Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng
#2
MẤY QUY LUẬT TỔNG QUÁT VỀ ĐỐI ÂM ĐƠN THUẦN

11/ Đối âm đơn thuần được xây dựng trên một nhạc đề duy nhất cho sẵn chúng ta tạo nên một hay nhiều bè đối âm bên trên hay bên dưới đề cho sẵn đó.

12/Đối âm là do lối soạn nhạc đặc biệt của thánh ca mà phát sinh ra nên các nhạc sĩ thường lấy những nhạc đề của thánh ca làm đề tài cho bài đối âm của mình. Và cũng vì thánh ca có rất nhiều nhạc đề hay, phong phú về ý nhạc nên cho tới ngày nay các nhạc viện vẫn còn lấy nhạc đề của thánh ca làm đề đối âm cho học viên thực tập. Điều này rất hợp thời và là lý do mạnh để khuyến khích chúng ta học đối âm. Tại sao vậy? Có người cho rằng kỹ thuật âm nhạc tân thời đang mở ra những chân trời mênh mông, nên cần chi mất giờ quay trở lại với những kĩ thuật đối âm, tẩu pháp cũ rích. Chúng tôi xin thưa: nhạc cổ điển đã khai thác triệt để hệ thống thang dấu trưởng, thứ, nay hết chất liệu; trở về khai thác các thang dấu phong phú của thánh ca, tới nay chưa được khai thác đúng mức. Đó là chiều hướng nhạc tân thời. Bởi vậy, học đối âm với thang dấu thánh ca... không phải là đi giật lùi, mà là tiến về tương lai.

13/Chung kết của bài đối âm. Theo nguyên tắc đối âm cổ điển là cần tuyệt đoạn với đối âm cổ truyền, nghĩa là từ bỏ lối đối âm dùng thang dấu thánh ca để đi tới lối đối âm dùng thang dấu trưởng, thứ có dấu chuyển âm đi lên dấu định âm. Nhưng trong thực tế, vì lý do vừa nêu lên trong số 12: giữa bài đối âm cổ điển, có lúc nhạc sĩ còn dính dấp với thang dấu thánh ca, thí dụ một bài đối âm có lúc dùng si giáng, có khi dùng si không giáng rồi kết bài ở dấu rê, hoặc dấu pha, hoặc dấu la. Hoặc một bài đối âm, lúc dùng thang dấu thứ tự nhiên, khi dùng thang dấu thứ nhân tạo. Tuy nhiên để phù hợp với nguyên tắc thang dấu trưởng thứ, thì bao giờ tới cuối bài đối âm gọi là chung kết, tác giả cũng cố gắng cho một bè nào đó của dối âm dùng dấu chuyển âm đi lên dấu định âm. Do đó, trong những bài tập đối âm chúng ta phải kết bài theo kiểu này:
(ví dụ bổ sung sau 1)

Tuy nhiên, nếu bài đối âm kết ở dấu mi, mà trong suốt bài đối âm không bao giờ có dấu pha thăng, điều này bảo cho chúng ta hay là bài đối âm phải viết hoàn toàn theo thang dấu thánh ca, do đó chung kết bài đối âm không cần, và không được dùng dấu chuyển âm đi lên dấu định âm. Như vậy khi viết bài đối âm theo thang dấu không có dấu chuyển âm đi lên dấu định âm, sẽ gợi lên cảm giác thoang thoảng của âm nhạc cổ truyền VIỆT NAM hoặc âm nhạc Á CHÂU.
(ví dụ bổ sung sau 2)

