Các bạn mới bắt đầu nên chọn ống trúc có lòng trong 2 đầu đều nhau .
* Làm cây sáo đô ( Hình ở trên là hướng dẫn làm sáo đô )
- chọn ống trúc có đường kính 13mm - 14mm . Mối kích thước đường kính khác nhau sẽ cho ra cây sáo có khoản cách các lỗ khác nhau. Các bạn làm theo hình vẽ ở bước thứ nhất để dò ra lỗ định âm rồi sau đó tính tiếp .
- Sau đo các bạn áp dụng công thức tính khoản cách các lỗ còn lại .
+ 51/55 là công thức tính cho quảng nửa cung .
+ 159/185 là công thức tính cho quảng 1 cung .
Bạn lấy khoản cách từ lỗ thổi cho tới lỗ định âm đem nhân với cái tỷ lệ ở phía trên sẽ tìm được vị trí lỗ bấm đầu tiên . Sau đó lấy khoảng cách từ lỗ thổi đến cái lỗ vừa khoét xong đem nhân với tỷ lệ phía trên sẽ tìm được vị trí lỗ thứ 2 .... Cứ làm như thế cho đến khi hoàn thiện cây sáo . Ứng với khoản cách 1 cũng thì ta lấy chiều dài nhân cho tỷ lệ 1 cung , ứng với khoản cách tỷ lệ nửa cung thì ta lấy chiều dài nhân cho tỷ lệ nửa cung .
Công thức này không phải đúng hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong bước đầu làm sáo .
Nói chung lần đầu tiên các bạn làm sáo có thể không chuẩn , không hay , không đẹp ... Các bạn cứ mạnh dạng làm và mạnh dạng phá trúc ! Một thời gian sau các bạn sẽ hình thành kỷ năng cảm nhận về chất trúc về đường kính lòng ống , về mức độ sai lệch của công thức ... Lúc đó bạn sẽ biết gia giảm mọi thứ theo kinh nghiệm của mình rồi kết hợp với Tuner bạn sẽ làm ra được cây sáo chuẩn . Vì thực sự cho tới nay chưa có công thức làm sáo , tiêu nào mà gọi là chuẩn hết .

Nhìn kỹ 1 hồi mới nhớ đây chính là bài do mình viết ra ngày trước để hướng dẫn cho các bạn khởi đầu làm sáo . Sém chút cũng không nhận ra .
@ Lehuuhung : những việc bạn đang làm cũng không phải không ai quan tâm. Mình làm sáo cũng mấy năm , kinh nghiệm cũng có đôi chút . Cảm ơn bạn về việc cung cấp thêm .
Có điều này bạn Hung nên lưu ý là nếu bạn dùng ống tiết diện tròn đều như thuỷ tinh , nhựa , inox thì có thể không gặp vấn đề gì, nhưng nếu bạn áp dụng nó trên trúc thì nguy cơ sai số rất cao. Bởi lẽ : trúc mỗi miền mỗi khác, lòng ống lúc này lúc khác , thành ống dày mỏng khác, độ già non của trúc cũng khác... Cho nên sẽ rất khó áp dụng
Cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm đến phương pháp này.
Mình đã thực nghiệm trên ống nhựa 21mm. Thực nghiệm thất bại rồi. Mình không sao khoan được ra đúng như ý đồ. Không có gì giữ ống và giữ khoan nên xoay lung tung cả, vừa méo vừa lệch, trật lất. Lỗ nào trúng vị trí thì kêu rất ngon. Hơn nữa việc mài gọt và chỉnh cái nút cho trúng cái âm trong bảng tần số thật lâu do mình không có kinh nghiệm, cái thì cao quá, cái thì thấp quá.
Cho mình một thời gian nữa mình thực nghiệm lại và đăng lên.
(04-16-2012, 03:10 PM)lehuuhung Đã viết: [ -> ]Cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm đến phương pháp này.
Mình đã thực nghiệm trên ống nhựa 21mm. Thực nghiệm thất bại rồi. Mình không sao khoan được ra đúng như ý đồ. Không có gì giữ ống và giữ khoan nên xoay lung tung cả, vừa méo vừa lệch, trật lất. Lỗ nào trúng vị trí thì kêu rất ngon. Hơn nữa việc mài gọt và chỉnh cái nút cho trúng cái âm trong bảng tần số thật lâu do mình không có kinh nghiệm, cái thì cao quá, cái thì thấp quá.
Cho mình một thời gian nữa mình thực nghiệm lại và đăng lên.

Cố gắng lên bạn nhé. Mình ủng hộ bạn, cũng mong được chiêm ngưỡng và nghe sáo của bạn.
tôi cũng là thành viên mới tham gia, cũng có kinh nghiệm thổi sáo được vài năm nhưng giờ muốn tìm hiểu về cách làm sáo và tiêu.
tôi đã đọc tài liệu của hùng và thấy có cơ sở nhưng giờ tôi muốn hởi một chút về kỹ thuật.
bạn có thể cho biết đường kính của một ống sáo(to, nhỏ) có ảnh hưởng thế nào đến khỏang cách các lỗ khi chế tạo?
chào các bạntooiraats muốn tìm hiểu vầ tiêu.
các bạn có thể đưa ra một công thức tính toán cách làm tiêu như công thức tính cách làm sáo được chứ?


còn nữ
các bạn có thể đưa ra một công thức tính toán cách làm tiêu như công thức tính cách làm sáo được chứ?
Bạn Quangsang0481 thân mến !
Mình không phải là người khoét được tiêu sáo nên xin trả lời bạn theo góc độ vật lý âm thanh, rất chung chung thế này:

