Phương pháp tính toán làm sáo . - Bản rút gọn
Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Phương pháp tính toán làm sáo . - Bản rút gọn

+- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net)
+-- Diễn đàn: Mua Bán & Sửa Chữa Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=23)
+--- Diễn đàn: Chế tạo - Sửa chữa (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=25)
+--- Chủ đề: Phương pháp tính toán làm sáo . (/showthread.php?tid=846)

Số trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 06-14-2013

Tính toán làm sáo theo phương pháp Chó - Gà - Voi (14/6/2013)

Bước 2: Tính thể tích Vs(mm3). Gồm 2 phép tính: Phép Nhân và Phép Trừ.

1. Các bạn lấy Thể tích ống sáo (Vs) nhân với 19 hệ số n đã tính ở Bước 1 (11/4/2013) ra thể tích còn lại Vcl (màu Vàng).
2. Các bạn lấy thể tích ống sáo (Vs) trừ đi thể tích còn lại được thể tích lấy ra Vlr (màu Trắng).

Vcl(i) = Vs x n(i) (mm3)

Vlr(i) = Vs - Vcl(i) (mm3)


[Hình: Vs-VclVlr_zpsdd0451b1.jpg]

Kết quả chúng ta thu được như sau:

[Hình: BienthienVtheoF_zpsb3e75310.jpg]

Tổng số là 3 phép tính:
- Phép Chia F (11/4/2013)
- Phép Nhân V, phép Trừ V (14/6/2013).
Mục đích: Xác định được thể tích 19 ống sáo (Vcl) đang cầm trên tay và chênh lệch thể tích so với ống sáo ban đầu (Vlr). mm3
Các bạn tính xong thì chúng ta đi tiếp.



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 06-14-2013

(06-10-2013, 11:15 AM)lehuuhung Đã viết: @Lê Hồng Sơn:
Sơn thân mến !
Anh có vụ này rất cần em tư vấn giúp đỡ.
Em tham khảo qua thế bấm ON/OFF sáo ngang 6 lỗ của một số nghệ nhân dưới đây rồi cho anh lời tư vấn:
Nên ON/OFF theo thế bấm của nghệ nhân nào? (Hoặc thế bấm của các Nghệ nhân khác ở link khác trên NET cũng được nhé).
Anh xây dựng trường hợp ON/OFF tổng quát theo thế bấm đó cho đỡ mất công. Có thể không quan trọng với em nhưng ý kiến tư vấn của em rất quan trọng với anh.

Nghệ nhân Hùng Cường
http://tieusao.com/topic/8288778/1/

Nghệ nhân Hà Văn Luyện
http://tieusao.com/topic/8293250/1/

Nghệ nhân Cao Trí Minh
http://saotrucvn.weebly.com/di7877n-dagraven.html

Nghệ nhân Lê Thái Sơn
http://www.mediafire.com/?ow8f433ih9i436d

v.v..
Cám ơn Sơn nhiều.


Gửi anh Hùng, em nghĩ anh nên dùng theo bản thế bấm của Hùng Cường là ổn đấy anh .


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 06-17-2013

Tính toán làm sáo theo phương pháp Chó - Gà - Voi (17/6/2013)

Bước 3: Tính tổng tiết diện ON (mm2). Gồm 1 phép tính: Phép Cộng

Các bạn quan sát thế bấm của Nghệ nhân Hùng Cường dưới đây.


[Hình: cac_the_bam_sao_6_lo_HungCuong_zps8889d4e1.jpg]

Các bạn cộng tổng tiết diện ON tại mỗi thời điểm thành 7 chiếc ly uống rượu.
Bao gồm :
- Tiết diện ống sáo + S các lỗ định âm + S các l ỗ ON t ại th ời điểm thứ i
(Có nghĩa là tại thời điểm thứ i thì tổng thể cái ống sáo bị đục thủng bao nhiêu lỗ với tiết diện là ....... mm2).
- Các thời điểm có chung S ON được nhóm chung vào một chiếc ly có tiết diện không đổi ( loại hay để uống rượu). Có 7 chiếc ly tất cả.
Ví dụ ngẫu nhiên:
ds=14mm; dl = 8x7mm, sáo ngang 6 lỗ bấm, 3 lỗ định âm tròn dl = 8mm

Ss = 153,938mm2
Sl bấm = 43,98229715mm2 x 3lỗ = 131,9468915mm2

3 lỗ định âm tròn = 50,26548mm2 x 3 lỗ = 150,7964mm2
Chiếc ly số 4 (F5, F6, D7, F7) có tiết diện là:
153,938mm2 + 131,9468915mm2 + 150,7964mm2 = 436,6813788mm2

[Hình: BabgtinhSON_zpsbac3aca7.jpg]

Tổng kết lại phương pháp: đến giờ là 4 phép tính rồi.
Phép chia F (Hz)
Phép nhân V(mm3), Phép trừ V(mm3)
Phép cộng S (mm2)

Còn Bước 4 tính L (mm) là hết.