14. Các quy luật về quãng ca điệu và hòa điệu trong hòa âm, thì nay phải áp dụng một cách nghiêm khắc hơn trong đối âm, nghĩa là:
A. Về quãng ca điệu:
a/ Không được dùng những quãng 7,9,10 trở lên
b/ Không được dùng những quãng tăng, giảm. Trừ quãng 5 giảm đi xuống, miễn là sau quãng 5 giảm, dòng ca phải đi lên 1/2 cung.
c/ Không được dùng 1/2 cung nhân tạo, nhất là khi bước lẹ.
(ví dụ bổ sung sau 3)
d/ Khi dùng quãng 6, thì phải bước chậm, không được bước lẹ. Tuy nhiên chỉ được dùng quãng 6 trưởng đi xuống, còn quãng 6 thứ có thể đi lên hoặc đi xuống.
(ví dụ bổ sung sau 4)
e/Cũng như trong hòa âm, không được bước hai bước tới một quãng 7 như:
(ví dụ bổ sung sau 5)
Nên nhớ: nhạc cổ truyền Việt Nam ưa dùng quãng 7, bước một bước hoặc bước 2 bước. Chúng ta lưu ý điểm này để sau này đem áp dụng, để hy vọng đem lại bộ mặt Việt Nam và bộ mặt tân thời cho đối âm.
(ví dụ bổ sung sau 6)

B. Về quãng hòa điệu:
a/ Không được đi cùng chiều tới một quãng 5 mà cả hai bè cùng cách bậc. Tuy nhiên được đi cùng chiều tới một quãng 5 mà một bè, nhất là bè trên, đi liền bậc. Đi ngược chiều tới một quãng 5 là điều không bao giờ bị cấm.
b/ Không được đi cùng chiều tới một quãng 8 mà cả 2 bè cách bậc. Tuy nhiên được đi cùng chiều tới một quãng 8 mà bè trên đi liền bậc, nhất là liền bậc 1/2 cung.
c/ Không được dùng nhiều quãng 5 đi theo liền nhau, dù là một quãng đúng nối đến một quãng 5 giảm, hoặc là những quãng 5 theo nhau cùng chiều hoặc ngược chiều, liền bậc hay cách bậc. Cũng không được dùng nhiều quãng 8 đi theo liền nhau, dù là cùng chiều hay ngược chiều, liền bậc hay cách bậc.
d/ quãng 2, 4, 7, 9, 11...và những quãng tăng, quãng giảm, là những quãng nghịch, phải dùng với những điều kiện nói sau.

15. Vì cần phải tạo nên những dòng ca xuôi chảy, nên một đôi khi chúng ta được chéo bè. nghĩa là bè trên có thể lúc lượn xuống thấp hơn bè dưới, hoặc bè dưới có khi lượn lên cao hơn bè trên
(ví dụ bổ sung sau 7)

Các bè nên đi ngược chiều, hoặc đi xiên, để tạo nên sự tương phải và đỡ sai luật hòa âm và đối âm
(ví dụ bổ sung sau 8)

16. Không nên để các bè xa nhau quá hoặc lúc quá gần, lúc quá xa. Hai bè kế cận chỉ có thể cách nhau quá lắm là quãng 10.
(ví dụ bổ sung sau 9)

17. Đối âm đơn thầun viết cho ca đoàn thường là viết theo nhịp hai với đơn vị nhịp điệu là dấu phân nửa. Đối âm đảo lộn có thể dùng nhịp ba và nhịp bốn. Sau này khi sáng tác chúng ta có thể dùng cả nhịp năm, nhịp bảy với đơn vị là dấu phần tư, phần tám tùy ý.

18. Để giữ bộ mặt nghiêm chỉnh, đối âm thường không dùng 4 dấu nhạc phần tám đi theo liền nhau.

19.Về các hài thanh được dùng trong đối âm.
Trong đối âm hai bè, chúng ta chưa cần nghĩ tới các hài thanh, chỉ cần nghĩ tới các quãng hòa điệu là đủ. Khi bước sang thực hành đối âm ba bè lúc đó chúng ta phải nghĩ tới các hài thanh. Bây giờ chúng tôi xin nói tổng quát về các hài thanh dùng trong đối âm:

a/ Đối âm dùng tất cả các hài thanh hoàn bị trưởng và thứ, ở thể tự nhiên và thể đảo một. Trừ thể đảo hai, chỉ khi nào có lý do đặc biệt lắm mới được dùng. Lý do đặc biệt trong đối âm thường là muốn hy sinh một vài nguyên tắc, cốt ý để giúp các bè hát tạo được dòng ca hay. Khi có lý do đặc biệt để dùng thể đảo 2 thì dùng như HT 6/4 chuyển tiếp ở thì yếu và chuyển hành lẹ, hoặc dùng HT 6/4 trên bè trầm kéo dài như trong hòa âm, hoặc HT 6/4 trong giải kết.
(ví dụ bổ sung sau 10)
b/ Được dùng hài thanh 7 đủ loại, ở thể tự nhiên, thể đảo 1, và thể đảo 3. Trừ thể đảo 2 (6/4), với điều kiện phải đón trước rào sau kỹ lưỡng. Phải đón trước cả dấu 7 của hài thanh V7.
c/ Hài thanh 7 đủ loại vừa nói ở trên phải hiểu là những HT tự nhiên, trừ HT 7 trưởng, HT 7 thứ, HT V7, HT VII7 thứ, còn HT 7 giảm chỉ được chấp nhận trong các bài tẩu khúc chứ không được dùng trong đối âm. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó khăn, như trong đối âm 8 bè, đối âm cho 2 ca đoàn, đối âm đảo lộn 3 bè, chúng ta có thể dùng HT 7 giảm như trường hợp đặc biệt.
d/ Đối âm được dùng HT 5 giảm, như chỉ dùng ở thể đảo 1.
e/ Đối âm không được dùng HT 5 tăng ở bất cứ thể nào. Thiết nghĩ chúng ta có thể dùng HT III tăng của thang dấu thứ, ở thể đảo 1 và ở ngay trước HT VT như thí dụ bên đây:
(ví dụ bổ sung sau 11)

20. Bài đối âm thường viết các bè theo các chìa khóa khác nhau:
(ví dụ bổ sung sau 12)
Chúng tôi cũng đã làm các bài tập đối âm theo 4 chìa khóa đó. Chúng tôi nhận thấy chúng ta rất chóng quen với các chìa khóa khác nhau và có thể cùng một lúc đọc dễ dàng cả bốn bè viết theo 4 chìa khóa khác nhau. Viết theo các chìa khóa khác nhau có cái lợi là khi một bè nào ra ngoài tầm cững tiếng, chúng ta trông thấy ngay. Hoặc khi có những trường hợp chéo bè thì viết cũng dễ.
Nhưng viết theo 4 chìa khóa hơi tốn giấy, hơn nữa nếu chúng ta chóng quen với 4 chìa khóa, thì khi bỏ 4 chìa khóa ít bữa chúng ta lại quên ngay. Hiện nay chúng tôi thấy nhà xuất bản Psalteritim Ý-đại -lợi đã xuất bản các bài đối âm theo hai chìa khóa son và pha. Vậy trong những bài đối âm, nếu chúng ta muốn tiết kiệm giấy, chúng ta có thể chỉ viết theo hai chìa khóa sol và pha., với điều kiện phải đề rõ tên các bè ngay từ lúc đầu.

21/Có 5 kiểu đối âm đơn thuần:
a. Kiểu 1: một dấu nhạc bè này đối với một dấu nhạc bè kia
b. Kiểu 2: hai dấu nhạc bè này đối với một dấu nhạc bè kia
c. Kiểu 3: bốn dấu nhạc bè này đối với một dấu nhạc bè kia
d. Kiểu 4: kiểu ngoại nhịp
e. Kiểu 5: kiểu hoa mỹ








Các bài viết trong chủ đề này
Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng - bởi saomuc - 03-09-2013, 12:17 PM
RE: Tổng hợp về ĐỐI ÂM- Tiến Dũng - bởi saomuc - 03-10-2013, 10:20 AM

Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
Music Tổng Hợp Ebook Tự Học Guitar Cơ Bản, Nâng Cao, Nhạc Lý, Hòa Âm Hay Nhất kimdinhbom 0 5,292 09-08-2016, 11:22 AM
Bài mới nhất: kimdinhbom
  trường độ và các ký hiệu thường dùng shimofour 1 7,241 03-25-2013, 01:01 PM
Bài mới nhất: kevin

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách