Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
#81
cố lên anh,
#82
Các bạn yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn thân mến !
Hôm nay Hùng đưa lên 1 trường hợp tổng quát có các thông số sau đây, xin mời các bạn cùng xem.
Các thông số cơ bản:
Ống thẳng, tiết diện tròn.
ds: Đường kính lòng trong của ống. ds = constand suốt theo chiều dài ống.
L1: Chiều dài từ mép nút chặn đến mép cuối ống sáo
L2: Chiều dài từ mép lỗ thổi phía nút chặn đến mép cuối ống sáo
L3: Chiều dài từ tâm lỗ thổi đến mép cuối ống sáo
L4: Chiều dài từ mép lỗ thổi đến mép cuối ống sáo
Lỗ thổi hình elip có các thông số:
a: Đường kính lớn song song với đường tâm sáo
b: Đường kính nhỏ

Ta thổi ống kêu ra tần số là Tồ. Tồ không nằm trong bảng tần số.
Ta đã khoét ra lỗ số 1 là lỗ C. Lỗ này kêu là Te.
Điều kiện: Te cao hơn Tồ, Te nằm trong bảng tần số.
Lỗ này hình tròn.
Lỗ số 1 có các thông số:
dl: Đường kính lỗ khoét.
Lc: Khoảng cách từ tâm lỗ đến mép cuối ống sáo
Câu hỏi:
Ta khoét tâm lỗ số 2 ở đâu để khi thổi theo kỹ thuật sáo trúc 6 lỗ ta có tần số mới cao hơn Te là 3 bán âm. Lỗ số 2 Eb có dl = dl của lỗ số 1 (lỗ C).
(lỗ số 2 mình để sẵn bên dưới)
Đây là trường hợp tổng quát nên quý bạn có thể trả lời bằng công thức bằng ký hiệu chữ cái, hoặc diễn giải bằng lời cho mọi người hiểu là được. Với các thông số đã nêu trong bài toán.
Các bạn là nhà khoét sáo chuyên nghiệp cũng được tham gia giải bài toán này.

Thời gian trả lời: Đáp án đăng lên topic này trước ngày 20 tháng 6 năm 2012.
Mô hình bài toán dưới đây.

[Hình: xacdinhloso2.jpg]

Để khuyến khích tinh thần đam mê khoa học của các bạn, mình có đăng lên đây phần thưởng.
Phần thưởng là 1 con sư tử làm bằng than đá nơi Quảng Ninh quê hương Hùng. Trị giá giải thưởng: 500.000VND
Bạn nào có đáp án đúng và sớm nhất mình sẽ gửi đến địa chỉ tận nơi ở của bạn, ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài cũng được.
Mời các bạn khoét sáo chuyên nghiệp tham gia cho vui nhé.
Hình ảnh phần giải thưởng:
[Hình: sutu.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#83
Em xin tham gia
"Ta đã khoét ra lỗ số 1 là lỗ C. Lỗ này kêu là Te.
Điều kiện: Te cao hơn Tồ, Te nằm trong bảng tần số.
Lỗ này hình tròn.
Lỗ số 1 có các thông số:
dl: Đường kính lỗ khoét.
Lc: Khoảng cách từ tâm lỗ đến mép cuối ống sáo
Câu hỏi:
Ta khoét tâm lỗ số 2 ở đâu để khi thổi theo kỹ thuật sáo trúc 6 lỗ ta có tần số mới cao hơn Te là 3 bán âm. Lỗ số 2 Eb có dl = dl của lỗ số 1 (lỗ C)."
Giả sử ta khoét đc lỗ C với dl và đc một tần số kêu là Te, để Ta khoét tâm lỗ số 2, để khi thổi theo kỹ thuật sáo trúc 6 lỗ ta có tần số mới cao hơn Te là 3 bán âm. Lỗ số 2 Eb có dl = dl của lỗ số 1 (lỗ C).
Ta đo chiều dài từ đầu mép lỗ thổi cho tới đầu mép lỗ C gọi là L. sau đó lấy:
Cách 1:
Lần 1: L nhân hệ số 8/9 với nốt sau cách 1 cung để đc L': L'=L*(8/9).
Lần 2: nhân L' với hệ số 15/16 để được nốt sau cách nốt đó bán cung đc L". L" =L'*(15/16).
vậy làm hai phép tính Lần 1 cho ra khoảng cách một cung, Lần 2 cho ra khoảng cách bán cung như vậy L" chính là chều dài từ đầu mép lỗ thổi tới đầu mép lỗ Eb mà cách C 1,5 c. Lấy L" cộng với bán kính dl lỗ bấm ra tâm lỗ Bb: L'' + (dl/2).

cách 2: thực hiện tính L" như trên trong một lần tính: L"= L*(N/N'),
L: như trên, N là tần số của lỗ hiện thời vd C: 523 hz,
N' là tần số của nốt cần tính L" vd Eb: 622 hz
công thức Bernoulli chỉ cho ta áng chừng chiều dài sáo tương đương với âm thanh cơ bản ta muốn có.
Tính Ls ban đầu chưa xác định rõ các vị trí các nốt sau đó, mà do ta khoan lỗ đầu với dl bao nhiêu ( cái này do thiết diện đường kính phím vì chắc ta ko thể để dl bằng ds (đường kính lỗ sáo).
Sau khi có Ls (chiều dài lỗ phím đầu) thì áp dụng Bernoulli mới có đc nốt sao tương ứng.
Thực nghiệm em thấy sử dụng Ls ban đầu (chiều dài từ mép lỗ thổi tới hết ống sao) để tính ra nốt tiếp theo thì với mấy nốt đầu hay chênh nhau nửa cung rồi đến 1c, 1,5c.
Em gặp trường hợp này trên loại phi 19, và phi 15.
sau đây là trường hợp em làm tren cây phi 19 tạo ra một cây sol 4:
Phi 19, Lỗ thổi 8.5, L=474, N=329 Mi4. Thông số ban đầu sau khoét lỗ thổi. lỗ bấm là phi 6.
dùng ct tính ra vị trí solb4 L= 370, khoét lỗ đc sol 4. sau đó thử âm, chỉnh lỗ. tốt, đo mép lỗ thổi tới mép lỗ sol4 đó gọi là L tính tiếp.
Mấy ngày em bù đầu với cây sáo nên rút ra mấy nhận định vậy.
Mong anh LehuuHung có thể xem xét và đưa ra kết quả cuối với độ chính xác mà ko cần chỉnh sửa mỗi bước khoét lỗ.
#84
Em dhnguyen89 thân mến ! Rất đáng khen ngợi phong cách làm việc nghiên cứu của em. Tuy kết quả chưa đúng nhưng em làm việc rất có tinh thần trách nhiệm và say mê. Anh gửi tặng em thông số cây sáo la trầm
Ls = 377mm (Từ mép nút chặn đến cuối ống sáo nhé)
ds = 15mm, FTồ = 220Hz.
Các số liệu anh tính trong hình, em nhìn cái nào không rõ số hỏi lại ngay rồi hãy làm. Có lỗ hình tròn, có lỗ hình elip đấy . Em nhìn cẩn thận. Để dễ quy ước ta gọi lỗ bấm đầu tiên ở phía cuối ống sáo lại là lỗ số 1, lỗ cuối cùng gần lỗ thổi là lỗ số 6.
3 cái lỗ chỉnh tông ở cuối ống thì anh làm cái lỗ ở giữa là dl = 5mm để đề phòng khi em khoét bọn kia có gì sai lệch thì ta khoét cái lỗ ở giữa này để điều chỉnh. (Cái lỗ mà L = 86.271mm đấy).
Còn cái L = 146.5955mm là đo từ tâm lỗ bấm số 1 đến cuối ống sáo để em đo từ lỗ thổi đến cuối ống bên kia nút chặn để cắt cho cân đối đầu đuôi cây sáo cho đẹp.
Gửi tặng em dhnguyen89.

[Hình: L377d15FA.jpg]


Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#85
Hay quá. không thấy anh nhắc đến kích thước lỗ thổi, và khoảng cách nút chặn so với lỗ thổi ạ. Em thử luôn xem sao, và anh làm ơn cho giúp em số liệu một cây ds= 19 vơí ạ, tiện thể em thử xem độ chính xác cao không?
#86
Các bạn yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn thân mến !
Đến mai là sinh nhật Damsan.net tròn 6 tuổi rồi. lehuuhung xin thay mặt cho Lê Hữu Hùng xin gửi lời chúc tốt đẹp đến anh chị em Nghệ sĩ, Nghệ nhân, các bạn thành viên xa gần lời chúc đoàn kết, sức khoẻ, chúc mọi người luôn vui vẻ và thành công.
Mình dự định đăng phương pháp tính toán làm sáo lên đây vào ngày mai, nhưng do kế hoạch công việc cơ quan của ngày mai lu bù rồi nên đăng sớm hơn dự định 1 ngày. Đây là kết quả nghiên cứu mấy năm trời và đã bị thất bại khá nhiều với các con số rồi.
Hôm nay Hùng xin đăng lên kết quả nghiên cứu:

Công thức số 1 dành cho người khoét sáo:
CÔNG THỨC DÀNH CHO NGƯỜI KHOÉT SÁO:
Điều kiện Cần:
Người khoét sáo = Công An + Kỹ sư Điện lực + Nhân viên Ngân hàng + Luật sư
Điều kiện Đủ:
Nhiệt độ trong Đầu : < 26 độ C
Nhiệt độ trong Tim: > 42 độ C

Hay nói cách khác đi là : Một cái đầu Cảm lạnh và một trái tim Sốt cao.

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
Từ 03 thông tin cơ bản nhập vào:
1. Ls: Chiều dài ống sáo tính từ mép nút chặn đến cuối ống
2. ds: Đường kính trong của ống sáo
Từ 1 và 2 ta có Ss (mm2) là tiết diện ống sáo và Vs (mm3) là thể tích ống sáo.
3. FTồ: Sau khi khoét lỗ thổi, đặt nút chặn thổi phát ra 1 tần số Tồ.

MỘT SỐ KÝ HIỆU CHỮ CÁI:
Lcs: Là chiều dài cơ sở của lỗ thứ i so với mép nút chặn
Sl: Tiết diện lỗ khoét
dl: Đường kính lỗ khoét
Fi: Tần số lỗ thứ i
Fđâ: Tần số định âm cho cây sáo
FTồ: Tần số gốc của cây sáo
Vs: Thể tích ống sáo


TỶ LỆ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC ĐẠI LƯỢNG:

Hằng đẳng thức cho ống sáo là:
FTồ (Hz) = Ls (mm) = ds (m) = Ss (mm2) = Vs (mm3)
Dấu bằng (=) chỉ cho ta cách nhìn định tính.
Nếu 1 trong những đại lượng thứ i bất kỳ nêu trên mà khác đi thì Tồ không kêu là Tồ (Hz) nữa.
Như vậy: FTồ là Max nhất, vì chúng ta khoét ra các tần số đều cao hơn Tồ không có cái nào có F thấp hơn Tồ. Về định lượng (Hz) thì Ftồ là F MIN nhất, còn về định tính thì FTồ là F Max nhất.
Tỷ lệ giữa chúng như sau:
1. Quan hệ giữa F và Ls:
L tăng F giảm (giảm về mặt định lượng giá trị Hz thật, còn về định tính thì tăng) và ngược lại . Như vậy L và F tỉ lệ nghịch ( định lượng) và tỉ lệ thuận (định tính)
2. Quan hệ giữa F và Ss:
S tăng F giảm (giảm về mặt định lượng giá trị mm2 thật, còn về định tính thì tăng) và ngược lại . Như vậy F và S tỉ lệ nghịch (định lượng) và tỉ lệ thuận (định tính).
Như vậy ta suy ra F và Vs tỉ lệ thuận (định tính) tỉ lệ nghịch (định lượng).
3. Quan hệ giữa F và Sl:
F = constand thì :
Sl tăng: Nếu Sl bự tổ chảng thì anh ta dịch về mép cuối ống sáo
Sl giảm: Nếu Sl mi nhon thì anh ta dịch xa mép cuối ống sáo.
Để dễ nhớ sự tương quan này chúng ta cứ coi như người yêu chúng ta là mép cuối ống sáo, còn tiết diện lỗ khoét rất giống với anh em đàn ông chúng ta.
Khi chúng ta ngồi bên người yêu thì nó bự tổ chảng
Khi chúng ta lên xe đi về nhà thì nó lại mi nhon.
Sl = constand thì:
F tăng: Ta lại dịch Sl về xa mép cuối ống sáo
F giảm: Ta lại dịch Sl về gần mép cuối ống sáo.

