Tài làm đàn của ông chủ quán cháo lòng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Tài làm đàn của ông chủ quán cháo lòng
#1
Dear all,

Ai có nhu cầu sở hữu một nhạc cụ dân tộc thì tham khảo bài báo sau nhé:
Tài làm đàn của ông chủ quán cháo lòng
Chiều muộn ở ven chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội), một người đàn ông luống tuổi ngồi trên tấm phản chơi cả đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt. Xung quanh, vài cụ già ngả nghiêng theo tiếng nhạc trầm lắng, du dương.
Đó là một căn nhà cấp 4 lụp xụp, chất đầy gồng gánh tạp nham của mấy bà đi chợ để nhờ. Tương phản với nó là nhiều nhạc cụ tao nhã nước sơn nâu bóng, treo đầy trên 4 bức tường loang lổ.


Ngôi nhà cấp 4 lụp xụp luôn treo vài chục cây đàn, trong đó có một cây đàn nguyệt hơn 100 tuổi. Chủ nhà bảo đó là cây đàn ông được tặng nên không bao giờ bán. Ảnh: Phan Dương.

Chủ nhân của căn nhà là ông Cao Kỷ Kỉnh, tên thường gọi Cao Kỉnh, 55 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên. Ông Kỉnh có mái tóc thưa, lốm đốm bạc, chòm râu lún phún, lúc nào cũng nở một nụ cười hiền.

Ông ngồi đó, nhấp một ngụm chè xanh, say sưa trong khói thuốc lào rồi chìm đắm vào tiếng đàn bầu. Các cụ ê a hát theo. Âm thanh kết thúc, những mái đầu xanh, đầu bạc cùng cười phá lên, hả hê. Với ông, cuộc đời ý nghĩa nhất là lúc này.

Từ thuở nhỏ, Cao Kỉnh đã theo cha học nghề làm đàn. "Cha tôi thích ca hát, cũng biết làm các loại đàn. Ông cụ thường làm đàn tặng bạn bè, hàng xóm. Những lúc ông làm, tôi cứ nép bên quan sát. Đến năm tôi 12, 13 tuổi, cụ đã truyền nghề cho tôi. Ngày đó, tôi cứ vác đàn đi chơi khắp xóm, trông oai lắm", ông bảo.

Cũng như cha, Cao Kỉnh làm đàn chủ yếu để chơi và biếu mọi người. Trong ông chưa bao giờ có khái niệm kiếm tiền bằng nghề này, dù ông có thể làm giàu nhờ nó.


Chiều chiều khi công việc đã xong xuôi, Cao Kỉnh lại lôi đàn ra chơi. Nhiều cụ già trong xóm xem nhà ông như một câu lạc bộ, thường xuyên đến đàm đạo về âm nhạc. Ảnh: Phan Dương.

Năm 2004, vợ chồng Cao Kỉnh chuyển lên Hà Nội kiếm sống. Ông mở quán cháo lòng gần chợ Thành Công. Chẳng mấy chốc, quán được nhiều người biết đến, tài làm đàn của ông cũng lan truyền từ đó.

"Xa quê, tôi buồn nên thường xuyên mang gỗ ra đẽo, gọt làm đàn. Chiều, tối lại mang đàn ra chơi. Nhiều người thích thú hỏi mua, đặt hàng cả chục cái nên từ đó tôi làm đàn nhiều hơn. Nhờ mày mò, tôi làm được gần hết các loại đàn dân tộc", Cao Kỉnh cho biết.

Bốn bức tường treo vô số các loại đàn mà chỉ những người trong nghề mới biết hết được. Nào là đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tính, đàn gáo, đàn líu, nhị, sến, đáy... Các cây đàn đều không vẽ vời, khắc, chạm. Chúng chỉ là những chiếc đàn thô mộc, đơn giản, được phủ bên ngoài một lớp sơn. Nhưng chính điều đó làm cho đàn trở nên chân phương, có hồn hơn.

Để làm đàn, Cao Kỉnh phải lùng sục tìm mua những loại gỗ tốt nhất, như vông, gạo, lim, trắc, gỗ thông (loại không có dầu). Nghề làm đàn bây giờ cũng khác xưa rất nhiều mà theo ông: "Ngày xưa dây đàn làm bằng lụa tơ tằm nhưng giờ làm bằng sợi cước, sợi kim loại mảnh. Cần làm bằng tre già đặc chứ không bằng sừng như bây giờ".

Trong quá trình làm đàn, ông chủ quán cháo thường xuyên sáng tạo. "Người ta vẫn nói 'lắng tai nghe tiếng đàn bầu'. Trước đây mỗi lần biểu diễn hội làng, ông cụ nhà tôi thường phải cho đàn bầu vào chiếc thau để âm to hơn. Bây giờ tôi sáng tạo thêm một bầu vào ngay chiếc đàn mà khi chơi nó, người ta không cần dùng thêm thiết bị khuếch đại âm nào khác".

Ông Kỉnh còn dùng gáo dừa làm ra chiếc đàn gáo có âm thanh giống hệt đàn nhị. Ông tự hào bảo lúc nào thấy một đoàn biểu diễn hơn chục chiếc đàn gáo trên ti vi thì đích thị đó là đàn của ông.

Người đàn ông này cũng đang nuôi ý tưởng sáng tạo ra một loại nhạc cụ có khả năng tích hợp âm thanh của nhiều loại đàn khác nhau."Đợi khi nào làm xong tôi sẽ nói cụ thể hơn", ông bí mật.


Quán cháo lòng là cần câu cơm để ông nuôi dưỡng sở thích làm đàn của mình. Không qua một trường lớp nào nhưng ông làm được rất nhiều loại đàn. Tự ông cũng mày mò học cách sử dụng chúng. Ảnh: Phan Dương.

Làm đàn là một quá trình rất kỳ công. "Nếu cứ để thành hình chiếc đàn thì người thợ mộc cũng làm ra được. Trong nghề này, việc chọn gỗ, đẽo gọt các chi tiết, kích cỡ phải chuẩn xác nhưng khó nhất chính là khâu lên dây và lấy cung đàn", ông tâm sự.

Giữa chợ Thành Công xô bồ nên không phải lúc nào Cao Kỉnh cũng có tâm trạng để lên dây đàn. Có khi ban ngày đã tìm được tiếng đàn chuẩn rồi nhưng đêm nghe lại vẫn chưa chính xác, cho nên ông thường phải mất 2, 3 lần lên dây, lấy cung đàn. Ông thường lựa thời điểm ban đêm khi mọi người đã đi ngủ, tiếng xe máy không còn để tìm.

Kỳ công là vậy nhưng đàn bán rẻ như cho. Một chiếc đàn của ông Kỉnh chỉ dao động từ 100 đến 700 nghìn đồng tùy loại. Ông bảo có lần một đại gia đến mua 5 cây về treo trong phòng khách, ông chỉ lấy 2 triệu đồng. Cũng một lần khác ông bán 5 cây đàn cho một đoàn nhạc trong phường chỉ đổi lấy một chiếc loa cũ và 600 nghìn đồng.

"Tôi làm để thỏa lòng đam mê nên ai đến chỗ tôi, dù giàu, dù nghèo đều có thể sở hữu một cây đàn", ông chia sẻ.

Năm ngoái, năm kia có nhiều người đặt hàng đến nỗi ông cứ ngồi cả ngày mải miết làm đến nỗi bị gai đôi cột sống. Nhưng năm nay, kinh tế khó khăn, người đến ít hơn. Từ đầu năm tới giờ ông chỉ bán được 4 chiếc đàn nhị, mỗi chiếc hơn 100 nghìn.

Dù vậy, chiều nào ông cũng ngồi trước hiên nhà, lôi đồ ra đẽo gọt làm đàn. Giờ đây, đàn treo khắp trong nhà đến nỗi ông phải cho mượn bớt đi vài chiếc. Ông bảo không sợ không bán được đàn, chỉ sợ người chơi không đến nữa.

Nhận xét về ông, thầy Lê Huy Cần, cán bộ bảo tồn văn hóa quan họ, Cung Hữu nghị Việt Xô cho biết: "Ông ấy là người ngoại đạo, không biết nhiều về âm nhạc nhưng lại có niềm đam mê với các loại nhạc cụ dân tộc. Tất cả các loại mà ông ấy làm đều là tự mày mò, tự sáng tạo và làm theo ngẫu hứng tự nhiên".

Tuy nhiên, do ông Kỉnh là người làm nghề nghiệp dư, nên theo một chuyên gia khác, thì người học nhạc không dám chọn các nhạc cụ này vì sợ không chuẩn. Chúng thường chỉ phục vụ để biểu diễn không chuyên, hoặc mua để làm mô hình...

Phan Dương
(Nguồn: http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chu...chao-long/)
#2
Đây mới đúng là 1 nghệ sĩ chân chính. Ước mong cuộc đời này sẽ có thêm nhiều người như ông.
#3
cảm ơn bác saotre nhìu lắm, bác nào muốn coi hình ảnh thì vô đây nhe:
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chu...chao-long/


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Các bác thông nòng và làm sạch lòng trong kiểu gi??? persephone 26 58,402 02-03-2015, 02:09 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  ae giúp bảo quản sáo phucnb7 4 9,661 11-24-2012, 10:23 AM
Bài mới nhất: longphan
  Cho hỏi số liệu làm sáo đô lòng 14 hung65196 14 32,151 08-08-2012, 09:58 PM
Bài mới nhất: hongquy_pro

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách