[hỏi] tần số âm của các nốt?
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
[hỏi] tần số âm của các nốt?
#11
@stream à: Với các nhà khoét sáo chuyên nghiệp thì anh không nói làm gì. Họ quá giỏi tính toán. Còn với những anh em mới tập khoét sáo thì nên như thế vầy: Anh nói cụ thể, không giải thích nữa:

Với cây sáo ngang 6 lỗ tông Đô, chuẩn A=440Hz:
Thổi Phù = Đồ Rề Mì Fà Sòn Là Sì
Thổi Phu = Đô Rê Mi Fa Son La Si
Thổi Phú = Đố Rế Mí Fá Són
Và một số thế bấm đặc biệt ...v..v...
Trước hết anh em nên làm quen với biến thiên tần số thì anh đỡ phải giải thích lòng vòng.
Ta tính biến thiên tần số như sau:
Công thức:
F(i) = F(A) /n^y
Trong đó:
F(i): Tần số ta cần tìm
F(A): Tần số nốt La .Tần số La = 4xx (Hz), có thể 440, hoặc 442 hoặc 4xx Hz..v..v....
/: Phép chia khi cần tìm tần số cao hơn La, khi cần tìm tần số thấp hơn La thì chúng ta nhân.
n: Hệ số biến thiên tần số . Hệ số n = 0.5^1/12 = 0,943874312681694
^: Số mũ
y: Là số bán âm so với La
Như vậy khi ta tìm tần số bất kỳ ta chỉ thay cái mũ y này thôi.
Tìm tần số định âm Đồ:
Đồ = La / n ^3 = 440Hz / (0,5^1/12)^3 =523,2511306Hz
(Từ Là lên Đô = 3 bán âm, em lắp mũ cái y = 3). Em đếm Là, Sib, Si, Đô như vậy em có 3 khoảng bán âm).
Tìm tần số Rề:
Rề = La / n^5 = 440 Hz /(0,5^1/12)^5 = 587,3295358Hz
(Từ Là lên Rê = 5 bán âm, em lắp mũ cái y = 5). Em đếm Là, Sib, Si, Đô, Đô#, Rê như vậy em có 5 khoảng bán âm)
Tương tự như vậy em thay cái mũ y = 7 em có Mì,
y = 8 em có tần số Fà
y = 10 em có Sòn
y = 12 em có Là
y = 14 em có Sì
Như vậy khi em thổi Phù em mở lần lượt 6 lỗ ra em có:
Đồ - Rề - Mì - Fà - Sòn - Là - Sì , giá trị thật của tần số là:
Đồ = 523,2511306Hz
Rề = 587,3295358Hz
Mì = 659,2551138Hz
Fà = 698,4564629Hz
Sòn = 783,990872Hz
Là = 880Hz
Sì = 987,7666025Hz
Khi em thổi Phu thì em k phải tính nữa, em các tần số trên với 2 thì em có 6 tần số Phu
Khi em thổi Phú thì em k phải tính nữa, em nhân các tần số trên với 4 thì em có các tần số Phú.
Bọn thăng giáng thì không phải tính cho mệt. Hoặc em quan sát cái bảng tra sẵn ở link trên.
Như vậy khi em tính toán lỗ cho cây sáo ngang 6 lỗ tông Đô như sau:
1. Khoét lỗ thổi, đặt nút chặn, thổi kêu là Tồ (Hz).
2. Đo lấy 03 thông số quan trọng:
- Tần số Tồ = xxxHz gì đó, tuỳ em. Điều kiện Tồ thấp hơn Đồ. (Hz)
- Ls: Chiều dài ống sáo từ mép nút chặn đến cuối ống sáo (mm)
- ds: Đường kính lòng trong của ống sáo (mm). Nếu đầu to đầu nhỏ thì em chuyển từ hình nón cụt thành hình trụ rồi mới tính tiếp (tự làm đi cho quen).
Từ ds em tính ra tiết diện ống sáo là Ss
Ss = pi x r^2
Nói chung là em phải nhìn thấy cái khối không khí hình trụ (hoặc hình nón cụt) trong lòng cây trúc.
Em tính thể tích ống sáo:
Vs = Ss x L (mm3)
Từ đầu đến đây em phải tự làm, không làm được thì mở sách đọc lại lý thuyết tính diện tích, tính thể tích.
Như vậy em có trong tay các thông số:
FTồ (Hz), Vs (mm3), Ls (mm), ds (mm), Ss(mm2).