Như vậy tỉ lệ tăng (giảm) của F phụ thuộc hoàn toàn vào L, Ss, Sl, Vs.
Quy luật tăng giảm của F trên sáo phải hoàn toàn giống với nhạc cụ khác.
Hệ số tăng (giảm) tần số trong hệ 12 bán âm như sau:
n = 0,5 ^ 1/12 = 0.943874313
Thật ra mình đã rút gọn lại chứ anh ta dài ngoằng thế này:
n = 0.943874312681694

n <0 do đó nếu muốn F tăng lên 1 bán âm ta chia F với n
nếu muốn F giảm đi 1 bán âm ta nhân F với n
Ta cứ tăng (hoặc giảm) F như vậy 12 phát thì đến phát 12 ta lại có F trùng tên nốt nhạc ban đầu.

Giờ ta quay lại hằng đẳng thức ta nhận định phần đầu bài viết
Nếu ta thay đổi 1 thông số duy nhất trong hằng đẳng thức thì lập tức F biến đổi theo ngay.
Như vậy: Có bao nhiêu thông số ta nhận được lúc ban đầu thì có bấy nhiêu phương pháp khoét lỗ trên L để biến đổi F
Mình đã tính được ra có 3 phương pháp tính toán :
1. Tính khoét lỗ theo Ls (mm)
2. Tính khoét lỗ theo Ss (mm2)
3. Tính khoét lỗ theo Vs (mm3)
Cách tính ra 1 lỗ thì có khoảng 2 triệu, không, phải hơn, chừng 3 đến 4 triệu cách tính gì đó Hùng không nhớ hết, như vậy với 3 phương pháp ta đã có 12 triệu cách tính cho 1 lỗ thứ i rồi, mà kết quả test = constand.

Hôm nay Hùng trình bày phương pháp số 1
PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN LÀM SÁO THEO ĐƯỜNG CƠ SỞ L (mm)
Đây là phương pháp dễ hiểu, dễ tính, dễ làm, dễ căn chỉnh. Nhưng đòi hỏi người khoét sáo đáp ứng được công thức dành cho người khoét sáo phần đầu bài viết.

Cơ bản của phương pháp của mình là : Tính lỗ bấm thứ i như lỗ định âm và trừ đi lượng hao hụt qua các lỗ đã mở từ thứ lỗ i -1 về cuối ống sáo

Xin gửi tặng cho thành viên diễn đàn Damsan .
Mình đăng lên ở dạng công thức mở cho mọi người sử dụng thuận tiện. Do trình độ còn kém, lại không có kinh nghiệm nên rất mong được các anh chị em có kinh nghiệm là Tiêu Sáo Khèn Kèn xem qua, thẩm định đánh giá công trình nghiên cứu, cho nhận xét để mình phát hiện ra bị sai ở đâu và rút kinh nghiệm thêm.
Mong các bạn KTS CHUYEN, Lê Hồng Sơn, Mão Mèo, Cao Trí Minh, Saotruc, MHM, Boombo Flute, .v..v....các bạn nhiều kinh nghiệm đóng góp thêm.
Xin cảm ơn các bạn.
Link tài liệu về phương pháp khoét sáo ngang 6 lỗ có lỗ định âm:
http://www.mediafire.com/?utnra7hf38543kw


























Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu:
Các ô nền màu vàng: Anh chị em nhập thông tin vào đó
Các ô số màu xanh: Là các ô rất quan trọng, đặc biệt quan tâm để so sánh sự dịch chuyển của LTồ so với Lmax.
Các ô số màu xanh mình ghi là Lcơ sở: Là mép lỗ thứ i rồi
Các ô số màu đỏ: Là vị trí tâm lỗ khoét.

