Đàn tranh và những điều bạn chưa biết - Bản rút gọn
Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Đàn tranh và những điều bạn chưa biết - Bản rút gọn

+- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net)
+-- Diễn đàn: Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=14)
+--- Diễn đàn: Đàn Tranh (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=18)
+--- Chủ đề: Đàn tranh và những điều bạn chưa biết (/showthread.php?tid=3803)



Đàn tranh và những điều bạn chưa biết - roseblue - 08-01-2014

Đàn Tranh được hình thành trong ban nhạc từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Thời Lý - Trần, Đàn Tranh chỉ có độ 15 dây nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ huyền cầm”, qua thời gian, đàn tranh được phát triển thành 16, 17 hay 19 dây.


Đàn Tranh tạo giai điệu trong trẻo, sáng sủa và ngân vang. Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc Tài Tử, phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Ngày nay, rất nhiều bạn muốn học loại đàn dân tộc này. Với bài viết này, TẠ THÂM giới thiệu với các bạn cấu tạo và chức năng của các bộ phận đàn tranh nhé!


[center][Hình: dan-tranh-150714.jpg][/center]


Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm.

Mặt đàn: Mặt đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ xốp, nhẹ . Loại gỗ TẠ THÂM thường làm mặt Đàn Tranh là gỗ Ngô Đồng.

Thành đàn: Làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoạc gỗ gụ

Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.

Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.

Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây. Để có độ bền và âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai. Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương hoặc đồng.

Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ Trắc, gôc Cẩm Lai hoặc gỗ gụ.

Dây đàn: Dây đàn bằng thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau để phù hợp với tầm âm của cây đàn.

Móng gảy: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox.

Chúc các bạn học đàn Tranh thành công và luôn yêu quý gìn giữ cây đàn truyền thống quý giá này nhé!

Theo Tatham.vn: cấu tạo của đàn tranh