Ví dụ em đo được Ftồ bất kỳ là 452Hz. Nó không vào đâu trong bảng tần số, nó không phải La chẳng phải Si giáng. Nói tóm lại Tồ nó lung tung chứ không cây sáo nào giống cây sáo nào, do ta cắt Ls thôi, do ds thôi.
Bây giờ em mới kéo chuột trái một phát:
Tồ / Đồ tức là 452Hz/523,2511306Hz = 0,863829954
Tồ/ Rề ...v..v...
Tồ / Mì
..v..v......
Em kéo chuột trái hết các tần số của cả những thế bấm đặc biệt trên cây sáo Đô nữa nhé.
Việc này có nghĩa là chúng ta kiểm soát được hệ số biến thiên tần số của F thứ (i) so với tần số Tồ.
Anh ví dụ với tần số Tồ = 452Hz, em kéo chuột trái hết 6 tần số Phù thì em được 6 cái hệ số biến thiên như sau:
Trường hợp ta thổi Đồ (Đồ là cái tần số chúng ta đang định âm , n = 0,863829954
Trường hợp ta thổi Rề, n = 0,769584999
Trường hợp ta thổi Mì, n = 0,685622289
Trường hợp ta thổi Fà, n = 0,647141267
Trường hợp ta thổi Sòn, n = 0,576537325
Trường hợp ta thổi Là, n = 0,513636364
Trường hợp ta thổi Sì (ta mở hết 6 ngón) thì n = 0,457597978.
Sau đó em tính cho bọn Phu, bọn Phú.....cũng như thế
Ý anh muốn nói là tại từng thời điểm thổi ra tần số thứ (i) thì hệ số biến thiên so với Tồ là như thế nào.
Bây giờ thì đơn giản rồi:
Chúng ta biến thiên Vcòn lại (mm3) của Tồ theo từng thời điểm như vậy
Sao cho phương trình thể tích như sau:
Vcòn lại thứ i + Vlấy ra thứ = V tồ ban đầu = constand (thổi Phù)
Vcòn lại thứ i + Vlấy ra = Vtồ/2 (thổi Phu)
Vcòn lại thứ i + Vlấy ra = Vtồ/4 (thổi Phú).
Như vậy tại thời điểm thổi ra tần số thứ (i) thì chúng ta có V còn lại, và V lấy ra. Tổng của 2 anh này ta cộng vào phải bằng V tồ (Phù) hoặc bằng Vtồ/2 (Phu) hoặc bằng Vtồ/4(Phú).
Có nghĩa là chưa đục khoét gì các lỗ định âm và 6 lỗ bấm chúng ta đã biết tỏng cái V tồ anh ta biến thiên như thế nào theo tần số thứ i rồi.
Đến lúc này chúng ta vẫn chưa khoét các lỗ nhé, cứ tính trước cái sự việc biến thiên V (mm3) này đi đã.
Việc làm này cho ta quản lý được từng thời điểm theo mối quan hệ như sau:
F (Hz) tỉ lệ nghịch với V(mm3) còn lại, tỉ lệ thuận với V(mm3) lấy ra.
Em phải kéo chuột trái thật thuần thục hoặc tính toán trên điện thoại di động hoặc máy tính bỏ túi thuần thục các phần trên đây rồi thì mới đọc phần dưới đây. Chưa hiểu phần trên đây đọc phần dưới đây là tẩu hoả nhập ma ngay, khó hiểu lắm.
Tóm lại phần này: Xác định biến thiên V(mm3) theo F(Hz) tại từng thời điểm.

Bước 3: Tính khoét lỗ: Hoàn toàn dựa vào V phải lấy ra tại thời điểm thứ i
Bạn nên có cái nhìn của thợ mộc, bạn nhìn theo cách nhìn của Nghệ sĩ chơi sáo là sẽ không bao giờ khoét được sáo cả.
Ví dụ với cây sáo Đô trên đây, định âm bằng 3 lỗ cho đẹp.
Dưới đây là 2 cách nhìn:
1. Cách nhìn của Nghệ sĩ: Bịt hết 6 ngón là Đồ. Có nghĩa là OFF hết. Chưa đúng
2. Cách nhìn của Thợ mộc: Bịt hết 6 ngón là Đồ. Thời điểm Nghệ sĩ thổi Đồ thì không khí đi qua lỗ cuối ống sáo, qua 3 lỗ định âm là constand (V vận tốc = constand) một lượng Vtồ (mm3) chui qua 4 lỗ sẽ kêu là Đồ.
1. Cách nhìn của Nghệ sĩ: Mở 1 ngón nhẫn kêu là Rê. Như vậy là ON 1 lỗ. Sai
2. Cách nhìn của Thợ mộc: Mở 1 ngón nhẫn kêu là Rê. Như vậy là bác Nghệ sĩ đang ON 5 lỗ bao gồm:
- 01 Lỗ cuối ống sáo
- 03 lỗ định âm Đô
- 01 lỗ số 1 (ngón nhẫn)
Như vậy tổng lỗ ON khi thổi Rê là 5 lỗ.
v..v..Mi Fa Son...v....v....