1. Bạn có thể cho biết đường kính của một ống sáo(to, nhỏ) có ảnh hưởng thế nào đến khỏang cách các lỗ khi chế tạo?
- Cùng 1 chiều dài: Đường kính to cho ra tần số trầm, đường kính nhỏ cho ra tần số cao. To cỡ nào, nhỏ cỡ nào : Khi ta có thể thổi hết khả năng phát âm có tính nhạc của cây sáo thì thôi.
- Khoảng cách các lỗ khoét:
Người khoét sáo: Quy định cho cây sáo với ý đồ ta sẽ khoét lỗ to hay nhỏ. Cây sáo : Quy định lại cho người khoét sáo khoảng cách vị trí của chúng trên thân sáo.
Do vậy: sự to hay nhỏ của đường kính ống sáo làm ta có thể điều chỉnh khoảng cách các lỗ bấm hoàn toàn do ta quyết định được trước sự việc (khả năng choãi ngón tay ra xa hay sít lại nhau, khả năng thoát âm của lỗ đó..v..v..) mà ta khoét to hay nhỏ. Bạn tham khảo thêm ý kiến của bạn Chuyên, bạn Lê Hồng Sơn,v..v...và các bạn khoét sáo chuyên nghiệp khác nữa sẽ có những kích thước cụ thể tối ưu hơn về các lỗ sẽ khoét.

2. Các bạn có thể đưa ra một công thức tính toán cách làm tiêu như công thức tính cách làm sáo được chứ?
Được bạn ạ. Do mình làm thực nghiệm thất bại nên mình chưa đăng công thức lên.
Tớ chỉ quan niệm là cái ống có các thông số L, S, V, D, d ...v..v..mà ta đã biết, kêu ra 1 tần số là bao nhiêu Héc đó , rồi ta khoét ra để cái ống đó kêu ra các tần số khác bao nhiêu Héc gì đó theo quy luật.
Quan điểm nghiên cứu của mình là:
Tính toán các lỗ bấm như lỗ định âm.
Trừ đi tổng lượng bị lấy trộm qua các lỗ đã khoét. (mỗi một lỗ sắp khoét ra thì cái lượng này lấy trộm này lại khác đi theo quy luật nhất định giữa lỗ đó và những lỗ đã khoét).
Dịch lỗ đi để bù lại phần bị lấy trộm.
Phương pháp của mình không tính từ cái lỗ vừa khoét xong để tính lỗ kế tiếp như phương pháp áp dụng định luật Becnuli. Mấu chốt vấn đề ở chỗ đó thôi.
Cảm ơn bạn.

Các bạn yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn thân mến.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, lắp ráp chế tạo, đến hôm nay Hùng tôi xin đăng lên mô đun đầu tiên trong phương pháp tính toán khoét sáo. Các bạn có thể áp dụng sang Tiêu Khèn Kèn cũng được. Mong sự phản hồi của các bạn khi áp dụng để mình có gì sai sót xin được điều chỉnh.
công thức tính lỗ định âm:
Điều kiện áp dụng:
1. ống dài bất kỳ.
2. tiết diện bất kỳ.
3. Tần số gốc bất kỳ nhưng phải thấp hơn tần số ta cần khoét lỗ định âm.
Mình làm 2 dạng lỗ khoét cơ bản là hình tròn và hình elip, bạn có thể chọn 1 trong 2. Nếu các bạn khoét thành hình khác cũng được nhưng phải tính được S của nó.

Trong công thức mình đã khoá lại bởi tần số Đô (C5) ở ô D17 rồi, các bạn có thể khoá lỗ định âm bằng tần số khác cũng được nhé.
CÔNG THỨC KHOÉT LỖ ĐỊNH ÂM
link tài liệu :
http://www.mediafire.com/?xjpdq5jlwjoc7dy
Công thức trên do mình bị nhầm lẫn thứ tự tính toán rồi
Xin thành thật xin lỗi các bạn vì sự sai lầm đáng tiếc này.
Link trên mình vẫn để nguyên, các bạn làm lỗ định âm theo link dưới đây.
http://www.mediafire.com/?em34fqiankbaoi2


Bạn Quangsang0481 à, bạn thử thay đổi thông số đường kính ống (to lên, nhỏ đi), đường kính lỗ khoét (nhỏ đi, to lên) xem sao, khi lỗ định âm dịch chuyển đi bạn sẽ hình dung ra mối liên hệ của chúng nhé.
Rất mong được sự phản biện của các bạn.

Các bạn thành viên diễn đàn thân mến. Nếu có thể mình rất mong được hợp tác với 2 người thành viên sau:
1. Một thành viên là sinh viên khoa công nghệ thông tin yêu mến Tiêu Sáo Khèn Kèn phụ với mình một tay.
2. Một thành viên là giáo viên môn Toán cấp 3 yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn phụ với mình một tay.
Chứ 1 mình vừa lò mò tính toán, bù trừ, lắp ráp, vẽ mô hình, khoan chọc thực nghiệm thấy cũng cực.
Rất mong được hợp tác.
cảm ơn bạn rất nhiều!
mình sẽ thử xem sao.
mình cũng rất thích nhạc cụ dân tộc.
mình cũng đã thổi sáo được khoảng 10 năm nay nhưng chưa tìm hiểu về cách làm
chắc còn phải cần sự tư vấn của các bạn rất nhiều.
rất mong được sự giúp đỡ của các bạn.
Hôm nay nghỉ ngày Lễ, xin làm 1 thực nghiệm test đầu tiên
L = 307mm
D = 21mm
d = 12,7mm
Lỗ khoan : d = 8mm
http://youtu.be/n8CxbtkgHjY


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34