Tiêu hệ 10 lỗ Việt Nam - đôi nét sơ lược - Bản rút gọn
Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Tiêu hệ 10 lỗ Việt Nam - đôi nét sơ lược - Bản rút gọn

+- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net)
+-- Diễn đàn: Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=14)
+--- Diễn đàn: Tiêu (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=16)
+--- Chủ đề: Tiêu hệ 10 lỗ Việt Nam - đôi nét sơ lược (/showthread.php?tid=5256)



Tiêu hệ 10 lỗ Việt Nam - đôi nét sơ lược - Luckystar - 02-04-2022

Tiêu hệ 10 lỗ Việt Nam là loại tiêu cải tiến từ hệ tiêu 4-2 Việt Nam, có cách bố trí các lỗ khác biệt với tiêu bát khổng của Trung Quốc.
Do các thông tin về tiêu hệ Việt Nam vẫn còn khá ít, khi tra cứu trên mạng chỉ được vài thông tin, lại còn trùng lặp ở nhiều trang web, không thỏa mãn trí tò mò của mình nên mình quyết gặp và "phỏng vấn" trực tiếp anh LeeHonSo BaGaiLeeLỳ, người đã dành nhiều công sức và tâm huyết phổ biến tiêu 10 lỗ, để hỏi tất tần tật những gì mà một đứa gà mờ chập chững đến với tiêu như mình muốn biết.
Để thuận tiện cho các bạn cũng mới đến với tiêu hệ VN như mình có thêm thông tin, mình xin ghi lại tóm tắt các nội dung trong buổi trò chuyện dưới dạng hỏi đáp ngắn gọn. Những chia sẻ dưới đây là từ hiểu biết tổng hợp và kinh nghiệm của anh LeeHonSo, nếu bạn nào có tài liệu chính quy hệ thống hơn, hoặc một ý kiến khác thì cứ phản hồi để mình cùng nhau bàn luận nha  Smile

*** NGUỒN GỐC:
Thời gian ra đời?
- Có khả năng là hệ tiêu 10 lỗ xuất hiện sau năm 1975.
Xuất hiện ở vùng miền nào trước?
- Miền Bắc trước, khả năng cao là do một trong hai nghệ sỹ là Triệu Tiến Vượng hoặc Trần Thanh Trung sáng tạo ra. Thầy Trần Thanh Trung sau này chuyển vào TP.HCM sinh sống và công tác, nguyên là Trưởng bộ môn Sáo trúc khoa ANDT nhạc viện TP.HCM (thầy có shop Trần Trung ở dưới chân cầu Thị Nghè, Q.Bình Thạnh). Tuy vậy tiêu 10 lỗ hiện nay phổ biến ở các địa phương phía Nam hơn phía Bắc.
Từ đâu mà ý tưởng làm tiêu 10 lỗ ra đời?
- Từ tư duy sáo 10 lỗ đã ra đời trước đó (những năm 1950-1960, do anh em nghệ sỹ Xuân Lôi - Xuân Tiên cải tiến từ sáo 6 lỗ truyền thống), để có thể chạy được các bài nhạc phương Tây, chạy gam Cromatic các thứ thăng giáng nhiều mà việc bấm ngón bỏ nửa lỗ trên sáo 6 lỗ sẽ gặp nhiều bất tiện, kém chính xác.

*** NGUYÊN LIỆU:
Chất liệu?
- Thường bằng trúc, hoặc tre, nứa, cũng có thể bằng gỗ, thủy tinh, ống nhựa,... miễn có hình dạng ống là làm được. Mỗi chất liệu sẽ cho ra màu âm khác.
Độ tuổi của trúc để làm tiêu?
- Chọn cây già, tầm 3-5 năm
- Nếu mà phơi kỹ, xét theo hệ Saku thì có thể để khô một cách tự nhiên (phơi mát trong nhà, không phơi nắng) trong 3 năm hay 5-7 năm,... (càng để lâu tiếng càng hay) rồi mới làm.
Lấy đoạn nào trên thân cây? Ảnh hưởng thế nào?
- Thường lấy đoạn gốc, do mật độ kết cấu thớ trúc dày nên tiếng sẽ chắc hơn, không bị bọng tiếng

*** CẤU TẠO:
Độ dài?
- Tùy thuộc vào tông, đường kính cây trúc (có thể làm cây tiêu ngắn tầm gang tay cũng được)
Tiêu thường có khớp nối, vậy khớp nối có lợi ích gì?
- Thứ nhất: dễ tháo ra từng đoạn ngắn để mang vác cho gọn
- Thứ hai: điều chỉnh lại cao độ nếu nhiệt độ môi trường thay đổi có làm tiêu lệch tiếng
- Thứ ba: tiện điều chỉnh góc miệng bắt hơi để cho ra làn hơi khác nhau (kiểu Tây, kiểu Tàu,...)
Tiêu 10 lỗ gồm những nốt nào?
- Đô
- Đô thăng
- Rê
- Rê thăng
- Mi
- Fa
- Fa thăng
- Sol
- Sol thăng
- La
- Si
(thiếu La thăng, Si giáng)
Đây là cách khoét ngón thông dụng nhất hiện nay cho tiêu 10 lỗ, ngoài ra vẫn có cách khoét ngón khác, phục vụ nhu cầu riêng của người làm.

*** ƯU, KHUYẾT ĐIỂM:
- Ưu điểm: khắc phục được nhược điểm của tiêu hệ 4-2 Việt Nam hoặc tiêu bát khổng Trung Quốc khi chơi các bài nhạc nhiều nốt thăng giáng với tiết tấu nhanh.
- Khuyết điểm: khó tập.

*** MUA BÁN:
Tầm giá một cây tiêu chất lượng tốt cho người mới tập?
- Thường là 500.000đ đến 800.000đ
Một số shop tiêu biểu ở các vùng miền?
- Phía Nam: shop KTS Chuyên, shop Đoàn Phương Trình
- Khu vực miền Trung: shop Ngũ Âm ở Huế của Thắng Lão Tà
- Phía Bắc: shop Công Phạm

*** BẢO QUẢN:
- Sau khi thổi xong nên có 1 cây dài quấn giẻ để lau khô lòng ống.
- Để tiêu nơi thoáng khí để tránh mốc.
- Vùng có không khí lạnh, khô (ví dụ ở nước ngoài) có thể thoa thêm dầu ô liu, dầu macca để chống nứt.
Nếu lỡ mốc rồi thì xử lý thế nào?
- Tráng nước, chùi rửa, tránh dùng hóa chất

Dạ, cảm ơn anh Lee đã dành thời gian giải đáp những thắc mắc của em! Mong có dịp tiếp theo để làm phiền anh nữa  Big Grin

-------------------------------------------
*** BỐ TRÍ CÁC LỖ BẤM, CÁCH CHƠI
Vì cuộc trò chuyện với anh LeeHonSo mình không quay clip, cũng không có hình vẽ sơ đồ nên để dễ hình dung, các bạn xem tạm clip so sánh tiêu bát khổng và tiêu 10 lỗ này mình tìm được trên youtube nhé
https://youtu.be/bSuzJ_QeGXU


RE: Tiêu hệ 10 lỗ Việt Nam - đôi nét sơ lược - lehuuhung - 03-10-2024

Thanks những chia sẻ hữu ích của các bạn.