Tương tự như vậy, em rà soát xem tổng ON tại thời điểm thổi tần số thứ (i) là bao nhiêu lỗ. Đến cái FMAX nhất (Là làn hơn cao nhất, V lấy ra MAX nhất, Vcòn lại MIN nhất, F MAX nhất trên cây sáo Đô) thì em cũng quản lý được V lấy ra , V còn lại và tổng số lỗ ON lúc đó.
Tóm lại nguyên tắc làm việc của anh là :
1. Lấy tài sản của người chết chia cho những người sống theo đúng luật thừa kế (Phù, Phù, Phú) bằng tỉ tần âm nhạc.
2. Kiểm soát được biến thiên tần số theo thể tích trước khi khoét ra các lỗ định âm và các lỗ bấm.
3. Tay của người Nghệ sĩ thổi sáo giống như công nhân ngành điện, trực ở trạm điện để ON/OFF các lỗ để cho ra và giữ lại lượng không khí cần thiết để tạo tần số từng thời điểm mà thôi. Tất cả các F(i) (người sống) đều được so với FTồ (người chết).
Ta chưa đục khoét gì cả nhé, đọc để thấu đạt biến thiên đã. Khi bạn tự tính được biến thiên rồi thì tôi chỉ bạn tiếp 1 gót chân Asin nữa là OK đấy.















Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#12
Gửi anh Hùng bác học, không ai làm nó trở nên phức tạp như anh cả !!!
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
#13
(02-27-2012, 04:51 PM)KTS_CHUYEN Đã viết: Bạn chỉ quan tâm tần số nốt A4 = 440hz _ 445hz thôi ( nốt la ) .Lúc làm bạn thổi nốt nào lên máy nó hiện ra nốt đó . Nếu như theo tính toán máy phải hiện ra nốt đó mà nó hổng hiện ra tức là bạn đã làm sai . Đơn giản vậy thôi . Hồi nào giờ làm sáo , tiêu mình có nhớ tần số nốt đô là bao nhiêu đâu .

a ơi thế trường hợp những nốt còn lại thổi nó lại cứ nhảy nốt nọ sang nốt kia thì sao chẳng hạn như nốt sib của e thổi nhẹ hơi đi một tí lại thành nốt la thì sao ak liệu có chỉnh sửa đc ko
stream
đt:0973245386
địa chỉ:Quỳnh Sơn,Quỳnh Phụ,Thái Bình
#14
Ôi, nhìn vào bài giải thích của bác Hùng mà chóng hết cả mặt!!! Cái này chỉ có các bác như leehonso, chuyen-KTS hoặc MHM mới hiểu nổi,hic!
#15
đọc hết bài bác Hùng hết mún làm sáo thử lun rồi >"< hic hic! dài mak phức tạp wá
Gió vô tình làm tung bay hạt bụi
Vương vấn rồi đậu khẽ ở cánh hoa
Hoa vô tình chẳng biết, chẳng xót xa
Bụi ưu tư rồi yêu trong thầm lặng...!

Ctrl+A thử xem có gì xảy ra :-?
#16
Tóm lược ngắn gọn là như thế vầy:
1. Ls x Ss = Vs = V còn lại trong ống sáo khi chúng ta đang thổi ra tần số Tồ ban đầu tiên.
2. Lấy tần số Tồ chia lần lượt cho các tần số từ Fđịnh âm cho đến FMax để lấy ra các hệ số quan hệ giữa tần số thứ (i) với tần số Tồ . (Việc này giống như so các ngăn phím Guitar với tần số dây buông để xác định L còn lại )
3. Nhân các hệ số này với Vtồ ban đầu để xác định Vcòn lại khi ta thổi tần số thứ (i).
Tần số luôn tỉ lệ nghịch với V còn lại, tỉ lệ thuận với Vlấy ra.
Phương trình cân bằng là: (Quan trọng lắm)
Vtồ (hoặc Vtồ/2 hoặc Vtồ/4) = Vcòn lại (i) + Vlấy ra (i) = constand.
4. Lấy V tồ ban đầu trừ đi các V còn lại thứ (i) để xác định V lấy ra tại các thời điểm.
5. Chúng ta lấy V lấy ra chia cho tổng S cong của các lỗ ON theo thế bấm để thổi ra tần số thứ (i) để tìm L ảo. (Vì Vlấy ra = constand, tổng S ON luôn lớn hơn Ssáo)
6. Bù lại L ảo với thể tích thực thông qua Ssáo sẽ ra L thật của lỗ thứ (i).
Đại khái gõ vào đây nó lằng nhằng dài dòng văn tự , còn làm việc trong Excel thì chúng ta ráp các hàm rồi kéo chuột trái thôi để lấy số liệu.
Đại khái là với một cái ống bất kỳ thì chúng ta tính toán biến thiên V(i) theo F(i) trước khi đục lỗ. Phương pháp này hơi khác so với các bạn tính biến thiên L của lỗ thứ i theo L của lỗ i -1. Có nghĩa là bóp nhỏ, rút ngắn Vtồ lại thành những V(i) để lấy ra chênh lệch.
Chúng ta tính theo L ngay từ đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi gặp những thế bấm bất thường: 0x00xx , x00xx0 hoặc v..v..



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#17
Bài viết của anh Hùng có nhiều tâm huyết và nguyên lý, nhưng cách trình bày chưa được tường minh, em xin trình bày lại cho các bác dễ đọc và cũng hy vọng trong thời gian sắp tới, xin anh Hùng trình bày dễ đọc hơn nghen !







(10-09-2012, 02:19 PM)lehuuhung Đã viết: @stream à: Với các nhà khoét sáo chuyên nghiệp thì anh không nói làm gì. Họ quá giỏi tính toán. Còn với những anh em mới tập khoét sáo thì nên như thế vầy: Anh nói cụ thể, không giải thích nữa:

Với cây sáo ngang 6 lỗ tông Đô, chuẩn A=440Hz:
Thổi nhẹ ( ra quãng 1) = Đồ Rề Mì Fà Sòn Là Sì
Thổi vừa (ra quãng 2 ) = Đô Rê Mi Fa Son La Si
Thổi mạnh (ra quãng 3)= Đố Rế Mí Fá Són
Và một số thế bấm đặc biệt ...v..v...


Trước hết anh em nên làm quen với biến thiên tần số thì anh đỡ phải giải thích lòng vòng.

Ta tính biến thiên tần số như sau:


Công thức:
F(i) = F(A) /n^y

Trong đó:
F(i): Tần số ta cần tìm

F(A): Tần số nốt La .Tần số La = 4xx (Hz), có thể 440, hoặc 442 hoặc 4xx Hz..v..v....

/: Phép chia khi cần tìm tần số cao hơn La, khi cần tìm tần số thấp hơn La thì chúng ta nhân.

n: Hệ số biến thiên tần số . Hệ số n = 0.5^1/12 = 0,943874312681694

^: Số mũ

y: Là số bán âm so với La

Như vậy khi ta tìm tần số bất kỳ ta chỉ thay cái mũ y này thôi.

Ví dụ : Tìm tần số định âm Đô1:

Đô1 = La / n ^3 = 440Hz / (0,5^1/12)^3 =523,2511306Hz

(Từ Là lên Đô1 = 3 bán âm, em lắp mũ cái y = 3). Em đếm Là, Sib, Si, Đô như vậy em có 3 bán âm).

Tìm tần số Rê1:

Rê1 = La / n^5 = 440 Hz /(0,5^1/12)^5 = 587,3295358Hz
(Từ Là lên Rế = 5 bán âm, em lắp mũ cái y = 5). Em đếm Là, Sib, Si, Đô1, Đô1#, Rê1 như vậy em có 5 khoảng bán âm)


Tương tự như vậy em thay cái mũ y = 7 em có Mì,
y = 8 em có tần số Fà
y = 10 em có Sòn
y = 12 em có Là
y = 14 em có Sì

Như vậy khi em thổi nhẹ em mở lần lượt 6 lỗ ra em có:
Đô1 - Rê1 - Mi1 - Fa1 - Son1 - La1 - Si1 , giá trị thật của tần số là:

Đô1 = 523,2511306Hz
Rê1 = 587,3295358Hz
Mi1 = 659,2551138Hz
Fa1 = 698,4564629Hz
Son1 = 783,990872Hz
La1 = 880Hz
Si1 = 987,7666025Hz

Khi em thổi vừa thì em ko phải tính nữa, em nhân các tần số trên với 2 thì em có 6 tần số của quãng 2

Khi em thổi với làn hơi mạnh thì em ko phải tính nữa, em nhân các tần số trên với 4 thì em có các tần số của quãng 3.

Bọn thăng giáng thì không phải tính cho mệt. Hoặc em quan sát cái bảng tra sẵn ở link trên.
Như vậy khi em tính toán lỗ cho cây sáo ngang 6 lỗ tông Đô như sau:


1. Khoét lỗ thổi, đặt nút chặn, thổi kêu là Tồ (Hz).

2. Đo lấy 03 thông số quan trọng:
- Tần số Tồ = xxxHz gì đó, tuỳ em. Điều kiện Tồ thấp hơn Đô1. (Hz)
- Ls: Chiều dài ống sáo từ mép nút chặn đến cuối ống sáo (mm)
- ds: Đường kính lòng trong của ống sáo (mm).

Lưu ý : Nếu đầu to đầu nhỏ thì em chuyển từ hình nón cụt thành hình trụ rồi mới tính tiếp (tự làm đi cho quen).

Từ ds em tính ra tiết diện ống sáo là Ss

Ss = pi x r^2

Nói chung là em phải nhìn thấy cái khối không khí hình trụ (hoặc hình nón cụt) trong lòng cây trúc.

Em tính thể tích ống sáo:
Vs = Ss x L (mm3)

Từ đầu đến đây em phải tự làm, không làm được thì mở sách đọc lại lý thuyết tính diện tích, tính thể tích.

Như vậy em có trong tay các thông số:
FTồ (Hz), Vs (mm3), Ls (mm), ds (mm), Ss(mm2).


Ví dụ em đo được Ftồ bất kỳ là 452Hz. Nó không vào đâu trong bảng tần số, nó không phải La chẳng phải Si giáng. Nói tóm lại Tồ nó lung tung chứ không cây sáo nào giống cây sáo nào, do ta cắt Ls thôi, do ds thôi.

Dùng bảng tính excel :

Bây giờ em mới kéo chuột trái một phát:
Tồ / Đồ tức là 452Hz/523,2511306Hz = 0,863829954
Tồ/ Rề ...v..v...
Tồ / Mì
..v..v......

Em kéo chuột trái hết các tần số của cả những thế bấm đặc biệt trên cây sáo Đô nữa nhé.
Việc này có nghĩa là chúng ta kiểm soát được hệ số biến thiên tần số của F thứ (i) so với tần số Tồ.


Anh ví dụ với tần số Tồ = 452Hz, em kéo chuột trái hết 6 tần số quãng 1 thì em được 6 cái hệ số biến thiên như sau:

Trường hợp ta thổi Đô1 (Đồ là cái tần số chúng ta đang định âm , n = 0,863829954
Trường hợp ta thổi Rê1, n = 0,769584999
Trường hợp ta thổi Mi1, n = 0,685622289
Trường hợp ta thổi Fa1, n = 0,647141267
Trường hợp ta thổi Son1, n = 0,576537325
Trường hợp ta thổi La1, n = 0,513636364
Trường hợp ta thổi Si1 (ta mở hết 6 ngón) thì n = 0,457597978.

Sau đó em tính cho quãng 2, quãng 3.....cũng như thế

Ý anh muốn nói là tại từng thời điểm thổi ra tần số thứ (i) thì hệ số biến thiên so với Tồ là như thế nào.
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
#18
(10-09-2012, 02:19 PM)lehuuhung Đã viết: Bây giờ thì đơn giản rồi:
Chúng ta biến thiên Vcòn lại (mm3) của Tồ theo từng thời điểm như vậy sao cho phương trình thể tích như sau:

Vcòn lại thứ i + Vlấy ra = V tồ ban đầu = constand (thổi quãng 1)
Vcòn lại thứ i + Vlấy ra = Vtồ/2 (thổi quãng 2)
Vcòn lại thứ i + Vlấy ra = Vtồ/4 (thổi quãng 3).

Như vậy tại thời điểm thổi ra tần số thứ (i) thì chúng ta có V còn lại, và V lấy ra. Tổng của 2 anh này ta cộng vào phải bằng V tồ (Phù) hoặc bằng Vtồ/2 (Phu) hoặc bằng Vtồ/4(Phú).

