Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - Bản rút gọn +- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net) +-- Diễn đàn: Lý Thuyết Âm Nhạc (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=3) +--- Diễn đàn: Lý thuyết nhạc (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=59) +--- Chủ đề: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo (/showthread.php?tid=5196) |
RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - lehuuhung - 05-04-2017 Câu hỏi: Bạn đang đo tần số của nốt A5, chuẩn là f(A5) = 880,000 Hz. Theo Admin LHS thì sai số chấp nhận được là +/-15 CENTS. Như vậy thì khoảng tần số (đơn vị Hz) để chấp nhận nốt A5 được tính thế nào và là bao nhiêu? Cách giải thứ 4: Bạn chép ngẫu nhiên, bất kỳ 2 cao độ nốt nhạc chênh lệch nhau là 6 bán âm Ví dụ: -----------C#5----------------G5------------- Tra bảng và thay số vào ta có: -------554,365261953744Hz--------------783,990871963499Hz----------- Chia khoảng này thành 600 cents bằng công thức: Nc = (C#5/G5)^1/600 = (554,365261953744 / 783,990871963499)^1/600 = 0,707106781^1/600 = 0,999422544 Giới hạn đúng của +/-15cents là: N15 = Nc^15 = 0,999422544 ^ 15 = 0,991373087 Vậy tại - 15cents là dao động có tần số: A5 x N15 = 880Hz x 0,991373087= 872,408316967Hz Vậy tại + 15cents là dao động có tần số: A5 / N15 = 880Hz / 0,991373087 = 887,657745736Hz Trả lời: Khoảng tần số (đơn vị Hz) để chấp nhận nốt A5 880Hz là các dao động có tần số trong khoảng giới hạn từ 872,408316967Hz đến 887,657745736Hz. Kết quả tính toán giống kết quả bài #4 04-28-2017, 03:22 PM Bài này là tính dung sai cho 1 nốt nhạc từ 6 bán âm bất kỳ. Người giải: Lê Hữu Hùng. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - lehuuhung - 05-05-2017 Câu hỏi: Bạn đang đo tần số của nốt A5, chuẩn là f(A5) = 880,000 Hz. Theo Admin LHS thì sai số chấp nhận được là +/-15 CENTS. Như vậy thì khoảng tần số (đơn vị Hz) để chấp nhận nốt A5 được tính thế nào và là bao nhiêu? Cách giải thứ 5: Bạn chép ngẫu nhiên, bất kỳ 2 cao độ nốt nhạc chênh lệch nhau là 18 bán âm Ví dụ: -----------D2----------------G#3------------- Tra bảng và thay số vào ta có: -------73,4161919793519Hz--------------207,652348789973Hz----------- Chia khoảng này thành 1800 cents bằng công thức: Nc = (D2/G#3)^1/1800 = (73,4161919793519 / 207,652348789973)^1/1800 = 0,353553391^1/1800 = 0,999422544 Giới hạn đúng của +/-15cents là: N15 = Nc^15 = 0,999422544 ^ 15 = 0,991373087 Vậy tại - 15cents là dao động có tần số: A5 x N15 = 880Hz x 0,991373087= 872,408316967Hz Vậy tại + 15cents là dao động có tần số: A5 / N15 = 880Hz / 0,991373087 = 887,657745736Hz Trả lời: Khoảng tần số (đơn vị Hz) để chấp nhận nốt A5 880Hz là các dao động có tần số trong khoảng giới hạn từ 872,408316967Hz đến 887,657745736Hz. Kết quả tính toán giống kết quả bài #4 04-28-2017, 03:22 PM Bài này là tính dung sai cho 1 nốt nhạc từ 18 bán âm bất kỳ. Người giải: Lê Hữu Hùng. @All: Với 05 cách tính toán ngẫu nhiên bất kỳ trên đây với số liệu hoàn toàn khác nhau mà cho ra cùng 1 kết quả đáp án. Mình có 2 triệu cách tính toán khác nhau như vậy, muốn chia sẻ cho tất cả các bạn. Đề bài của bạn HatCatMeSao nêu ra là thiếu dữ kiện. Với 2 dữ kiện: 1. A5 = 880Hz ; 2. Sai số chấp nhận là +/-15 cents . thì đến Giáo sư Ngô Bảo Châu, Niu Tơn, Anhxtanh, Lê Quý Đôn cũng òa khóc nức nở chứ không thể giải ra được bài này. Mọi người cứ đọc bài cho thuần thục cách nhân chia đi, mình sẽ cho các bạn cái quy luật xác lập dung sai với bất kỳ tần số nào, bất kỳ số lượng cents cần chia, bất kỳ số lượng cents chấp nhận được. Hiểu được quy luật thì mới dễ giao tiếp trên Damsan.net. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - lehuuhung - 05-05-2017 Sau đây là quy luật chung, bạn nào cần thì ghi chép hệ số này lại: Tất cả các phép tính của mình cho dù khác nhau nhưng cuối cùng vẫn tính ra được hệ số N15 = 0,991373087 Bài toán tổng quát: Cho 1 bán âm chia thành 100 cents, dung sai được của 1 nốt nhạc X bất kỳ là giới hạn từ -15 cents đến +15 cents. Hãy xác định các tần số trong giới hạn +/-15 cents của nốt nhạc X. Lời giải: Vẽ sơ đồ như sau: ------------- -15cents ---------- X ---------- +15cents --------- tại - 15cents là dao động có tần số là: X x N15 tại + 15cents là dao động có tần số là: X / N15 trong đó: X: Tần số của nốt nhạc bất kỳ cần xác định dung sai ( tra bản Hiến pháp cao độ nốt nhạc trong chữ ký của mình). x: phép nhân /: phép chia N15: hệ số 0,991373087 Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ, mời mỗi bạn thành viên 1 ly cà phê cho thư giãn. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - HatCatMeSao - 05-05-2017 lehuuhung cũng rảnh quá ha, mình có 1 câu hỏi mà lehuuhung trả lời nhiều lần quá vậy Đây là cách của mình, mình sẽ sử dụng logarithm base 10: Như đã tính trong post #3, 1 CENT = (1/1200)*log(2) trong logarithm base 10. Do đó 15 CENTS = (15/1200)*log(2) Để tính sai số, trước hết ta đổi frequency f(nốt) sang log(f(nốt)), xong rồi sai số tính trong logarithmic scale sẽ là: log(f(nốt)) +/- 15 CENTS = log(f(nốt)) +/- (15/1200)*log(2) Để tính khoảng tần số, ta sẽ đổi từ logarithmic scale ngược trở lại frequency bằng hàm mũ 10^ (tức là hàm ngược của log), như vậy: f+ = 10^(log(f(nốt)) + (15/1200)*log(2)) = 10^(log(f(nốt))) * 10^((15/1200)*log(2))) f+ = f(nốt) * 2^(15/1200) f- = 10^(log(f(nốt)) - (15/1200)*log(2)) = 10^(log(f(nốt))) / 10^((15/1200)*log(2))) f- = f(nốt) / 2^(15/1200) Cũng đơn giản mà, phải không lehuuhung. Mấy bài toán phổ thông trung học mà cũng mang Giáo sư Ngô Bảo Châu, Newton, Einstein, Lê Quý Đôn, ... vào đây làm gì ??? Chỉ có lehuuhung khóc nức nở thôi chứ ai cũng cười mà . Mình đã có gợi ý trong post #5, chỉ tại lehuuhung không chịu ĐỌC VÀ HIỂU thôi. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - lehuuhung - 05-06-2017 Bạn cho ví dụ minh họa các bước tính toán gồm phép tính và con số cụ thể. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - lehuuhung - 05-08-2017 Mình cũng muốn tham khảo cách tính toán sai số của bạn với nốt nhạc A5 = 880Hz. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - lehuuhung - 05-08-2017 @HatCatMeSao: Bạn cứ giải câu hỏi của bạn HatCatMeSao dưới đây: Câu hỏi: Bạn đang đo tần số của nốt A5, chuẩn là f(A5) = 880,000 Hz. Theo Admin LHS thì sai số chấp nhận được là +/-15 CENTS. Như vậy thì khoảng tần số (đơn vị Hz) để chấp nhận nốt A5 được tính thế nào và là bao nhiêu? Coi như là sự chia sẻ thiện chí của bạn với diễn đàn Damsan.net anh chị em cùng học hỏi lẫn nhau. Bạn để sau dấu phảy là 3 số thôi nhé. Ở Damsan.net tớ và Lê Hồng Sơn là 2 người cực kỳ minh bạch rạch ròi trong khoa học tự nhiên. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - HatCatMeSao - 05-08-2017 (05-06-2017, 09:33 PM)lehuuhung Đã viết: Bạn cho ví dụ minh họa các bước tính toán gồm phép tính và con số cụ thể. (05-08-2017, 11:11 AM)lehuuhung Đã viết: Mình cũng muốn tham khảo cách tính toán sai số của bạn với nốt nhạc A5 = 880Hz. OMG, đã có công thức f+ và f- rồi thì lehuuhung chỉ việc thay giá trị của f(nốt) vào nữa là xong mà. Mình cũng không biết là lehuuhung không hiểu ở chỗ nào nữa. Ví dụ trường hợp A5, f(nốt) = f(A5) = 880,000 Hz, thì f+ = f(nốt) * 2^(15/1200) = (880,000 Hz) * 2^(15/1200) ~ 887,658 Hz f- = f(nốt) / 2^(15/1200) = (880,000 Hz) / 2^(15/1200) ~ 872,408 Hz Còn nếu lehuuhung muốn tính sai số cho nốt khác thì thay tần số của nốt đó vào chỗ f(nốt) là xong. Nói thật nhé, mình không biết có phải lehuuhung là trường hợp cá biệt hay là chương trình phổ thông đã thay đổi rồi. Hồi năm 1982 khi mình học xong lớp 12 thì đã phải biết cả đạo hàm, tích phân, ... thì mới thi tốt nghiệp và thi đại học được, chứ đâu có phải chỉ mấy hàm logarithm này thôi đâu. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - lehuuhung - 05-08-2017 OK bạn. Tớ test bạn HatCatMeSao xong rồi. Chỉ mất mấy giây thôi. @All: Các bạn muốn xác định sai số tần số +/-15 cents của 1 nốt nhạc X (Hz) bất kỳ các bạn có thể xài 2 hệ số: a) Hệ số của bạn lehuuhung: 0,991373087 Tại - 15 cents: Dao động có tần số = X x 0,991373087 = …….. Hz Tại + 15 cents: Dao động có tần số = X / 0,991373087 = …….. Hz b) Hệ số của bạn HatCatMeSao: 2^15/1200 = 1,008701984 Tại - 15 cents: Dao động có tần số = X / 1,008701984 = …….. Hz Tại + 15 cents: Dao động có tần số = X x 1,008701984 = …….. Hz Cả 2 cách đều cho ra 1 kết quả. Ví dụ X = 880 Hz Tại - 15 cents: 872,408316967Hz Tại + 15cents: 887,657745736Hz Vậy tất cả các dao động vang lên mà lớn hơn 872 Hz và nhỏ hơn 887 Hz ta coi đó là nốt nhạc A5. Đây là cách giao tiếp cực kỳ nhanh, tốn ít thời gian, không tốn tiền truy cập Internet, wiffi, hiệu quả, vừa hiểu nhau, vừa thiện chí, vừa ít cãi nhau, ít ní nuận, chanh nuận tào nao nảm nhảm. Mong rằng các bạn HatCatMeSao, lehuuhung, BaGaiLeeLỳ . .v.v giao tiếp theo cách này góp phần làm cho Damsan.net sạch sẽ, thơm mùi lịch sự, là diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc. Mời bạn HatCatMeSao 1 ly cafe kết tình bằng hữu. Bạn làm tớ tâm phục khẩu phục rồi đó. RE: Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo - HatCatMeSao - 05-10-2017 Cảm ơn ly cà phê của lehuuhung nhé, chẳng biết đến bao giờ mới được uống đây . Còn chuyện "tâm phục khẩu phục" thì mình không dám nhận đâu. Như mình đã nói từ đầu là những gì mình chia sẻ chỉ là những kiến thức phổ thông, và ai cũng có thể tìm trên internet mà. Nếu như lehuuhung thấy những chia sẻ của mình là bổ ích thì đãi mình ly coffee là đủ rồi . |