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 06-17-2013

Để chuẩn bị cho bước tính L (mm), anh em chuẩn bị cho mình 1 chai rượu, một ít đồ nhắm ngon ngon 1 chút. Mà mọi người phải cười chút đi, tôi thấy mọi người căng thẳng quá. Bây giờ chúng ta làm quen với việc thu phóng tỉ lệ trước. Các bạn mà kiếm được chai Gò Đen nào ngon ngon mà gửi qua cho Hùng thì tốt quá. Hơn 20 trang thảo luận đổi mà chẳng có cà phê rượu chè đồ nhậu gì hic....

Có 1 chai rượu chứa 1 lượng rượu nhất định, chai rượu cất trong tủ. Trên bàn để sẵn một số chiếc ly có L không xác định, có S xác định. Mỗi chiếc ly chứa thể tích rượu = thể tích chai rượu trong tủ. Chúng ta uống hết thể tích rượu màu Trắng trong ly sao cho lượng rượu trong ly còn lại bằng khối thể tích màu Vàng đã tính ở Bước 2 bằng phép tính tỉ lệ.

[Hình: LmmvaSmm2_zpseb8aca8f.jpg]



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - dizi phươngnam - 06-21-2013

thánh bác chuyên hình như bác là sư phụ của bác an à


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 07-18-2013

Bảng tính toán L (mm)

1. Vất bỏ đi 7 thời điểm thổi ra tần số của âm vực 2 ( từ C6 đến B6)

19 thời điểm - 7 thời điểm = 12 thời điểm, như sau:

L6 = 3 thời điểm
L5 = 3 thời điểm
L4 = 2 thời điểm
L3 = 1 thời điểm
L2 = 1 thời điểm
L1 = 1 thời điểm
Lđâ = 1 thời điểm

2. Thứ tự tính L(mm):

Tính từ lỗ số 6 (gần lỗ thổi nhất) = 3 thời điểm, xong rồi bỏ qua chính nó là lỗ số 6.
-/O----------O---O----O----O---O------O-----------O--O-----

Lỗ số 5 = 3 thời điểm, xong rồi bỏ qua các lỗ số 6, lỗ số 5.
-/O--------------O----O----O---O------O-----------O--O-----

Lỗ số 4 = 2 thời điểm, xong rồi bỏ qua các lỗ số 6, lỗ số 5, lỗ số 4.
-/O--------------------O----O---O------O-----------O--O-----

Lỗ số 3 = 1 thời điểm, xong rồi bỏ qua các lỗ số 6, lỗ số 5, lỗ số 4, lỗ số 3.
-/O--------------------------O---O------O-----------O--O-----

Lỗ số 2 = 1 thời điểm, xong rồi bỏ qua các lỗ số 6, lỗ số 5, lỗ số 4, lỗ số 3, lỗ số 2.
-/O-------------------------------O------O-----------O--O-----

Lỗ số 1 = 1 thời điểm, xong rồi bỏ qua các lỗ số 6, lỗ số 5, lỗ số 4, lỗ số 3, lỗ số 2, lỗ số 1.
-/O---------------------------------------O-----------O--O-----

Lđâ: 1 thời điểm, xong rồi bỏ qua 6 lỗ bấm và hàng lỗ định âm
-/O---------------------------------------------------O--O-----

thì cây trúc lại trở về hiện trạng ban đầu trong tủ.
Ls = F Tồ: Thời điểm ban đầu.
-/O-------------------------------------------------------------

(Tức là tính xong lỗ nào thì chúng ta vất bỏ nó đi luôn coi như chỗ đó không có lỗ).

Thứ tự tính xuôi theo 1 chiều như thế này chúng ta không phải tính áp suất hay bước sóng hay bấc khí hay là bù trừ, trừ hao v..v...v....cho mắc tiền mua thiết bị đo lường.

Hình vẽ thứ tự tính L theo từng thời điểm thổi ra F
[Hình: LandF_zps38bd92b0.jpg]



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - masterkon - 07-20-2013

phải nói thật là em phục anh về nghiên cứu của anh.nhưng anh giải lản tản bài viết và quá nhiều kiến thức. điều cần của tất cả mọi người là mong chờ anh đưa ra 1 bản Phương pháp tính toán làm sáo cụ thể và rút gọn.mong anh sớm hoàn thành.


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - Lão tè - 07-22-2013

(06-19-2012, 07:10 AM)lehuuhung Đã viết: Em dhnguyen89 thân mến ! Rất đáng khen ngợi phong cách làm việc nghiên cứu của em. Tuy kết quả chưa đúng nhưng em làm việc rất có tinh thần trách nhiệm và say mê. Anh gửi tặng em thông số cây sáo la trầm
Ls = 377mm (Từ mép nút chặn đến cuối ống sáo nhé)
ds = 15mm, FTồ = 220Hz.
Các số liệu anh tính trong hình, em nhìn cái nào không rõ số hỏi lại ngay rồi hãy làm. Có lỗ hình tròn, có lỗ hình elip đấy . Em nhìn cẩn thận. Để dễ quy ước ta gọi lỗ bấm đầu tiên ở phía cuối ống sáo lại là lỗ số 1, lỗ cuối cùng gần lỗ thổi là lỗ số 6.
3 cái lỗ chỉnh tông ở cuối ống thì anh làm cái lỗ ở giữa là dl = 5mm để đề phòng khi em khoét bọn kia có gì sai lệch thì ta khoét cái lỗ ở giữa này để điều chỉnh. (Cái lỗ mà L = 86.271mm đấy).
Còn cái L = 146.5955mm là đo từ tâm lỗ bấm số 1 đến cuối ống sáo để em đo từ lỗ thổi đến cuối ống bên kia nút chặn để cắt cho cân đối đầu đuôi cây sáo cho đẹp.
Gửi tặng em dhnguyen89.

[Hình: L377d15FA.jpg]

Bác xem lại chứ công thức như bác làm sao ra sáo La trầm (A4) được, các lỗ gần với nhau còn hơn sáo Đô (C5) thông thường...


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - Asturias - 10-01-2013

Gửi anh Hùng!
Tôi là thành viên mới!
Hôm nay đọc topic này suốt 25 trang, tôi thấy cảm phục sự kiên trì, kiên định theo đuổi ý tưởng của anh. Tôi có một thắc mắc nho nhỏ?
1. Tôi không thể khoan lỗ với vị trí, kích thước lỗ chính xác đến sau dấu phẩy 1 đơn vị được -> như vậy đối với công việc chế tác thủ công sáo làm chơi như tôi mức chênh lệch độ dài 0.1 là không có ý nghĩa.
2. Việc sáo phát ra tiếng kêu là do có sóng dừng trong lòng ống sáo, từng bó sóng dừng, với các bước sóng cụ thể (tương đương với tần số). Theo quan điểm của tôi, lỗ bấm tạo ra thay đổi áp suất, thay đổi tần số sóng âm, đồng thời vị trí lỗ bấm tại vị trí nào trong bó sóng dừng, mặt cắt, tiết diện, cắt bó sóng dừng đó tại đâu, ra sao -> tạo ra sắc thái, cao độ âm thanh khác nhau.
2. Việc tính toán của anh để xác định vị trí (chiều dài từ nút ngăn đến lỗ bấm) dựa trên tỷ lệ về tần số âm thanh (có thể là một quá trình tính toán thông qua thể tích để quy đổi). Ngẫm lại theo định luật Becnuli thì L1/L2 = n2/n1 = tỷ lệ tần số âm thanh = một số a nào đó. Với anh thì a là căn bậc 12 của 1/2 (hoặc 2 cũng được) để xác định 1/2 cung, còn theo truyền miệng thì nôm na là 15/16 hoặc 159/185 áp dụng cho nửa cung -> với người mức ý nghĩa như tôi thì có thể coi các tỷ số này tương đương.
3. Điều tôi quan tâm và cảm thấy có giá trị đó là việc điều chỉnh vị trí của anh có liên quan đến tiết diện lỗ bấm và tiết điện sáo. Mà điều này tôi cũng đang tìm hiểu -> Anh có thể giải thích giúp tôi phần hệ số tiết diện của anh sử dụng không, tại sao lại là tỷ lệ này, nguồn gốc của tỷ lệ này từ đâu (Ss/ds; Sl/ds)
4.Ngày xưa Tổ Xung Chi đã rất thần kỳ tìm ra và để xuất số Pi xấp xỉ phân số 355/113 là số chính xác đến 6 chữ số sau dấu phẩy, vậy mà chúng ta vẫn quen dùng trong 1 số bài toán đơn giản là 3,14 -> Việc đơn giản hóa vấn đề cũng là đáng suy nghĩ nếu nó phù hợp với tình hình thực tế. Việc chúng ta chỉ dùng khoan tay, dao mổ để cắt gọt thì có thể đạt được chính xác không. Với khoa học chúng ta đang chơi với tần số và bước sóng với độ chính xác có thể là nm, nhưng với thực tế âm thanh là cảm hứng và nghệ thuật.
Kết luận: Tôi đọc 25 trang topic này chỉ để hy vọng xác định cho mình đường hướng, suy nghĩ logic về Gia Giảm kích thước lỗ, vị trí, hình dạng lỗ bấm, đường kính chọn ống sáo mà không chỉ đơn thuần dựa vào cái tai của chính mình. Vậy rất mong anh có thể giúp tôi hiểu sâu về vấn đề này.
Cám ơn Anh


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 10-02-2013

@ Bạn Asturias thân mến !
Trước khi tớ trả lời 4 câu hỏi thảo luận của bạn, bạn dành cho tớ 1/2 buổi chiều bạn xem 5 clip về Lý thuyết sóng, 5 thí nghiệm về khảo sát sóng dừng.
Bạn chỉ cần xem và ghi chép thôi.
Bạn ghi ra giấy các giá trị:
- Chu kỳ
- Tần số
- Biên độ
- Bước sóng
- Nút sóng
- Bụng sóng
- Điều kiện có sóng dừng
Bạn ghi chép ngắn gọn thôi: 2 điều
1. Định nghĩa
2. Công thức tính của chúng. Chúng ta không phải học sinh ôn thi Đại học nên không quan tâm đến điều khác.

Chúng ta sẽ thấy sự sai lầm ngớ ngẩn của các Nghệ nhân Damsan khi cho rằng niệm cây sáo cây tiêu là môi trường truyền âm chất khí.
Thực chất nhạc cụ nói chung và nhạc cụ bộ khí nói riêng là nguồn âm (Cái mà tạo ra tần số âm thanh) chứ không phải môi trường truyền âm (cái môi trường truyền sóng âm từ điểm A đến điểm B là trong chất rắn, chất lỏng hay chất khí).
Cái không khí trong cây sáo cây tiêu nó khác cái không khí từ cái loa vi tính đến tai chúng ta. Mà đã là Nguồn âm thì phải tính toán Sóng âm khác với Sóng âm trong Môi trường truyền âm.
Tất cả là tớ ráp vào Excel tính cho nó nhàn. Đêm nào cũng hì hục tính toán và đục khoét test thử. trật lên trật xuống.


Sóng cơ và phương trình sóng:
http://www.youtube.com/watch?v=c7EqdbVWZts

Sóng âm:
http://www.youtube.com/watch?v=V2M__RFhHzc

Giao thoa sóng:
http://www.youtube.com/watch?v=Ki6Ea3A6OB8

Sóng dừng:
http://www.youtube.com/watch?v=OHX7KILRrJg

Khảo sát sóng dừng:
http://www.youtube.com/watch?v=4CpsygqqS8U

Một số thí nghiệm về sóng dừng:

Thí nghiệm 1:
http://www.youtube.com/watch?v=hAIYYwfvMDI

Thí nghiệm 2:
http://www.youtube.com/watch?v=LjYp2hgAmzs

Thí nghiệm 3:
http://www.youtube.com/watch?v=k9WiYRWkBck

Thí nghiệm 4:
http://www.youtube.com/watch?v=k9zes6QkdJ0

Thí nghiệm 5:
http://www.youtube.com/watch?v=_S7-PDF6Vzc

Tớ có khoét cái Tiêu Hò Tư này (Db4) gửi tặng thầy Sáu Long ở Tây Ninh, anh chị em cùng nghe cho vui. Hoàn toàn không Khoét Nhép. Tớ mà Khoét Nhép thì ngày mai đi làm đến Công ty vừa bước xuống xe buýt thì xe tải phía sau trờ tới cán tớ chết lăn quay ra đường.

Part 1: http://www.youtube.com/watch?v=Na_jgn1e3dk

Part 2: http://www.youtube.com/watch?v=wQQh9aKEujk

Tớ cần 1 khoảng thời gian để lắp ráp thông số Excel cho cẩn thận, tỉ mỉ thận trọng. Cái tích phân đường còn dễ tính, cái tích phân mặt thì quá khó với tớ.
Con đường tớ đi là : F(Hz)--->n----->V(mm3)----->S(mm2)----->L(mm)
Cám ơn mọi người.