Có nghĩa là chưa đục khoét gì các lỗ định âm và 6 lỗ bấm chúng ta đã biết tỏng cái V tồ anh ta biến thiên như thế nào theo tần số thứ i rồi.

Đến lúc này chúng ta vẫn chưa khoét các lỗ nhé, cứ tính trước cái sự việc biến thiên V (mm3) này đi đã.


Việc làm này cho ta quản lý được từng thời điểm theo mối quan hệ như sau:


F (Hz) tỉ lệ nghịch với V(mm3) còn lại, tỉ lệ thuận với V(mm3) lấy ra

.
Em phải kéo chuột trái thật thuần thục hoặc tính toán trên điện thoại di động hoặc máy tính bỏ túi thuần thục các phần trên đây rồi thì mới đọc phần dưới đây. Chưa hiểu phần trên đây đọc phần dưới đây là tẩu hoả nhập ma ngay, khó hiểu lắm.


Tóm lại phần này: Xác định biến thiên V(mm3) theo F(Hz) tại từng thời điểm.



Bước 3: Tính khoét lỗ: Hoàn toàn dựa vào V phải lấy ra tại thời điểm thứ i


Bạn nên có cái nhìn của thợ mộc, bạn nhìn theo cách nhìn của Nghệ sĩ chơi sáo là sẽ không bao giờ khoét được sáo cả.

Ví dụ với cây sáo Đô trên đây, định âm bằng 3 lỗ cho đẹp.

Dưới đây là 2 cách nhìn:
1. Cách nhìn của Nghệ sĩ: Bịt hết 6 ngón là Đồ. Có nghĩa là OFF hết. Chưa đúng

2. Cách nhìn của Thợ mộc: Bịt hết 6 ngón là Đồ. Thời điểm Nghệ sĩ thổi Đồ thì không khí đi qua lỗ cuối ống sáo, qua 3 lỗ định âm là constand (V vận tốc = constand) một lượng Vtồ (mm3) chui qua 4 lỗ sẽ kêu là Đồ.




1. Cách nhìn của Nghệ sĩ: Mở 1 ngón nhẫn kêu là Rê. Như vậy là ON 1 lỗ. Sai


2. Cách nhìn của Thợ mộc: Mở 1 ngón nhẫn kêu là Rê. Như vậy là bác Nghệ sĩ đang ON 5 lỗ bao gồm:
- 01 Lỗ cuối ống sáo
- 03 lỗ định âm Đô
- 01 lỗ số 1 (ngón nhẫn)
Như vậy tổng lỗ ON khi thổi Rê là 5 lỗ.
v..v..Mi Fa Son...v....v....



Tương tự như vậy, em rà soát xem tổng ON tại thời điểm thổi tần số thứ (i) là bao nhiêu lỗ. Đến cái FMAX nhất (Là làn hơn cao nhất, V lấy ra MAX nhất, Vcòn lại MIN nhất, F MAX nhất trên cây sáo Đô) thì em cũng quản lý được V lấy ra , V còn lại và tổng số lỗ ON lúc đó.



Tóm lại nguyên tắc làm việc của anh là :
1. Lấy tài sản của người chết chia cho những người sống theo đúng luật thừa kế (Quãng 1, Quãng 2, Quãng 3) bằng tỉ tần âm nhạc.

2. Kiểm soát được biến thiên tần số theo thể tích trước khi khoét ra các lỗ định âm và các lỗ bấm.

3. Tay của người Nghệ sĩ thổi sáo giống như công nhân ngành điện, trực ở trạm điện để ON/OFF các lỗ để cho ra và giữ lại lượng không khí cần thiết để tạo tần số từng thời điểm mà thôi. Tất cả các F(i) (người sống) đều được so với FTồ (người chết).


Ta chưa đục khoét gì cả nhé, đọc để thấu đạt biến thiên đã. Khi bạn tự tính được biến thiên rồi thì tôi chỉ bạn tiếp 1 gót chân Asin nữa là OK đấy.
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
#19
Công thức cũng chỉ là công thức, khoảng cách giữa lý thuyết và thực nghiệm là khá xa.
Nắm công thức để hiểu ta phải làm gì. Ai mún làm tiêu sáo thì cũng cần khoảng đầu tư ban đầu.
Cảm ơn bác lehuuhung đã chia sẻ cho anh em kinh nghiệm của bác. Có điều hình như bác hơi phức tạp hóa lên thì phải ^^


Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách