Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - Bản rút gọn
Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - Bản rút gọn

+- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net)
+-- Diễn đàn: Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=14)
+--- Diễn đàn: Tiêu (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=16)
+--- Chủ đề: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải (/showthread.php?tid=2723)

Số trang: 1 2


Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - BaGaiLeeLỳ - 05-07-2013

Trước tiên mời các bác xem video thư giản (nhớ lưu ý thế bấm của bàn tay phải trong những phút đầu nhé)

Video 1





Video 2




Vào vấn đề chính, ở Việt Nam em thấy mọi người truyền bá rằng hệ bát khổng của Tàu là phải bấm bằng lóng (đốt) giữa ngón tay tuy nhiên cũng có luồng ý kiến trái chiều là ở Tàu nó có trường phái bấm bằng đầu ngón tay (kiểu như 4-2).

Tuy nhiên đến giờ em mới có video để ngâm cứu cả 2 kiểu bấm này (hiển nhiên là 2 kiểu bấm sẽ dẫn đến thiết kế lỗ Rê của ngón út khác nhau ) và em cũng thử qua 2 kiểu thì thấy kiểu đầu ngón cho tiếng tiêu ra sắc sảo rõ ràng hơn kiểu bấm bằng lóng, trước mắt là thấy vậy (nhưng cũng rất có thể là do em bấm bằng lóng ngón tay không quen nên tiếng bị lép). Không biết có bác nào đã thử qua cả 2 kiểu bấm chưa, xin cho em biết nhận định của mấy bác về 2 kiểu này và cho hỏi cuối cùng là các bác chọn kiểu nào ???


RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - KTS_CHUYEN - 05-07-2013

Thực tế cho thấy bấm bằng giữa đốt ngón tay làm cho các khớp ngón tay , cổ tay dũi thẳng ra 1 cách tự nhiên nên rất thoải mái lâu mỏi . Đối với những cây tiêu trầm như tone la những người có kích thước chiều cao hạn hẹp thì buộc phải bấm giữa đốt mới với tới . Trong sách dạy thổi tiêu của tàu cũng có nói rõ điều này . Đối với tone rê thì bấm kiểu nào cũng được , đối với tone đô thì người ta đã khuyến cáo bấm bằng giữa đốt , còn trầm hơn nữa thì chỉ nên chơi giữa đốt . Còn chuyện bấm giữa ngón mà bị lép chắc có leehonso mới bị .


RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - Tây Cuồng - 05-07-2013

(05-07-2013, 06:28 PM)KTS_CHUYEN Đã viết: Thực tế cho thấy bấm bằng giữa đốt ngón tay làm cho các khớp ngón tay , cổ tay dũi thẳng ra 1 cách tự nhiên nên rất thoải mái lâu mỏi . Đối với những cây tiêu trầm như tone la những người có kích thước chiều cao hạn hẹp thì buộc phải bấm giữa đốt mới với tới . Trong sách dạy thổi tiêu của tàu cũng có nói rõ điều này . Đối với tone rê thì bấm kiểu nào cũng được , đối với tone đô thì người ta đã khuyến cáo bấm bằng giữa đốt , còn trầm hơn nữa thì chỉ nên chơi giữa đốt . Còn chuyện bấm giữa ngón mà bị lép chắc có leehonso mới bị .

Thầy ợ . Cha Lý Văn Vệ chơi tiêu La mà bấm bằng đầu ngón tay . Em hãi quá Tongue






RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - kanpilion - 05-07-2013

Tuy là trình e thực sự là còn gà lắm nhưng e cũng gặp tình trạng như bác Lee ạ... Vì lý do này mà e phải thiết kế cây tiêu bát khổng mà có hệ lỗ uốn cong bắt chước theo hệ 10 lỗ để bấm bằng đầu ngón tay...
Đó là còn chưa kể đến việc bấm bằng đốt giữa e láy ngón hay bị dính lại nửa lỗ hoặc láy cái nó lép luôn, cái này chắc láy sai hay sao ấy nhỉ?...
E đang cố sửa lại bấm bằng đốt giữa nhưng khó sửa quá nên e chọn bấm bằng đầu ngón tay... hì hì


RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - nlphucson - 05-07-2013

Theo như em tìm hiểu về shakuhachi, ngoài những gì Mr. Chuyên nói thì nó còn ảnh hưởng đến kĩ thuật chơi nữa. Để biết khi nào nên bấm đầu ngón và khi nào bấm bằng lóng thì nên tìm hiểu về shakuhachi vì kĩ thuật ngón của nó rất phức tạp và phong phú. Nhiều nghệ sĩ chơi bấm bằng lóng nhưng vẫn điều khiển shakuhachi một cách dễ dàng và linh hoạt, đóng mở 1/2, 1/3, 3/4 lỗ và âm thanh cũng rất sắc sảo không bị phô...Theo như em quan sát nhiều video clip tư thế cầm shakuhachi rất đa dạng, nó có ảnh hưởng nhất định đến một số kĩ thuật chơi phức tạp, đó là sự kết hợp giữa bấm đầu ngón và cả bằng lóng tay. Em có đọc đâu đó không nhớ, ở shakuhachi có một kĩ thuật là cho khớp ngón vào ngay vành lỗ bấm nhầm thay đổi âm sắc khi diễn tấu hoặc chơi các thế bấm một phần lỗ...


RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - saotruc - 05-08-2013

lại quay về vụ thế tay và cách cầm nắm rồi.
Có thể nói một tí về cách cầm sáo trước.
Ngày trước VN và TQ cũng cầm sáo tay trái chìa ngón cái ra ngoài. Cho tới khi VN có loại 10 lỗ thì ngón cái phải kẹp vào trong.
Nếu là người mới chuyển từ ngón cái chìa ra ngón cái kẹp thì nói rằng, thế mới không linh hoạt bằng thế cũ. Ví dụ như kỹ thuật trill không nhanh bằng.
Nhưng nếu mình cầm ngón kẹp mà luyện tập trong thời gian dài thì cũng trill nhanh và ngón linh hoạt như ai thôi. Ví dụ cụ thể là nghệ sĩ Hoàng Anh và bạn Quyết nhà ta. Nhưng đối với Quyết thì kêu chìa ngón cái ra khi sáo 6 lỗ thì thổi cũng được, nhưng Quyết sẽ cảm thấy không quen lắm và thích cách cầm quen thuộc của mình hơn. Đối với tui thì cầm cách nào cũng được, nhưng kêu tui cầm 10 lỗ mà thổi nhanh và linh hoạt như 6 lỗ thì tui không làm được. Muốn được, tui phải nổ lục luyện tập thêm 1 thời gian nữa.
Như vậy, cách cầm nào cũng có cái lợi và cái hại. Như cách cầm ngón cái kẹp thì ta cũng phải mất thời gian và nổ lực bản thân để đáp ứng. Nếu phong cách là, chả khi nào thổi 10 lỗ thì cứ cầm ngón cái chìa cho nó nhanh. Như vậy không có cách nào đúng, cách nào sai. Chỉ là cách nào phù hợp nhất thì làm. Phù hợp thì phải phù hợp đủ thứ. phù hợp với người, với nhạc cụ, với bài nhạc mà cho ra một một quyết định cuối cùng về cách cầm.
- Phù hợp với cây sáo hoặc cây tiêu cụ thể. Như sáo 10 lỗ không thể cầm ngón chìa. Có những cây bát khổng lớn quá thì không thể bấm bằng đầu ngón tay đối với người ta quá ngắn (dĩ nhiên là nổ lực thì cũng có thể được, cái này con tùy người thổi đầu tư như thế nào). Hay một số tiêu làm lổ lệch qua 1 bênh thì khó lòng bấm bằng lóng tay.
- Phù hợp với phong cách người chơi. có thể hô nói ngón kẹp không linh hoạt, và họ lại không thổi 10 lỗ. Có thể họ nói bấm bằng đầu ngón không linh họat thì họ bấm bằng lóng tay, và nổ lực luyện tập thì tiết cũng hết xì....
- Đối với phong cách từng bài....cũng phân tích như trên.
Tóm lại tui thấy. Cái nào cũng có cái mạnh cái yếu. Cái dễ thì nhanh, ít mất thời gian. Nhưng lại hạn chế cái này cái kia... Cái khó thì mất thời gian, cần nổ lực bản thân nhưng lại dùng được cho nhiều thứ... Người giỏi nhất là cái nào cũng làm được và cho ra sản phẩm cuối cùng là bài nhạc hay. Còn người không giởi thì khôn khéo chọn lựa cái phù hợp nhất cho mình, cho cây tiêu cây sáo đang dùng, và cho bài nhạc mình đang thổi để cho ra sản phẩm cuối cùng là bài nhạc hay.
Ví dụ như tui, hiện nay không thổi cây bát khổng nào quá to, nên cứ bấm bằng đầu ngón cho lành. Nhưng nếu sau này tui thổi cây to quá, buộc phải dùng lóng, thì tui phải nổ lực để khộng bị sì khi bấm lóng. Hoặc tui không dùng cây to , mà dùng cây nhỏ, nhưng bài tui thổi cần nhanh, linh hoạt. Lúc đó lại phải thẳng ngón tay ra hoặc cố gắng tập chạy được nhanh trên cách bấm đầu ngón... còn tùy thuộc vào tui khi tui quyết định đầu tư cho cái nào.


RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - cuongcemp - 05-08-2013

Em đã qua 2 cách này..đầu tiên bấm bằng đầu ngón tay giống Lý văn Vệ..nhưng khi xem video hướng dẫn của 1 cao nhân thổi tiêu trung quốc hướng dẫn cách cầm, em nhờ người dịch hộ thì bấm ở các đầu ngón tay là không khoa học, không tốt vì máu không lưu thông tuần hoàn, nhất là ở các ngón của bàn tay phải * đối với người thuận tay phải nhé* còn bàn tay trái gần người lên bấm sao cũng được....bây giờ thì em quen bấm ở giữa đốt ngón tay rồi thấy thoải mái hơn...em xin đóng góp chút ý kiến học hỏi các a...


RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - Cô Khách - 05-08-2013

Tôi có vài ý kiến.Ngày xưa cách đây hơn 6 năm, tôi và Lee đi mua cây tiêu bát khổng đầu tiên,nhìn các lỗ của nó mà không biết bấm thế nào nhưng cũng mua về và tự mày mò ra chơi những bài nhạc yêu thích, sau 1 ngày mày mò tôi đã tạm bấm được thế bấm của nó và chơi những bản trong hồng lâu mộng, khi đó là cây tiêu rê nên tôi tập bấm đầu ngón tay,đương nhiên là tập theo kiểu bấm của sáo rồi,một điều khó khăn đó là rất mỏi tay, điều này càng thể hiện khi tôi chơi cây tiêu Đô, to hơn và khoảng cách các lỗ rộng hơn, rất hay bị hở lỗ bịt và tắt tiếng ở ngón áp út tức là nốt rê, và khi về lại nốt đô thì hay bị tắt tiếng do hở tay bấm,ngoài ra còn rất mỏi tay, không thể chơi đủ hết bài được, về cuối bài hay bị đuối tay và run,khó khăn để thể hiện toàn bộ bài nhạc.
Tôi nhớ năm 2007, khi có đại hội đàn tranh châu á lần đầu tiên, khi tôi được gặp và giao lưu với nghệ sĩ của đoàn quảng châu trung quốc,anh ta thổi tiêu và tôi có đưa cây tiêu của mình cho anh ta tets,qua sự phiên dịch của vợ bác saotruc. anh ta chỉ cách bấm bằng đốt ngon tay và bảo tôi hay tập theo kiểu bấm ấy, tôi thấy rất khó khăn và khó bấm trúng các nốt vì đã quen bấm bằng đầu ngón tay,nhưng tôi quyết tâm sửa, và sau vài ngày luyện tập, tôi đã dần quen với kiểu bấm mới, đồng thời tôi cũng xem các video về tiêu của TQ, các nghệ sĩ đều bấm theo thế như vậy,sau khi đã quen thì tôi thấy cái lợi của thế bấm mới này
-Tay bấm được thoải mái hơn, không bị mỏi
-Tay có thể linh hoạt, phóng khoáng hơn, ngón tay bấm mở 1 cách tự nhiên mà không sợ bị hụt
