[Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - Bản rút gọn +- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net) +-- Diễn đàn: Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=14) +--- Diễn đàn: Nhạc cụ khác (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=22) +--- Chủ đề: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới (/showthread.php?tid=2304) |
[Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - Sáo Nghệ - 11-24-2012 I. Lời mở đầu Tham gia diễn đàn DamSan cũng đã một thời gian rồi, nhưng thiết nghĩ mình vẫn chưa hề đóng góp một chút gì cho mái nhà này, nên hôm nay em mới mạo muội thành lập chủ đề về nhạc cụ tổng hợp này, với mục đích để mọi người cùng nhau chia sẻ kiến thức về nhạc cụ trên toàn thế giới của mình. Mong được anh em DamSan hưởng ứng! II. Về việc đăng tải tài liệu Khuyến khích mọi người tự nghiên cứu tìm tòi và viết tài liệu cho anh em tham khảo, nên chèn thêm hình ảnh và video (hay audio) nếu có thể và khuyến khích bổ sung thêm về tư liệu cho nhau. Ngoài ra có thể dịch từ các tài liệu nước ngoài hoặc trích dẫn tài liệu của người khác và xin ghi lại nguồn các tài liệu ấy. III. Tài liệu nhạc cụ A. Bộ Gỗ Shinobue - Nhật Bản Suona - Trung Quốc B. Bộ Đồng C. Bộ Dây Shamisen - Nhật Bản D. Bộ Gõ E. Tài liệu bổ sung ... RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - Sáo Nghệ - 11-28-2012 FUE - 笛 ( Sáo Nhật Bản ) Fue là cách gọi phân loại chung cho sáo truyền thống của Nhật Bản, có nhiều chủng loại và thường được làm ở các tông cao. Hầu hết các loại sáo đều được làm từ trúc Nhật (shinobue), sơn đỏ lòng trong và cuốn dây. Phổ biến nhất là shakuhachi. Fue được chia làm hai nhánh – thổi ngang và thổi dọc. Các loại sáo Nhật có thể là bắt nguồn từ loại sáo quạt Trung Quốc – paixiao. Sáo Nhật thường được dùng trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản và trong suizen – một kỹ thuật ngồi thiền của Phật giáo Đại thừa Nhật Bản. Các loại sáo Nhật Bản: -Shakuhachi ( thông dụng nhất và lâu đời nhất ) -Hotchiku ( cùng nguyên liệu với Shakuhachi ) -Hichikiri ( một loại sáo đặc trưng – dăm kép ) -Gakubue ( một loại fue truyền thống ) -Komabue ( loại sáo dùng trong nhã nhạc cung đình – gagaku ) -Ryuteki ( loại sáo Nhật mà nguồn gốc có thể xuất phát từ Trung Quốc, được cho là có âm thanh tượng trưng cho sự xuất hiện của rồng ) -Nokan ( dùng trong dàn nhạc hayashi ) -Shinobue ( dùng trong dàn nhạc đệm kabuki ) -Kagurabue ( dùng trong nhạc mikagura, là loại dài nhất - 45.5cm ) -Minteki/Seiteki ( dùng trong nhạc lễ ) ________________________________________ Bài viết có tham khảo từ Wikipedia.org RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - Sáo Nghệ - 12-24-2012 SUONA ( 唢呐 ) - Kèn loa Suona là loại nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc, ở Việt Nam còn gọi là kèn đám ma, kèn loa, kèn bóp,... Cấu tạo của kèn gồm: dăm kèn (dăm kép), vong kèn (ống kim loại), thân kèn và loa kèn. -Dăm kèn: bộ phận quan trọng nhất của kèn, làm từ ống sậy mềm, phần trên vát mỏng, một đầu bóp dẹt, cuối dăm để tròn để cắm vào vong kèn. Dăm kèn quyết định màu âm đẹp xấu của kèn, cứng quá khó thổi âm trầm, mềm quá khó thổi âm cao. -Vong kèn: một ống làm bằng kim loại nối liền thân kèn và dăm kèn. -Thân kèn (suốt kèn): một ống gỗ rỗng dài khoảng 25cm đến 30cm, có dạng thuôn (conical). Trên ống thân có 7 lỗ bấm cách đều nhau ở phía trên và 1 lỗ phía dưới do ngón cái đảm nhiệm.Thông thường người ta chỉ sử dụng 7 lỗ bấm ở trên lưng ống, lỗ phía dưới thân ống chỉ được dùng cân tạo âm cao ở quãng tám. -Loa kèn (bát kèn): làm bằng gỗ hoặc kim loại (ở Việt Nam có loại làm bằng trái bầu khô), hình chóp cụt. Vào khoảng giữa thế kỉ XX, đã có một số phiên bản hiện đại hoá của suona (hệ thống keys của phương Tây) để kèn có thể chơi thăng giáng tiện lợi. Ngoài Trung Quốc loại kèn này còn xuất hiện ở một số nước châu Á: -Việt Nam: kèn đám ma, kèn loa,... -Hàn Quốc: taepyeongso -Nhật Bản: charumera -Ấn Độ và Iran -Cuba: trompeta china Ở châu Âu tên gọi chung cho loại kèn dăm kép là Oboes. Suona có âm sắc đặc trưng, khoẻ, vang và hơi chói ở các âm cao, đôi lúc có thể mang âm bi thảm. Khoảng âm dưới: âm thanh hơi rè, diễn tả tình cảm bi thiết. Khoảng âm giữa: âm thanh vang, trong sáng, hùng mạnh. Khoảng âm cao: âm thanh sắc nhọn, chói chang. ------------------------------------ Bài viết có tham khảo từ Wikipedia.org RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - Sáo Nghệ - 01-16-2013 SHAMISEN (三味線) - Đàn tam vị tuyến Shamisen là một loại đàn của Nhật Bản, ba dây, sử dụng một miếng gảy gọi là bachi. Đàn shamisen gồm có: thùng đàn, dọc đàn (cổ đàn) không có ngăn phím. Dây đàn ngày xưa được làm từ lụa, nay thường được làm bằng nylon. Thùng đàn được bọc da cả hai mặt. Có ba cách lên dây đàn phổ biến: -Honchoshi (D , G , D) -Ni Agari (D , A , D -San Sagari (D , G , C) Ngoài những cách lên dây cơ bản trên, đàn shamisen vẫn có thể lên dây tuỳ theo ý thích của người chơi đàn, hoặc lên dây đệm theo giọng của ca sĩ. Đàn shamisen có ba kích cỡ chính: -Hosozao (cổ tiểu) -Chuzao (cổ trung) -Futozao (cổ đại) Và các loại đàn chính: -Nagauta -Jiuta -Min'yo -Kouta -Hauta -Shinnai -Tokiwazu -Kiyomoto -Gidayu -Tsugaru Đàn shamisen có âm sắc đặc trưng, tiếng đàn tươi sáng nhưng cũng có thể mang tính chất u buồn theo bài nhạc. RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - ngocle - 01-16-2013 @Sáo Nghệ "San Agari (D , G , C)" ⇒"San sagari" chứ không phải Agari bạn. San sagari tức là dây số 3 hạ xuống 1 cung so với Honchoshi. Ở đây Honchoshi là D G D(nên dây số 3 là D). ⇒"San sagari" hạ D xuống 1 cung sẽ thành C. Do vậy sẽ trở thành D , G , C như bạn đã ghi. RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - Sáo Nghệ - 01-18-2013 (01-16-2013, 02:21 PM)ngocle Đã viết: @Sáo Nghệ Cảm ơn bạn rất nhiều, mình sẽ sửa ngay RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - smallshrimp - 03-03-2013 có bác nào có tài liệu về sáo mỹ ko? em đang tìm hiểu mà ko thấy.. RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - dark1047 - 03-04-2013 3 cây đầu là sáo ấn độ [bansuri] cây thứ 4 là sáo mỹ [American Native Flute] 3 cây tiếp theo là saxophone baamboo cái nhỏ nhỏ kêu ríu rít như chim Khẩu Tiêu [tạm gọi là như vậy] cây như harmonica mà thổi vô hình như là Khẩu Địch tiếp theo là sáo quạt [pan flute] cuối cùng là cái ống to to khoét nhiều lỗ bỏ vào trong những viên kim loại để nó dao động với nhau tạo thành âm thanh Còn thiếu cái gì anh em góp ý bổ sung để em bổ sung thêm hihi Thêm 1 clip cho anh em RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - Sáo Nghệ - 03-04-2013 Rất cám ơn bạn dark1047 vì những video đóng góp này, nếu mình không nhầm là của Erik The Flutemaker! (03-03-2013, 01:28 PM)smallshrimp Đã viết: có bác nào có tài liệu về sáo mỹ ko? em đang tìm hiểu mà ko thấy.. Sáo Mỹ - Native American Flute Sáo Mỹ là một loại sáo dọc đặc trưng của thổ dân da đỏ ở châu Mỹ. Loại sáo này được thiết kế theo kiểu có rãnh nhỏ tạo âm, có tầng âm trầm, ấm (từ C2 – A5: 3,5 quãng tám), diễn tả tốt cảnh núi rừng hay thảo nguyên của đất Mỹ. Cách thổi của loại sáo này tương đương với sáo dọc bình thường: người chơi ngậm phần đầu thổi của nó và thổi vào một khe nhỏ, làn hơi sẽ đi qua một đường rãnh nhỏ hơn, đến một đoạn được vát cạnh nghiêng khoảng 30-35 độ thì làn hơi cắt tại đó tạo ra âm thanh. RE: [Tài liệu chung]Các loại nhạc cụ trên toàn thế giới - lehuuhung - 03-26-2017 Kèn thau. Cùng với các nhạc cụ không tuân thủ thang âm 2 bán cung CDEFGABC, kèn thau cũng có thang âm dị biệt tương đồng với kèn sanarai, dàn cồng, đàn thuyền Kh'me. Chỉ giữ lại quãng 8 và át âm tự nhiên, còn lại chia theo âm bình quân luật. Kèn thau cùng kèn đại thường sử dụng trong diễn tấu nhạc lễ đạo Cao Đài. |