Từ hàng 4 đến hàng 16 : Mình lập bảng tần số cho mọi người dễ tra cứu. Các bạn thay đổi tần số La ở ô F4 , mình đang để 440, các bạn có thể thay bằng 435, 480 , v..v...để có tông cần thiết
Từ hàng 21 đến 24: Các bạn nhập thông tin vào cột I
Từ hàng 27 đến hàng 32 : Mình tính toán những thông số ban đầu
Trong đó quan trọng nhất là Lmax: Là Lcslỗ định âm + (Sđâ/ds).
Khi LTồ rút ngắn mà chưa vượt qua Lmax thì ta không trừ. Nếu đi qua rồi thì ta phải trừ đi Sđâ/ds (mm)
Từ hàng 37 đến hàng 56: Mình lập bảng tính toán cho khoét sáo ngang 6 lỗ bấm, có lỗ định âm. Mọi việc tính toán trong bảng này mình làm mất mấy năm.
Hàng 37: Tên các lỗ
Hàng 40: Hình thức lỗ, căn cứ vào dl các bạn nhập vào sẽ là hình tròn hay là hình elip
Hàng 41: Tần số của sáo phải kêu khi ta mở đến lỗ thứ i
Tần số này phụ thuộc vào tần số lỗ định âm ( ô I24)
Hàng 42: Mình lập tỉ tần giữa FTồ với Fi
Hàng 44 và 45 : Các bạn nhập thông tin đường kính lỗ khoét, nếu hình tròn thì các bạn nhập a = b, nếu muốn khoét hình elip thì các bạn nhập a>b
Hàng 46: Tính tiết diện lỗ khoét. ô O46 là tiết diện lỗ định âm. Nếu các bạn khéo tay khoét thành nhiều hình tròn, hoặc 2 hình tròn song song, hoặc con chim, con chó, con mèo, bông hoa..v..v....thì các bạn xác định Sđâ rồi nhập vào ô O46. Thì kết quả các bạn quan sát mép lỗ định âm ở ô O 54 để khoét vì chúng không còn tâm nữa.
Hàng 47: Mình tính Sl thứ i đã lấy ra khỏi ống sáo bao nhiêu mm theo L. Nếu bạn nhân hàng 47 với Ss (mm2) bạn sẽ dễ dàng tính ta V(mm3) thoát ra từ lỗ thứ i
Hàng 48: Mình cộng tổng xích ma lượng L rút ngắn theo từng lỗ. Do chúng ta mở ngón tay theo kỹ thuật sáo ngang 6 lỗ nên mình tính mở hết chứ không bịt lỗ nào cả.
Hàng 49: Xác định LTồ bị rút ngắn đến đâu khi đã khoét lỗ i-1. Hàng này rất quan trọng. Nhìn số liệu hàng này và chúng ta so sánh với Lmax ở ô I31 là ta biết ngay LTồ đã rút ngắn vượt qua Lmax chưa.
Từ hàng 50 đến hàng 53: Mình tính toán bù trừ cho L tồ bị rút ngắn qua các lỗ như thế nào.
Hàng 54 : Tính ra mép lỗ thứ i. Rất quan trọng.
Hàng 55: Mình tính ra vị trí tâm lỗ, vị trí này để dễ kéo thước đo nên mình tính từ phía mép cuối ống sáo lại
Hàng 56: Mình tính khoảng cách các tâm lỗ, mục đích để các bạn ướm thử ngón tay xem có vừa không, có lỗ nào trùng vào mắt của cây trúc không để các bạn thay đổi dl cho phù hợp.

Trên đây là kết quả lao động của mình mấy năm qua, rất mong mọi người xem xét thẩm định.
Còn 2 thuật toán bên dưới là khi chúng ta hiểu cách làm thì sẽ làm 2 thuật toán này để test lại Slỗ thứ i.


Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#87
up up up. nhờ các cao thủ tiêu sáo đánh giá dùm, chúc a lê hữu hùng thành công qua nhiều gian nan
#88
em có 1 ống trúc dài 594mm, đường kính trong ở đầu ống là 17, dày 4.5, ở cuối ống là 19, dày 3.5, em đã khoét lỗ thổi cách đầu nhỏ 174, tròn bán kính 6.75. độ dài từ đuôi sáo đến tâm lỗ là 420, đến nút chặn là 432. cây này em định làm G4 bán kính lỗ bấm 5. anh Hùng cho em hỏi dùng công thức của anh có phải bù phần chênh lệch về độ to của lòng ống nữa không ạ?! em cảm ơn! ^^!
ym: truongviethoa20091993@yahoo.com.vn
gm: truongflower@gmail.com
dt: 01684819068
#89
Có có em ơi.
Cây Trúc là dạng hình nón cụt rồi, em lấy cái này về làm:
link tài liệu: http://www.mediafire.com/?vzs9xclev1cla97
Công thức chuyển đổi hình nón cụt thành hình trụ.
Em thiết kế hàng lỗ trên ống hình trụ rồi em nhân (hoặc chia) với hệ số chuyển đổi . Rồi em thi công trên ống hình nón cụt nha. Tất cả rất nhanh, ta chỉ ấn Enter là xong. Em copy số liệu Ls và ds của hình trụ đã chuyển đổi đó đem qua công thức khoét sáo. Xong rồi em copy hệ số chuyển đổi (kéo dài hay rút ngắn ống sáo) qua công thức khoét sáo. Em nhân (hoặc chia) chúng với kết quả tâm lỗ là OK đấy. Nếu em rành thì làm rất nhanh.
Em tính xong đưa số liệu lên đây cho anh xem qua rồi em hãy khoét khỏi phí vật liệu em ơi.
Em gì ơi. Anh tính xong rồi.
ds tại mép nút chặn là: 17.5455mm

Như vậy em có hình nón cụt là:
d1 (nhỏ)= đường kính đáy nhỏ = đường kính ống sáo tại mép nút chặn = 17.5455mm
h: đường cao hình nón cụt = 432mm
d2(lớn): Đường kính đáy lớn = đường kính cuối ống sáo = 19mm
Em vào cái link tài liệu convert
http://www.mediafire.com/?vzs9xclev1cla97
Em lựa chọn công thức số 2.
em convert thành hình trụ.
Copy 3 thông tin (Ls, ds, hệ số ) của cái hình trụ ảo đó qua bên file công thức khoét sáo em dán vào vị trí của chúng. Ls và ds thì có vị trí rồi, còn hệ số kéo dài (hoặc rút ngắn) thì em tự đặt chúng vào 1 ô ở đâu đó trong file khoét sáo.
Em nhân (hoặc chia)số liệu tâm lỗ cho chúng là em lấy số liệu ra khoét trên cây trúc.
Anh có 1 quy ước là: Cái gì nền màu vàng là chúng ta nhập số liệu, cái gì chữ màu đỏ là ta lấy kết quả ra.
Em còn thiếu thông tin FTồ nữa.

@All:
Các bạn khác muốn tư vấn thì nên đưa đủ cho mình 4 thông tin quan trọng:
1. Ls (mm): Tính từ mép nút chặn đến cuối ống
2. ds (mm): đường kính trong ống
3. FTồ (Hz): Tần số gốc ta thổi khi khoét xong lỗ thổi. Cần đưa cụ thể là xxx,xxxHec
4. Fđâ (Hz): Tần số bạn dự kiến sẽ định âm cho cây sáo tông gì. Bạn đối chiếu với bảng tần số tra sẵn. Cần đưa cụ thể là xxx,xxxHec chớ không nói là C3 C4 G 3 G4 gì đó.
Đó cần có 4 con số cụ thể rõ ràng như vậy.
Mình sẽ dành thời gian tư vấn cho các bạn.


Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#90
dạ tần số là ~381Hz. em muốn khoét G4 tức là 392Hz. cái này là em muốn lỗ bấm thật đều nhau nên phiền anh tí hén!! Smile
ym: truongviethoa20091993@yahoo.com.vn
gm: truongflower@gmail.com
dt: 01684819068


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 29,645 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 52,469 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 46,768 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 2 khách