-khi mở ngón mượt hơn,tạo cảm giác liền mạch giữa các nốt nhạc và không bị ngắt đoạn như khi bấm ở đầu ngón( Lưu ý tiêu chơi những bản trầm buồn và chậm thì thế bấm và hiệu quả của nó rất phù hợp cho sự liền mạch và miên man u buồn của bài nhạc, khác với nhạc tây thì nốt phải rõ ràng, vậy nhạc tây bấm ở đầu ngon tay nó sẽ cho ra nốt nhạc rõ ràng hơn. đây là phân biệt hai phong cách khác nhau)
-Phong thái của người chơi tiêu, bấm giữa đốt thì cách bạn cầm tiêu cũng tiêu sái hơn, tạo ra sự thoải mái phóng khoáng khi các ngón tay nhẹ nhàng lướt trên từng nốt nhạc,hai tay cầm tiêu dang rộng ra,lưng thẳng và đầu ngẩng lên hướng về phía trước, các bạn thử xem mấy video tiêu của nghệ sĩ TQ sẽ rõ.
Như vậy rõ ràng khi người ta tạo ra tiêu 8 lỗ và thế bấm ở đốt tay, nó sẽ phụ hợp và phát huy hết khác năng cũng như cái tinh túy của loại tiêu này.nếu bạn chọn hệ này thì cách bấm như vậy là phù hợp nhất,nó là kinh nghiệm được đúc kết qua bao nhiêu thế hệ và được chấp nhận đại trà như ngày hôm nay thì dĩ nhiên đều có đạo lý của nó, còn có thể có ai đó có thể nghiên cứu và cải tiến có tính đột phá hơn thì dĩ nhiên đang chờ đón điều đó.



RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - harryporbeo127 - 08-02-2013

-Theo em thấy thì các cách cầm tiêu trên nó cũng bị chi phối 1 phần bởi thói wen và dộ dài của ngón tay người chơi nữa...trên nhưng cây tiêu trầm thì những nguơig có ngón tay ngắn thì bấm bằng đầu ngón tay là cả vấn đề và thêm nữa là ngón ko linh hoạt..
-Trong khi biểu diện thì theo nhận định riêng của em là cách cầm tiêu bằng đốt ngón tay sẽ tạo sự vững vàng, lướt ngón linh hoạt và..............đẹp Smile)
-Chốt lại thì em thấy rằng cách cầm tiêu bằng đầu ngón tay hay đốt là do thói quen của mỗi người và độ dài ngắn của ngón tay

Trên đây là vài lời viết theo nhận xét của tiểu đệ, mong các tiền bối chỉ giáo thêm, tiểu đệ còn rất mơ....thân.



RE: Nhận định về cách cầm tiêu TQ ở bàn tay phải - vinhnguyen - 08-12-2013

Lúc đầu nhờ kts Chuyên chỉ là bấm bằng lóng tay theo hệ bát khổng nhưng bấm hoài không kín vì dân làm cơ khí tay không đầy cục mịt nên chuyển qua hệ 4,2 thì ngón cái phải làm viêc không được tốt và đau, và bây giờ thì làm theo cơ thể mình chẳng theo ai, cách cầm theo hệ Việt nam còn lỗ bấm theo bát khổng vị trí lỗ tự do chổ nào làm cho mình cảm thấy thoải mái và thuận tiện là khoan ngay chổ đó. Do đó các lỗ chẳng giống ai xéo qua xéo lai